AGRIBANK ĐÔNG HÀ GIAI ĐOẠN 2018 -2020
2.2.1. Một số vấn đề về quy định và quy trình cho vay tại Agribank Đông Hà 2.2.1.1. Những sản phẩm cho vay chủ yếu của Agribank Đông Hà:
Agribank Đông Hà có nhiều sản phẩm cho vay nhưng chủ yếu là tập trung vào 3 loại sản phẩm này:
- Cho vay tiêu dùng (Cho vay phục vụ đời sống): Đối tượng là khách hàng cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia
đình của cá nhân đó. Mức lãi suất cho vay đối tượng này khá cao, thường giao động từ 9,5% đối với cho vay ngắn hạn và từ 10,5% đến 11%/năm đối với cho vay trung dài hạn. Như là cho vay hộ sản xuất gia đình quy mô nhỏ, cho vay bù đắp tài chính, cho vay tiêu dùng sửa chửa nhà ở và mua sắm đồ dùng gia đình.
- Cho vay SXKD: dành cho các đối tượng khách hàng là pháp nhân, cá nhân (điều kiện với cá nhân là vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn, có bảo đảm bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba). Lãi suất tử 8,5% đối với ngắn hạn và từ 10% đến 10,5%/năm đối với cho vay trung dài hạn. Cho vay sản xuất kinh doanh hộ cá thể,...
- Cho vay thấu chi: dành cho các đối tượng cá nhân có nguồn thu nhập ổn định từ lương, chuyển lương qua tài khoản tiền gửi mở tại Agribank (cho vay không có tài sản bảo đảm), lãi suất: 12%/năm.
Ngoài ra còn nhiều loại cho vay khác:cho vay mua phương tiện đi lại,cho vay xây dựng mới,...
2.2.1.2: Quy trình cho vay:
- Văn bản xây dựng quy trình cho vay:
Căn cứ vào luật tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017.
Căn cứ vào thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Thông tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ban hành theo quyết định số 600/QĐ-HĐTV ngày 23/04/2012 của Hội đồng thành viên.
Căn cứ nghị quyết số 18/NQ-HĐTV ngày 04/03/2019 của hội đồng thành viên Agribank ban hành: “Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank” số 225/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/04/2019
Căn cứ vào quyết định số 1225/QĐ-NHNo-TD ngày 18/06/2019 của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam về “Quy định, quy trình cho vay đối với khách hàng trong hệ thông Agribank Việt Nam”.
Theo đó quy trình cấp tín dụng được thực hiện như sau:
Sơ đồ 2. 2: Quy trình cấp tín dụng tại Agribank
.
(1) Tiếp xúc với khách hàng, nhận hồ sơ, đề nghị vay vốn của khách hàng. (2) CBTD thẩm định hồ sơ vay vốn, định giá tài sản… trình lãnh đạo phòng Tín dụng xem xét cho ý kiến.
(3) Trình Giám đốc/PGĐ phê duyệt khoản vay.
(4) Sau khi khoản vay được phê duyệt/không phê duyệt, toàn bộ hồ sơ chuyển trả cho CBTD.
(5) Thông báo từ chối cho vay (nếu khoản vay không được phê duyệt) hoặc tiến hành lập các loại hợp đồng, ký kết hợp đồng (Giám đốc/PGĐ và khách hàng vay); tiến hành chyển bộ phận kế toán giải ngân (nếu khoản vay được phê duyệt).
(6) Theo dõi, giám sát khoản vay, thu hồi nợ, phân loại nợ.
Quy trình trên được áp dụng cho tất cả các khoản vay đối với cá nhân cũng như doanh nghiệp trong phạm vi mức phán quyết của một Chi nhánh. Nếu khoản vay vượt mức phán quyết của Chi nhánh trực thuộc sẽ được trình Hội sở Agribank tỉnh, trường hợp khoản vay vượt mức phán quyết của Agribank tỉnh sẽ được trình
2 6 5 CB Tín dụng Khách hàng Lãnh đạo phòng TD Giám đốc/PGĐ 1 3
cho Agribank Việt Nam khi đó quy trình diễn ra tương tự: Chuyên viên ban tín dụng – lãnh đạo ban tín dụng – Tổng Giám đốc/Chủ tịch Hội đồng thành viên.
