Tình hình huy động tiền gửi cá nhân theo mục đíc h:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn bằng tiền gửi cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đà nẵng qua 3 năm 2014 – 2016 (Trang 37 - 42)

Cơ cấu nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư theo hình thức tiền gửi được thể hiện qua bảng 2.5 và biểu đồ 2.2 sau đây:

Bảng 2.5: Tình hình huy động nguồn vốn từ tiền gửi cá nhân theo mục đích tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 2014-2016

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch

2014/2015 Chênh lệch 2015/2016 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%)

1.Tiền gửi tiết kiệm 1.075 88,63 1.311 92,16 1.572 99,00 236.122 21,96 261.292 19,92

TGTK không kỳ hạn 1.924 0,16 2.436 0,17 3.509 0,22 512 26,64 1.073 44,04

TGTK có kỳ hạn 1.073.550 88,48 1.309.159 91,98 1.569.378 98,78 235.609 21,95 260.219 19,84

2.Tiền gửi thanh toán 137.915 11,37 111.646 7,84 15.888 1,00 (26.269) (19,05) (95.758) (85,77)

Tổng 1.213.388 1.423.241 1.588.775

(Nguồn: Phòng bán lẻ ngân hàng VietinBank – CN Đà Nẵng)

Biểu đồ 2.2:Tình hình huy động vốn theo mục đích tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 2014 – 2016

Nhằm vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy tình hình huy động tiền gửi cá nhân theo mục đích tăng đều qua 3 năm. Trong khi tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao tổng tiền gửi cá nhân thì tiền gửi thanh toán vẫn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm.

Về tiền gửi tiết kiệm: năm 2014 lượng tiền tiết kiệm mà chi nhánh huy động được là 1.075.474 triệu đồng chiếm tỷ trọng 88.63% trong tổng nguồn vốn huy động từ dân cư. Con số này cũng chưa thực sự cao so với chỉ tiêu đặt ra của ngân hàng. Nguyên nhân là do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế vào năm 2014 làm cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, người dân có phần hạn chế hơn trong việc gửi tiền tiết kiệm tại chi nhánh. Năm 2015 khi nền kinh tế đã có sự ổn định thì lượng tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh đã tăng lên đáng kể và đạt được 1.311.595 triệu đồng, chiếm 92,16% trong tổng tiền gửi khách hàng cá nhân, tăng 21,96% so với năm 2014. Đến năm 2016 thì lượng tiền tiết kiệm tăng lên 1.572.887 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99% trong tổng tiền gửi khách hàng cá nhân. Đây đúng là một con số ấn tượng đối với tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh. Trong tiền gửi tiết kiệm thì TGTK có kỳ hạn lại chiếm tỷ trọng cao hơn so với TGTK không kỳ hạn. Cụ thể, năm 2014 TGTK có kỳ hạn chiếm 88,48% trong tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi cá nhân. Năm 2015, lượng tiền từ TGTK có kỳ hạn đạt 1.309.159 triệu đồng, tăng 21,95% so

với năm 2014. Đến năm 2016 lượng TGTK có kỳ hạn tăng lên đáng kể đạt 1.569.378 triệu đồng, tăng 260.219 triệu đồng so với năm 2015 và chiếm tỷ trọng 98,78% trong tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi cá nhân.

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp nhưng đã có xu hướng tăng qua 3 năm 2014 – 2016. Năm 2014 lượng TGTK không kỳ hạn đạt 2.436 triệu đồng, tăng 512 triệu đồng so với năm 2014. Bước sang năm 2014, lượng TGTK không kỳ hạn lại tiếp tục tăng lên đạt 3.509 triệu đồng, với tốc độ tăng 44,04% so với năm 2015.

