Thanh lí hợp đồng

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG hóa tại CÔNG TY TNHH DASADA (Trang 33 - 38)

Bộ phận thực hiện: Người chịu trách nhiệm ký hợp đồng ( nhân viên phòng Sale & Marketing hoặc Giám đốc).

Thanh lý hợp đồng đúng hạn: Sau khi nhận hàng về nhập kho, nhân viên Phòng Xuất nhập khẩu kiểm tra hàng, nếu tình trạng lô hàng hoàn toàn bình thường như trong hợp đồng ngoại thương thì hợp đồng sẽ kết thúc sau khi thanh toán đầy đủ cho lô hàng.

Công ty TNHH DASADA và Đối tác tham gia ký kết hợp đồng cố gắng hoàn thành nghĩa vụ của mình trước thời hạn hợp đồng quy định.

Do một trong hai bên huỷ hợp đồng. Tất nhiên, bên huỷ hợp đồng sẽ chịu mức bồi thường cho đối tác mà hai bên đã thoả thuận trong bản hợp đồng ngoại thương.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp như: thiếu hàng, hàng không đúng phẩm chất, hàng bị đổ vỡ… Công ty TNHH DASADA sẽ tiến hành thoả thuận, đàm phán với Đối tác để được giảm giá, trả hàng hoặc bồi thường tổn thất…Sau khi hai bên tiến thoả thuận xong và tiến hành thủ tục bồi thường thì hợp đồng được thanh lý.

2.2.5 Đánh giá chung về quy trình nhập khẩu hàng hóa của Công ty TNHH

DASDA

Những thành tựu đạt được

Là một trong những hàng hóa nhập khẩu chủ lực của nước ta trong nhiều năm qua, Công ty TNHH DASADA đã góp phần vào sự phát triển về kinh tế - xã hội của nước nhà trong những năm qua. Cùng với sự phát triển đó, hàng hóa của Công ty TNHH DASADA trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như:

Kim ngạch nhập khẩu

Trong thời gian qua có thể thấy kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Công ty tăng với tốc độ tương đối cao.

Theo số liệu bảng 1.3, giai đoạn 2018 - 2020 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Công ty tăng bình quân 91,67%/năm, có thể thấy qua từng năm kim ngạch nhập khẩu của Công ty ngày càng đóng góp không nhỏ vào thu nhập của toàn Công ty trong thời gian qua. Năm 2018 doanh thu từ hoạt động nhập khẩu đóng góp khoảng 37,41% vào doanh thu của toàn Công ty, năm 2020 là năm có kim ngạch nhập khẩu vượt bậc so với hai năm trước đó đóng góp khoảng 42,57%, cho thấy Công ty đã có nhiều cải tiến trong việc tổ chức cũng như việc thực hiện hoạt động nhập khẩu kinh doanh.

Việc ký kết và thực hiện hợp đồng

Trong thời gian gần đây việc ký kết hợp đồng với các khách hàng trên thị trường cũng như công tác tổ chức thực hiện hợp đồng đã được cải tiến rất nhiều,

nhiều kinh nghiệm từ việc thực hiện này. Trong những năm gần đây số lượng các hợp đồng mà Công ty đã ký kết ngày càng tăng như năm 2018 có khoảng 33 hợp đồng, năm 2019 tăng thêm 9 hợp đồng so với cùng kỳ năm trước và năm 2020 đạt khoảng 65 hợp đồng nhập khẩu. Bình quân giá trị của mỗi hợp đồng năm 2018 khoảng 35.672 USD/hợp đồng, năm 2019 khoảng 38.461 USD/hợp đồng và năm 2020 khoảng 67.798 USD/hợp đồng.

Về chất lượng sản phẩm

Công ty đă chú trọng lựa chọn những đối tác có uy tín, có khả năng để khẳng định chất lượng sản phẩm của mình, giám sát các đơn vị nhập khẩu cho công ty. Công ty đã bàn giao các kĩ thuật láp ráp cho các đơn vị với giá hữu nghị nhằm giúp các đơn vị này nâng cao tay nghề để chất lượng sản phẩm có giá trị.

Giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, công ty đã thực hiện các thanh toán hấp dẫn như: thanh toán trả chậm, thanh toán theo từng lô hàng nhưng có điều kiện ràng buộc, thanh toán T/T. Với công tác thiết kế thì công ty chủ động tìm kiếm các mẫu mã mới để giới thiệu với khách hàng.

Về nguồn vốn

Công ty đã có mối quan hệ lâu dài với các ngân hàng. Tiếp bước trên nền tảng cũ, mối quan hệ làm ăn của công ty với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho công ty dễ dàng khi huy động vốn cho hoạt động nhập khẩu.

Những mặt hạn chế

Về công tác nghiên cứu thị thị trường

Vấn đề công tác nghiên cứu thị trường nhập khẩu hàng hóa Công ty còn nhiều bất cập, chủ yếu nghiên cứu dưới dạng văn phòng là chính, vì vậy thông tin về thị trường thu thập còn hạn chế và mức độ chính xác không cao. Đội ngũ nhân viên phục vụ cho công tác nghiên cứu dự báo thị trường chưa rõ ràng, hiện tại công việc này do nhân viên Xuất nhập khẩu đảm nhiệm là anh Tâm và chị Hiền.

Về quy mô thị trường nhập khẩu

Hiện tại quy mô thị trường nhập khẩu chỉ tập trung vào một vài thị trường như nhiều nhất vài thị trường như: Trung Quốc, Hàn Quốc, … và một số thị trường nhỏ

khác. Đây là hạn chế nhất của Công ty vì với một thị trường đầy tiềm năng về ngành Otô mà Công ty mới chỉ khai thác được vài thị trường chính.

Về cơ cấu hàng hóa

Có thể dựa vào bảng 1.4 có thể thấy cơ cấu hàng hóa của Công ty chưa phong phú, không đồng đều. Chỉ tập trung vào một số mặt hàng nhất định như: hộp số, ắc quy, đèn led, và một số mặt hàng khác là chủ yếu. Trong thời gian vừa qua thì năm 2020 là năm có cơ cấu hàng hóa nhập khẩu nhiều thêm một phần, hai năm trước đó cơ cấu hàng hóa nhập khẩu ảm đạm nhất của Công ty trong giai đoạn 2018 - 2020.

Hình thức xác định giá

Đối với Công ty một hạn chế lớn đó là Công ty nhập khẩu hàng hóa với giá FOB (Incoterm 2000). Vì trong thời gian qua Công ty gặp khó khăn trong công tác thuê phương tiện vận chuyển hàng hóa cho nước xuất khẩu nên mặt dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận đạt được không quá cao.

Về công tác xúc tiến hỗn hợp

Đa số hợp đồng được ký kết qua mail và fax nên chỉ bao gồm một số điều kiện cơ bản. Khi xảy ra tổn thất thiệt hại, công ty thường đàm phán để được hạ giá hàng hoá chứ đàm phán đòi bồi thường không mang lại hiệu quả. Sử dụng thời gian đàm phán hợp đồng chưa hiệu quả, làm tốn nhiều nhân lực, thời gian và chi phí cho công ty.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất phải kể đến đó là, những chính sách thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩucủa Việt Nam vẫn còn khắc khe như: Mặc dù đã giành cho Việt Nam sự ưu đãi về thuế quan phổ cập và quy chế tối huệ quốc, song kèm theo đó là những ràng buộc về chất lượng là chủ yếu.

Thứ hai, phụ tùng và linh kiện của nước ta hiện đang chịu sự quản lý bằng hạn ngạch, tuy nhiên việc phân bổ hạn ngạch chưa hợp lý, dẫn tới một số doanh nghiệp thì thiếu còn một số lại thừa điều này ảnh hưởng đến việc cân đối thị trường.

Thứ ba, là thông tin về thị trường còn yếu và thiếu. Hiện tại chúng ta mới chỉ có hai cơ quan xúc tiến thương mại là Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam và Cơ Quan Tham Tán Thương Mại của Bộ Thương Mại nên việc giải quyết cũng như những thông tin thay đổi hàng ngày, hàng giờ còn nhiều chậm trễ.

Thứ tư, nhà nước ta chưa có những dự án đầu tư cũng như quy hoạch tổng thể cho các doanh nghiệp sản xuất và chế tạo động cơ, nên hiện tại các doanh nghiệp chúng ta cò phải nhập khẩu rất nhiều hàng hóa đắt tiền để phục vụ cho khách hàng, vì vậy phần nào làm giảm khả năng cạnh tranh về giá bán của nước ta trên thị trường quốc tế cũng như nội địa

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Trong những năm qua khi nhập khẩu hàng hóa Công ty TNHH DASADA chưa thiết lập được mối quan hệ với nhà vận tải cho thuê phương tiện vận chuyển hàng hóa quốc tế, hơn nữa Công ty không có đủ khả năng tài chính để chấp nhận những rủi ro lớn khi tự mình thực hiện việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu.

Thứ hai, khả năng huy động vốn và sử dụng vốn của Công ty còn nhiều hạn chế. Điều này cho thấy khả năng tích lũy của Công ty chưa cao.

Thứ ba, là khả năng cạnh tranh của sản phẩm của Công ty còn thấp. Do các Công ty trong nước có những viện sản xuất tạo mẫu mã sản phẩm, chế tạo động cơ, máy móc thiết bị . Hiện tại Công ty đang có kế hoạch mở phân xưởng sản xuất động cơ, linh kiện, phụ tùng xe, sữa chửa và dạy kĩ thuật láp ráp nhưng lại gặp khó khăn trong việc lựa chọn địa điểm và nguồn nhân lực cũng như nguồn vốn còn hạn chế.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY THHH DASADA

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG hóa tại CÔNG TY TNHH DASADA (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w