Để việc đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa đạt hiệuquả cao nhất, công ty cần sựhỗtrợ của nhà nước trong việc tạo ra môitrường ngành và các chính sách thuận lợi. Nhà nước nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp theo hướng dưới đây.
3.2.1.1 Cải cách thủ tục hải quan và các chính sách ưu đãi về thuế quan
Hiện nay, vấn đề về các thủ tục hải quan của Việt Nam có nhiều thay đổi, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần được giải quyết để hoàn thiện nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, cụ thể:
Cải cách thủ tục hải quan theo cơ chế một cửa, một dấu nhằm giảm tối đa thời gian cho các khâu thủ tục hành chính để đáp ứng thời gian giao hàng.
Thống nhất về vấn đề áp dụng mã thuế đối với nguyên, phụ liệu hàng may mặc ở các cửa khẩu hải quan khác nhau theo tiêu chuẩn phân loại hàng hóa của WTO.
Nâng cao tỷ lệ kiểm tra đối với hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu và giảm tỷ lệ kiểm tra xác suất để loại những hàng hóa không đạt tiêu chuẩn ngay tại cửa khẩu.
Bên cạnh đó, Thuế quan cũng sẽ tác động đến giá cả hàng hoá và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Giảm thuế là biện pháp mà các công ty trông đợi nhất ở chính sách thuế. Ngoài ra, nhà nước cũng cần giảm thuế VAT, thuế xuất khẩu giúp hạ giá thành sản phẩm.
Nhà nước phải có các văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp về việc thực thi luật thuế hay thông báo cho các doanh nghiệp khi có sự thay đổi
Hoàn thiện các quy định về thuế giúp các doanh nghiệp dễ dàng khi khai thuế và nộp thuế
Ngoài các chính sách trên, nhà nước cần cải cách các thủ tục Hải quan theo hướng đơn giản hoá nhằm tiết kiệm thời gian cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu.
Hỗ trợ cho các doanh nghiệp bằng việc lập các quỹ hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam.
Hay cập nhật các thông tin về luật pháp liên quan đến nhập khẩu hàng hóa.
3.2.2.2. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc huy động vốn
Vốn là nguồn lực hạn chế của các công ty khi muón mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Theo như dự kiến các doanh nghiệp cần đầu tư theo chiều sâu, phát triển sản xuất và thúc đẩy nhập khẩu. Do đó, nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn được dễ dàng và được ưu đãi thông qua:
- Phát triển hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế để tạo nguồn cung vốn phong phú.
- Nới lỏng các quy định về vay vốn như tỷ lệ thế chấp, ký quỹ ... - Có các ưu đãi về lãi suất.
- Thu hút nguồn vốn nước ngoài thông qua thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp cho ngành dệt may.
3.2.2.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu thị trường, xúc tiến và quảng bá sản phẩm.
Sự hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp trong công tác này được thể hiện qua công tác xúc tiến thương mại:
- Bộ Thương Mại nên tăng cường tổ chức hoặc liên hệ cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ chuyên ngành Oto, sự kiện ra mắt sản phẩm mới, các khóa học kĩ thuật láp ráp, và hỗ trợ cho các doanh nghiệp chi phí tham gia các sự kiện.
- Các cơ quan thuộc Chính Phủ sẽ đóng vai trò là cầu nối cho các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam với các nhà xuất khẩu có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Việt Nam. Việc gắn kết này sẽ giúp các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa giảm được các chi phí tìm kiếm bạn hàng và có được thông tin xác thực về nhu cầu xuất khẩu hàng của các nhà xuất khẩu.
- Tư vấn cho các nhà doanh nghiệp về cách điều tra thông tin hiệu quả nhất.
- Giúp đỡ các doanh nghiệp nhập khẩu trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy từ các dịch vụ cung cấp tin.
Với sự giúp đỡ trên của nhà nước, các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa sẽ được thuận lợi hơn rất nhiều trong quá trình thực hiện công tác nghiên cứu mở rộng thị trường, xúc tiến và quảng bá sản phẩm; giúp các doanh nghiệp giảm được các chi phí tài chính và rút ngắn được thời gian, tận dụng được cơ hội kinh doanh.
3.2.2.4 Đẩy mạnh việc áp dụng phần mềm thông qua điện tử
Ngành Hải quan trên cơ sở ứng dụng những thành tựu mới về công nghệ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, hướng tới Hải quan số, đáp ứng yêu cầu quản trị thông minh; quản lý doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh toàn diện từ khâu đầu đến khâu cuối; có khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành, doanh nghiệp và sẵn sàng trao đổi dữ liệu hải quan với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Qúa trình thực hiện nghiệp vụ hải quan, giúp quá trình ra quyết định, thông quan diễn ra nhanh chóng. Đồng thời giúp phân tích, đánh giá bất thường trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, làm cơ sở để đánh giá rủi ro, kiểm tra sau thông quan cũng như hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Đáp ứng các yêu cầu về thời gian thông quan hàng hóa, đồng thời sẽ cho phép cung cấp thông tin về doanh nghiệp, các mặt hàng thường xuyên xuất nhập khẩu, lịch sử tuân thủ pháp luật hải quan…và tự động phân tích với thông tin hàng hóa trên tờ khai hải quan để cảnh báo những bất thường cho công chức hải quan, hỗ trợ công chức hải quan và lãnh đạo trong việc ra quyết định đối với các lô hàng cụ thể.
Tổng cục Hải quan cũng sẽ tích cực tăng cường hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu quản lý nghiệp vụ. Trong đó, tập trung đẩy mạnh triển khai thanh toán điện tử, thực hiện quản lý hải quan tự động, quản lý thuế xuất nhập khẩu, quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan.
Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cơ quan Hải quan đã nâng cấp chương trình thanh toán nộp thuế điện tử 24/7 để triển khai Chương trình doanh nghiệp nhờ thu. Trong năm 2020, chương trình Doanh nghiệp nhờ thu sẽ được cơ quan Hải quan tiếp tục triển khai mở rộng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn.