Để tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích trong hợp đồng thì Agribank Đông Hà cần phải nghiêm ngặt, chặt chẽ ở các giai đoạn sau:
a. Giai đoạn trước khi cho vay.
Kiểm tra thông tin khách hàng:Việc kiểm tra các thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín dụng chủ yếu dựa trên 03 nguồn thông tin là từ khách hàng, đối tác hoặc người có liên quan đến khách hàng và từ thông từ CIC. CBTD cần phải tận dụng toàn bộ nguồn thông tin này để có được nhận định chính xác về khách hàng vay. Thông thường, nguồn thông tin do chính khách hàng cung cấp thường có độ chính xác không cao, cần phải khai thác thêm thông tin từ những người có liên quan đến khách hàng và cơ quan chức năng như: Thuế, Hải quan…. đồng thời sử dụng triệt để nguồn thông tin từ trung tâmthông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) để nắm bắt tính xác thực của thông tin.
b. Giai đoạn thẩm định.
- Khi thẩm định phương án vay vốn, CBTD cần thẩm định kỹ tính khả thi phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương án vay vốn mà không hoàn toàn dựa vào báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Yêu cầu khách hàng chứng minh cụ thể nguồn vốn tự có này vì đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện dự án, phương án. Nếu vốn tự có tham gia vào càng lớn thì trách nhiệm của khách hàng và hiệu quả trong việc thực hiện dự án, phương án sẽ cao hơn và ngược lại. Để dự án mang lại hiệu quả và có nguồn trả nợ cho ngân hàng thì:
+ Tỷ lệ vốn tự có /vốn vay > 1
+ Lãi ròng sau thuế và khấu hao > Tổng nợ đến hạn phải trả
- Định kỳ hạn vay và trả nợ phù hợp với dòng tiền từ dự án, phương án và khả năng trả nợ của khách hàng vay tránh trường hợp định kỳ hạn vay, trả nợ theo cảm tính và áp đặt cho khách hàng vay. Nếu định thời gian quá ngắn sẽ dẫn đến khách
hàng gặp khó khăn khi cân đối dòng tiền trả nợ, còn nếu quá dài có thể khách hàng sẽ sử dụng vốn sai mục đích.
- Ràng buộc các điều kiện giải ngân chặt chẻ để tránh việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: Trong thực tế, rất nhiều trường hợp rủi ro xảy ra do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích do vậy CBTD cần đề xuất các biện pháp hạn chế việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích như: Việc giải ngân chỉ được thực hiện chuyển khoản vào tài khoản của bên bán hàng và phải có chứng từ cụ thể chứng minh mục đích sử dụng vốn; đối với cho vay mua bán quyền sử dụng đất, nhà ở chỉ giải ngân trực tiếp cho người bán nhà và phải xác định được giá trị thực tế của việc chuyển nhượng. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, chỉ giải ngân theo tiến độ đối với những công trình mà Chi nhánh có thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán….những công trình đã được Nhà nước, tổ chức nước ngoài bố trí vốn để thi công.
- Quá trình thẩm định, CBTD phải thu nhập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có đánh giá cụ thể tính khả thi của dự án, phương án mà không dựa quá nhiều vào tài sản thế chấp vì thực tế việc xử lý TSBĐ gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian cũng như việc đánh giá các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra mà bước đầu chưa thẩm định được nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ hợp lý cũng như việc áp dụng lãi suất cho vay thích hợp nhằm bù đắp được nếu rủi ro xảy ra.
- Thay đổi cách thức tính nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp: Theo qui định hiện nay của Agribank, việc xác định hạn mức vốn lưu động khi cho vay theo hạn mức tín dụng vẫn tính theo phương pháp bình quân. Tuy nhiên phương pháp này chưa thực sự phản ánh đúng nhu cầu thực tế của khách hàng tại từng thời kỳ mà chỉ xác định được nhu cầu vốn bình quân trong năm. Do đó cần thiết xác định vốn lưu động theo phương pháp lưu chuyển tiền tệ. Bởi phương pháp này tính toán được dòng tiền dự kiến của doanh nghiệp tại từng thời kỳ, từ đó xác định được nhu cầu tiền từng thời kỳ trên cơ sở đó xác định được hạn mức cho vay tối đa đối với khách hàng.
c. Giai đoạn quyết định cho vay, giải ngân.
Trước khi CBTD đề xuất cho vay và lãnh đạo ngân hàng quyết định cho vay thì cần phải tập hợp một số thông tin về thị trường, chính sách kinh tế, … để có cái
nhìn hệ thống về rủi ro có thể xảy ra trong một bối cảnh cụ thể trước khi ra quyết định.
Việc ra quyết định cho vay cần phải có sự kiểm tra kỹ lưỡng thay vì kiểm tra sơ sài vì quá tin tưởng theo đề xuất của CBTD thì hiệu quả hạn chế rủi ro sẽ cao hơn.
CBTD nhất thiết phải cẩn trọng trong việc kiểm tra tính tuân thủ các bút phê, điều kiện giải ngân; tính hợp lệ, hợp pháp của hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay trước khi giải ngân. Đối với TSBĐ là hàng hoá không phải đăng ký quyền sở hữu ngoài các chứng từ như hoá đơn, tờ khai hải quan, …cần thu thập thêm các chứng từ đã hoàn thành việc thanh toán vì chỉ sau khi hoàn tất việc thanh toán mới đảm bảo quyền sở hữu trọn vẹn của khách hàng.
d. Giai đoạn kiểm tra sử dụng vốn sau khi giải ngân.
Một khoản vay có hiệu quả sẽ phụ thuộc không ít vào việc kiểm tra sau khi cho vay. Việc kiểm tra sau khi cho vay giúp Ngân hàng đánh giá được tình hình thực hiện dự án, phương án, việc sử dụng vốn đúng hoặc không đúng mục đích, …. Mặc dầu Agribank Việt Nam đã có quy định khá cụ thể việc kiểm tra sau khi cho vay tuy nhiên, thực tế hiện nay việc này thường được CBTD làm chiếu lệ, chỉ phù hợp về mặt thời gian mà chưa quan tâm đến chất lượng kiểm tra nhằm tránh sự kiểm tra của Thanh tra NNNN, Kiểm tra-KSNB. Vì vậy, Chi nhánh cần phải quán triệt tầm quan trọng của công tác kiểm tra sau khi cho vay, yêu cầu CBTD phải thực hiện đồng thời phải theo dõi và có chế tài xử lý đối với các CBTD không thực hiện các yêu cầu sau trong quá trình kiểm tra:
+ Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng từ đó phải đưa ra được nhận xét khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không? Nêu rõ nguyên nhân gây ra sai lệch (nếu có).
+ Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu.
+ Ngân hàng phải quản lý được nguồn doanh thu của khách hàng. Trong hợp đồng tín dụng phải thỏa thuận được với khách hàng việc chuyển toàn bộ doanh thu qua Agribank và sử dụng các dịch vụ tại Agribank, qua đó vừa kiểm soát được nguồn trả nợ, vừa tăng thêm phí dịch vụ thu được.
+ Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của khách hàng (khách hàng doanh nghiệp) hoặc sự thay đổi về tình trạng gia
đình và nguồn thu nhập (khách hàng cá nhân). Đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi này đến khả năng trả nợ.
+ Thu thập báo cáo tài chính hàng Quý nhằm đánh giá tình hình tài chính của Công ty đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro khi tình hình tài chính của Công ty có diễn biến xấu.
+ Kiểm tra hiện trạng, chất lượng, số lượng TSBĐ, trường hợp có xảy ra mất mát, hao hụt, giảm giá trị phải yêu cầu khách hàng bổ sung TSBĐ hoặc giảm dư nợ tương ứng với giá trị TSBĐ.