=> Theo quy trình trên, trong phạm vi mức phán quyết của phòng giao dich, của chi nhánh mà cán bộ được phân quyền tự tìm kiếm khách hàng, chịu trách nhiệm xem xét đánh giá năng lực của khách hàng, khả năng tài chính, thu nhập, tài sản bảo đảm…. để quyết định cho vay/ từ chối cho vay. Theo quy trình này ưu điểm là nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, giảm bớt thời gian xét duyệt cho vay còn 1-2 ngày (bình thường cho vay ngắn hạn thường là 5 ngày, còn trung dài hạn là 10 ngày), tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nhanh với nguồn vốn của Agribank.
Bên cạnh các ưu điểm trên thì quy trình cho vay này đòi hỏi CBTD phải tinh thông nghiệp vụ, hướng dẫn chu đáo cho khách hàng, cũng như đạo đức nghề nghiệp được đặt lên hàng đầu vì nếu không có đạo đức nghề nghiệp dễ dẫn đến cán bộ xâm tiêu, lợi dụng cơ chế để trục lợi cá nhân.
2.2.2. Tình hình nợ xấu phân loại theo nhóm trong hoạt động cho vay của Agribank Đông Hà giai đoạn 2018 - 2020 2.2.2.1. Tình hình nợ xấu phân theo nhóm của Agribank Đông Hà 2018-2020.
Bảng 2. 3 : Tình hình nợ xấu phân theo nhóm của Agribank Đông Hà 2018-2020. (nhóm 3,4,5)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Tổng dư nợ 1,633,561 2,034,147 2,011,666 400,586 24.52 (22,481) -1.11 2.Tổng nợ xấu 17,044 13,415 649 (3,628) -21.29 (12,766) -95.16 Trong đó: +Nhóm 3 1,000 0.06 226 0.1 245 0.1 (734) -73.4 19 8.41 +Nhóm 4 14,493 0.89 278 0.1 389 0.02 (14,215) -98.08 111 39.93 +Nhóm 5 1,551 0.09 12,911 0.64 15 0.001 11,360 732.43 (12,896) -99.88 3.Tỷ lệ nợ xấu 1.04 0.66 0.03 -0.38 -0,63 +Nhóm 3 0.06 0.1 0.1 0.04 0 +Nhóm 4 0.89 0.1 0.2 -0.79 0,1 +Nhóm 5 0.09 0.64 0.001 0.55 -0,639
Dư nợ nhóm 3: Qua bảng số liệu ta thấy năm 2018 nợ 1000 triệu đồng. Năm 2019 giảm 266 triệu đồng, giảm 734 triệu đồng so với năm 2018.Năm 2020 thì nhóm nợ này tăng 19 triệu đồng, tương đương 245 triệu đồng so với năm 2019.
Dư nợ nhóm 4: Năm 2018 nợ 14,493 triệu đồng. Năm 2019 giảm rất mạnh mạnh 278 triệu đồng , tăng 14,215 triệu so với năm 2018. Năm 2020 nợ 289 triệu đồng tăng nhẹ 111 triệu đồng so với năm 2019. Tình hình nền kinh tế trong giai đoạn này ngày càng cho thấy rất tốt.
Dư nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh, năm 2018 chỉ mới 1,551 triệu đồng thì đến năm 2019 đã tăng rất mạnh 12,911 triệu đồng.Nhưng vào năm 2020 con số này chỉ còn là 15 triệu đồng. Như vậy, từ năm 2018 đến 2019 nợ có khả năng mất vốn đã tăng lên và chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong rất lớn.nhưng năm 2020 cho thấy ngân hàng Agribank xử lý rất tốt việc thu hồi nợ (giảm lãi xuất, tịch thu đấu giá những hộ phá sản không có khả năng chi trả ...) . Đây là con số thực sự đáng khen ngợi Agribank trong việc xử lý nợ xấu trong năm vừa qua. Hi vọng ngân hàng luôn kiểm soát nợ xấu ngày càng tốt hơn nửa.
Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh Agribank vẫn ở mức được cho là an toàn, dưới 2,5%. Tỷ lệ nợ xấu nhóm 3 tăng 0.4% so với năm 2018 và vẫn giữ nguyên năm 2020. Tỷ lệ nhóm 4 tăng 0.11% so với năm 2018 và tăng lên 0.1% vào năm 2020. Tỷ lệ nợ nhóm 5 tăng mạnh 0.55% so với năm 2018 và giảm rất mạnh vào năm 2020 là 0.639%.qua tỷ lệ cho thấy năm 2019 tình trạng nợ xấu dặc biệt rất báo động cho ngân hàng, nhưng qua năm 2020 cho thấy ngân hàng đã kiểm soát rất tốt về việc nợ xấu này. Là do chi nhánh đã tích làm tốt công tác giám sát, theo dõi sau khi giải ngân nhằm tránh vốn vay được sự dụng sai mục đích và thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã đến và quá hạn, mặt khác là do các dự án đầu tư của khách hàng đều khả thi và làm ăn có hiệu quả nên khách hàng đến trả nợ đúng hạn.
2.2.2.2. Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế của Agribank Đông Hà (2018-2020) Bảng 2. 3: Nợ xấu phân theo TPKT tại Agribank Đông Hà 2018-2020.
ĐVT: triệu đổng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
I.Dư nợ cho vay 1,633,561 100 2,034,147 100 2,011,666 100 400,586 25 (22,481) 1
1.DN 312,073 20 367,327 18 0 0 55,254 18 (367,362) -100 2.Cá nhân 1,312,488 80 1,666,820 82 2,011,666 100 354,332 27 (344,846) 21 II. Nợ xấu 17,044 100 13,415 100 649 100 (3,628) -21 (12,766) -95 1.DN 9,568 56 9,110 68 0 0 (458) -5 (9,110) -100 2.Cá nhân 7,475 44 4,305 32 649 100 (3,170) -42 (3,656) 85 III. Tỷ lệ nợ xấu 1.04 0.66 0,03 -0.38 -0.63 1.DN 3.06 2.48 0 -0.58 -2.48 2.Cá nhân 0.57 0.26 0.03 -0.31 -0.23
Qua bảng 2.5 ta thấy:
Dư nợ đối với loại hình cho vay cá nhân năm 2018 là 1,312,488 triệu đồng, năm 2019 là 1,666,820 triệu đồng. Tăng 354,332 triệu đồng tương đương 27% so với năm 2018. Năm 2020 là 2,011,666 triệu đồng, tăng 344,846 triệu đồng tương ứng với 21% so với năm 2019. Là do chi nhánh đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân, vì nhu cầu vay để sử dụng vào mục đích tiêu dùng cá nhân cả loại hình khách hàng này trên địa bàn thành phố Đông Hà rất lớn, đa số khách hàng có nguồn thu nhập ổn định từ lương, từ kinh doanh buôn bán ổn định nên phần lớn là trả nợ và lãi đúng hạn, thời gian vay dài, thường cho vay trung, dài hạn. Do vậy nguồn thu từ cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu từ tín dụng. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp,năm 2019 là 367,327 triệu đồng tăng 55,254 triệu đồng tương ứng tăng 18% so với năm 2018. Năm 2020 là bằng 0 giảm 367,362 triệu đồng tương ứng 100% so với năm 2019.
Nợ xấu đối với doanh nghiệp: Nợ xấu năm 2019 là giảm 458 triệu đồng so với năm 2018 chiếm tỷ trọng 5% trên tổng dư nợ. Nhưng đặc biệt năm 2020 nợ xấu doanh nghiệp bằng 0 là do các doanh nhiệp vay vốn làm ăn rất tốt và chi trả ngày càng đúng hạn, đồng thời CBTD thường xuyên theo dõi và kiểm soát những vốn vay tại doanh nghiệp, thực hiện từng bước thông báo doanh nghiệp khi đến hạn thu nợ.
Nợ xấu đối với cá nhân: Sản phẩm cho vay cá nhân tại ngân hàng bao gồm hai mục đích chính là cho vay tiêu dùng và cho vay SXKD. Trong năm 2018 một số cá nhân vay tiêu dùng như mua xe, mua nhà, mua ô tô, mua đất ở) mà nguồn thu chủ yếu là từ kinh doanh buôn bán với thị trường Lào nhưng năm 2018 thị trường Lào thắt chặt đối với các cá nhân của Việt Nam. Một số khách hàng thu nhập chủ yếu từ vận chuyển bốc vác gỗ nhưng do bị thắt chặt nên những nguồn thu nhập bị giảm sút dẫn đến khả năng trả nợ cho ngân hàng khó khăn nên phát sinh nợ xấu. Một số CBTD còn yếu kém trong khâu thẩm định tình hình thu nhập của khách hàng, chỉ dựa vào tài sản bảo đảm dẫn đến một số khách hàng khó khăn trong việc trả nợ do số tiền phải trả cho ngân hàng lớn hơn nguồn thu nhập. Bên cạnh đó, trong năm 2018 một số khách hàng vay đầu tư nuôi tôm nhưng do thời tiết không thuận lợi, tôm bị dịch bệnh nên kinh doanh thua lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ khi đến
hạn. Một số khách hàng đầu tư kinh doanh trang trại chăn nuôi lợn bị dịch bệnh Châu Phi nên cũng bị suy giảm khả năng trả nợ dẫn đến nợ xấu lên đến 7,475 triệu đồng. Nhưng năm 2019 nợ xấu cho vay SXKD giảm còn 4,305 triệu đồng là do một số cá nhân chuyển đổi ngành nghề nên có nguồn thu nhập ổn định hơn và có khả năng trả hết một phần nợ xấu cho ngân hàng. Đến năm 2020 con số này giảm xuống 649 triệu đồng nhờ vào sự ổn định ngành nghề hơn lượng thu phập tốt chi trả nợ xấu hết rất nhiều cho ngân hàng.