Đối với tiền gửi thanh toán, hình thức gửi tiền này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi cá nhân. Năm 2014, tiền gửi thanh toán đạt 137.915 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 11,37% trong tổng tiền gửi cá nhân. Nhưng đến năm 2015 lại giảm xuống còn 111.646 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 19,05% so với năm 2014 và năm 2016 giảm 85,77% so với năm 2015. Huy động vốn từ khách hàng cá nhân bằng tiền gửi thanh toán đều nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thanh toán cho người dân nên nguồn vốn huy động này còn hạn hẹp, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của chi nhánh.

2.2.2.3.Phân tích tình hình huy động tiền gửi cá nhân theo kỳ hạn :

Để đa dạng hơn trong hình thức gửi tiền và tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong việc chủ động được thời gian gửi tiền thì ngân hàng đã đưa ra nhiều kỳ hạn khác nhau để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Dưới đây là bảng số liệu và biều đồ tình hình huy động từ tiền gửi cá nhân theo kỳ hạn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2014 – 2016

SVTH: Lê Thị Thùy Dung Trang 32

Bảng 2.6: Tình hình huy động nguồn vốn từ tiền gửi cá nhân theo kỳ hạn tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 2014-2016

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch

2014/2015 Chênh lệch 2015/2016 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) TG không kỳ hạn 139.838 11,52 114.082 8,02 19.397 1,22 (25.757) (18,42) (94.685) (83,00) TG có kỳ hạn 1.073.550 88,48 1.309.156 91,98 1.569.378 98,78 235.606 21,95 260.222 19,88 Ngắn hạn 842.629 69,44 1.075.081 75,54 1.416.049 89,13 232.452 27,59 340.968 31,72 Trung – Dài hạn 230.921 19,03 234.074 16,45 153.329 9,65 3.154 1,37 (80.746) (34,50) TGTK khác - - - - - Tổng 1.213.388 1.423.237 1.588.77 5 209.849 165.538

Biểu đồ 2.3:Tình hình huy động vốn từ tiền gửi cá nhân theo kỳ hạn tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 2014 –

2016

Qua biểu đồ và bảng tính về tình hình huy động nguồn vốn từ tiền gửi cá nhân theo kỳ hạn tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng ta thấy,

Về tiền gửi tiết kiệm: Nguồn tiền tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp từ 1,22% -1,1,52%. Qua 3 năm thì tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có xu hướng giảm dần, năm 2015 giảm 25.757 triệu đồng với tốc độ giảm 18,42% so với năm 2014. Đến năm 2016 giảm 94.685 triệu đồng với tốc độ giảm 83% so với năm 2015. Về tiền gửi có kỳ hạn thì ngược lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân, năm 2014 đạt lượng tiền gửi có kỳ hạn là 1.073.550 triệu đồng chiếm tỷ trọng 88,48%. Lượng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có tốc độ tăng trưởng qua 3 năm, năm 2015 tăng 21,95% so với năm 2014 và năm 2016 tốc độ tăng là 19,88% so với năm 2015.. Có được kết quả như vậy là do người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của gửi tiền có kỳ hạn với mức lãi suất cao và độ an toàn cao.

Trong tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hốn với tiền gửi trung và dài hạn. Nguồn tiền gửi ngắn hạn có mức tăng trưởng khá nhanh, năm sau cao hơn năm trước, với mức tăng trưởng vào năm 2015 là 27,59% so với năm 2014, năm 2016 tăng 31,72% so với năm 2015.Đây là loại tiền gửi có mức lãi

SVTH: Lê Thị Thùy Dung Trang 34

suất linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng có cơ cấu cao ( tỷ trọng 78,94% – 90,23%) và đang có xu hướng tăng. Điều này có được là do chi nhánh đang thực hiện đa dạng hoá các loại tiền gửi và nhiều hình thức trả lãi phong phú ( trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ…) và đưa ra một số sản phẩm mới. Đối với tiền gửi trung và dài hạn mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng cũng đống góp đáng kể vào doanh số hằng năm của ngân hàng và có xu hướng ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn bằng tiền gửi cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đà nẵng qua 3 năm 2014 – 2016 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w