Hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nƣớc về đất đa

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tìm hiểu các quy định của pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong sản xuất kinh doanh (Trang 58 - 60)

60

Thứ nhất: các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai cần phải có sự phối hợp một cách nhịp nhàng, đồng bộ, khắc phục tình trạng phân cấp thực hiện chức năng chưa hợp lý, còn chồng chéo nhau về thẩm quyền giữa các ngành, các cấp. Sự thiếu sót đó dẫn đến việc nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia vào các công việc, không có sự chuyên môn hóa nên không làm hết trách nhiệm, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và gây ra nhiều sách nhiễu trong quá trình, thủ tục góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân.

Thứ hai: cần nâng cao năng lực, trình độ kèm theo trách nhiệm của cán bộ, công chức làm về địa chính. Trong giải pháp nhằm đưa Luật Đất đai đi vào đời sống thực tế có giải pháp về nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức làm về công tác địa chính, tuy nhiên trong thời gian vừa qua, giải pháp này còn thực hiện chưa tốt, đó là đội ngũ cán bộ này còn quá mỏng, tổ chức thường xuyên bộ thay đổi, trình độ chuyên môn còn rất hạn chế, trong khi đó nhiều nội dung quy định trong pháp luật về đất đai có sự thay đổi. Luật Đất đai năm 2003 quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất trong cả nước về quản lý đất đai. Tuy nhiên, trên thực tế các cơ quan tài nguyên và môi trường ở cấp xã, huyện chưa được kiện toàn về tổ chức và chức năng nhiệm vụ để hoạt động, đo đó tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của ngành tài nguyên và môi trường chưa được tổ chức thống nhất từ trương ương đển địa phương. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tớ cần nhanh chóng hoàn thiện tổ chức và chức năng, nhiệm vụ cho các tổ chức tài nguyên và môi trường ở địa phương.

Thứ ba: tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về đất đai: không những tinh giảm, thuận tiện mà còn phải chặt chẽ, hiệu quả; Nhà nước vẫn quản lý điều tiết được tổng vốn đất, nhưng người sử dụng không còn phải “chạy” qua nhiều “cửa” để làm các thủ tục về đất đai, trong đó có việc góp vốn bằng giá trị quyền sử

61

dụng đất vào sản xuất, kinh doanh. Nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính quốc gia, cải cách thể chế hành chính Nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Tiến trình cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chính sách “một cửa” trong lĩnh vực đất đai thông qua văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, văn phòng tư vấn đang được áp dụng đã đạt được kết quả ban đầu. Tuy nhiên, trên thực tế các thủ tục hành chính còn quá nhiều phiền hà, phức tạp gây khó khăn cho doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện một trong các quyền năng mà pháp luật về đất đai đã quy định cho, đó là quyền được dùng quyền sử dụng đất để góp vốn vào sản xuất, kinh doanh.

Thứ bốn: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai. Đây là một lĩnh vực rất phức tạp và nhạy cảm trong giai đoạn hiện nay, xuất phát về lợi ích kinh tế khi phát sinh một giao dịch về đất đai, trong đó có giao dịch về góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào sản xuất, kinh doanh. Phải có đội ngũ cán bộ, công chức chuyên làm công tác thanh tra công vụ về đất đai, đi cùng với nó là các chế tài phải được dùng để xử lý các hành vi cố tình chây ỳ, thực hiện không đúng theo các quy định hiện hành.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tìm hiểu các quy định của pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong sản xuất kinh doanh (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)