Nợ xấu cho vay cá nhân kể cả cá nhân tiêu dùng và cá nhân SXKD đều có xu hương giảm dần qua các năm là do nhờ sự hợp tác của khách hàng cũng như ngân hàng có những chính sách hỗ trợ khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm nợ, xét miễn giảm lãi đối với một số khách hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiên tai dịch bệnh, vì vậy nợ xấu đối với cá nhân giảm tương đối tốt. Mặt khác phía ngân hàng đã thắt chặt hơn trong khâu thẩm định, quy trách nhiệm cho từng cá nhân cán bộ bị nợ xấu nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ, kiểm soát tốt nợ đã cho vay nhằm giảm thiểu nợ xấu cho ngân hàng.
Ngân hàng đang cũng đang tích cực tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thực hiện tốt công tác tiếp cận khách hàng mới, đưa ra các chính sách lãi suất phù hợp để thu hút nhóm khách hàng này, vì ngoài cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh này Ngân hàng cũng khai thác được một số nguồn thu dịch vụ đi kèm như bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế (đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu), nguồn tiền gửi nhàn rỗi, chi trả lương qua tài khoản cho nhân viên….. từ đó tạo dựng niềm tin nơi khách hàng, mở rộng thị phần và tăng hiệu quả kinh doanh.
2.2.2.3 Nợ xấu phân theo sản phẩm cho vay của Agribank Đông Hà (2018-2020)
Bảng 2. 3: Nợ xấu phân theo sản phẩm cho vay của Agribank Đông Hà (2018-2020) ĐVT: triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
I.Dư nợ cho vay 1,633,561 100 2,034,147 100 2,011,666 100 400,586 24.52 (22,481) -1.11
1.Cho vay tiêu dùng 733,858 44.92 960,990 47.24 926,932 46.08 227,132 30.95 (34,058) -3.54 2.Cho vay SXKD 899,703 55.08 1,073,157 52.76 1,084,734 53.92 173,454 19.28 11,577 1.08
II. Nợ xấu 17,044 100 13,415 100 649 100 (3,628) -21.29 (12,766) -95.16
1.Cho vay tiêu dùng 3,450 20.24 2,780 20.72 486 74.88 (670) -18.47 (2,294) -82.51
2.Cho vay SXKD 13,593 79.76 10,635 79.28 163 25.12 (2,958) -81.53 (10,472) -98.47
III. Tỷ lệ nợ xấu 1.04 0.66 0.03 -0.38 -0.63
1.Cho vay tiêu dùng 0.47 0.29 0.05 -0.18 -0.24
2.Cho vay SXKD 1.51 0.99 0.01 -0.52 -0.98
Qua bảng 2.6 ta thấy:
Cho vay tiêu dùng: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank phát triển khá mạnh. Khách hàng vay chủ yếu là các hộ gia đình nhỏ, những đối vợ chồng mới cưới cho nhu cầu mua sắm các trang thiết bị trong nhà như tủ lạnh, máy giặt, máy tính, mua đất, nhà ở … phương tiện đi lại hàng ngày như xe gắn máy và chi phí sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao đời sống. Tuy nhiên, nền kinh tế giai đoạn này gặp nhiều khó khăn, đặc biệt Quảng Trị là một tỉnh có khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên phải đối diện với nhiều rủi ro bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người dân Quảng Trị, khiến cho khách hàng vay tiêu dùng không có khả năng thanh toán nợ đúng hạn, khiến nợ xấu phát sinh.
Nợ xấu cho vay tiêu dùng năm 2018 là 3,450 triệu đồng chiếm 20.24% tổng nợ xấu. Sang năm 2019 nợ xấu tiêu dùng giảm còn 2,780 triệu đồng, giảm 330 triệu đồng tương ứng giảm 18.47% so vơi năm 2018. Năm 2020 giảm rất mạnh còn 486 triệu đồng, giảm 2,294 triệu đồng so với năm 2019 tương ứng giảm 82.51%. Nguyên nhân nợ xấu giảm là trong các năm qua Agribank Đông Hà đã triển khai