một cách nghiêm túc. Trong quá trình kiểm tra, nếu có các dấu hiệu bất thường nào của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay thì CBTD có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp. Ngoài việc CBTD trực tiếp kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, đối với các khoản vay lớn phải cùng bộ phận thẩm định kiểm tra, các khoản vay vượt quyền phán quyết của các Chi nhánh trực thuộc phải trình Hội sở Agribank tỉnh, trình Agribank Việt Nam nên được cán bộ thẩm định kiểm tra thêm để hạn chế rủi ro.
3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức bộ phận cấp tín dụng. dụng.
Trình độ CBTD đóng vai trò quan trọng trong việc sàng lọc được khách hàng tốt. CBTD tất yếu phải tiếp xúc nhiều với khách hàng ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Vì vậy, để có sự đánh giá chính xác về khách hàng họ phải thực sự am hiểu khách hàng, lĩnh vực ngành nghề mà khách hàng kinh doanh, môi trường khách hàng đang sống. Ngoài ra, CBTD cũng cần phải có kỹ năng phân tích từ chi tiết đến tổng thể các thông tin về khách hàng cũng như về dự án đề nghị vay vốn. Đồng thời mỗi CBTD cũng cần phải có khả năng dự đoán các vấn đề liên quan đến khách hàng vay vốn. Bởi vậy, cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho CBTD học tập nâng cao trình độ của mình. Thường xuyên hoặc định kỳ tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ. Công tác đào tạo cần phù hợp với nhu cầu cho vay ngày càng mở rộng với nhiều loại đối tượng khách hàng mới. Cán bộ cần được đào tạo nhiều hơn về phân tích các báo cáo tài chính của doanh
nghiệp, phát hiện các dấu hiệu rủi ro tín dụng từ các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.
Có chính sách sàng lọc, sử dụng có hiệu quả đội ngũ CBTD. Hàng năm cần thực hiện việc rà soát, đánh giá, phân loại CBTD để có hướng đào tạo, bổ sung kịp thời, tránh sự thiếu hụt. Thực hiện luân chuyển CBTD không đạt tiêu chuẩn sang bộ phận khác.
Cần có trình độ ngoại ngữ là điều kiện không thể thiếu đối với cán bộ ngân hàng. Vì vậy cần có chính sách đào tạo nâng cao chất lượng ngoại ngữ cho cán bộ.
Khâu tuyển chọn cũng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng CBTD. Ngân hàng cần phải có một chế độ tuyển hợp lý, công bằng, tránh những trường hợp tiêu cực.
Thường xuyên đào tạo, kiểm tra trình độ CBTD thông qua việc xây dựng kho đề thi và thi online trên hệ thống máy trạm đang sử dụng hiện hành, xây dựng Forum nội bộ của Agribank Đông Hà trên cơ sở hạ tầng đang có.
Nghiên cứ việc đánh giá chất lượng công việc gắn liền với chi trả lương CBTD dựa vào hiệu quả ròng thay vì doanh số của các chỉ tiêu giao khoán.
Xác định đầu tư ở khi vực nông nghiệp, nông thôn là thị trường truyền thống. Triển khai và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Mở rộng cho vay qua tổ vay vốn để giảm áp lực cho CBTD. Ngoài ra thực hiện thành lập phòng Thẩm định độc lập với Phòng Tín dụng nhằm tách bạch rõ ràng giữa các khâu thẩm định và khâu quản lý tín dụng, quyết định cho vay. Theo đó:
- Bộ phận Tín dụng sẽ được đổi tên thành phòng Quan hệ khách hàng: chịu trách nhiệm tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn, đề xuất cho vay (đối với những khoản vay vượt quyền cho vay của bộ phận Quan hệ khách hàng theo qui định của Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam và Giám đốc Agribank Quảng Trị từng thời kỳ); thực hiện quản lý khoản vay sau khi cho vay.
- Bộ phận thẩm định: Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ do Phòng Quan hệ khách hàng cung cấp, thực hiện phân tích, đánh giá, định lượng rủi ro và có báo cáo rủi ro độc lập trước khi đề xuất lãnh đạo phê duyệt cho vay.
Việc tách bạch thành hai bộ phận độc lập giúp cho quá trình cấp tín dụng và theo dõi, giám sát khoản vay được phân luồng và phân công rõ ràng trách nhiệm của các bộ phận trong qui trình cấp tín dụng, đảm bảo một công việc luôn được thực hiện bởi một bộ phận và có một bộ phận khác giám sát song song, kiểm soát lẫn nhau, phát hiện kịp thời để hạn chế rủi ro. Tuy nhiên nhằm tránh kéo dài thời gian giải ngân, ảnh hưởng đến khách hàng do phải qua hai bộ phận độc lập khi cấp tín dụng, Chi nhánh cần phải có văn bản qui định cụ thể thời gian tối đa mà mỗi bộ phận phải hoàn thành.
Ngoài ra, có thể hướng tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng không vì chỉ tiêu kinh doanh mà hạ thấp điều kiện vay vốn, thẩm định kỹ trước khi cho vay và có các cơ chế cho vay phù hợp để giảm tải công việc cho CBTD như tích cực cho vay thông qua tổ, hội. Nhằm tạo điều kiện cho CBTD có thời gian để thẩm định khoản vay kỹ hơn. CBTD cần kiểm soát tốt nợ cho vay, nhất là không để phát sinh nợ nhóm 2.
3.2.6.Hoạt động của bộ phận KT-KSNB cần được chú trọng.
Công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện qui trình nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do CBTD gây ra.
Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chế RRTD, Agribank Đông Hà cần thực hiện một số biện pháp sau:
a. Về mô hình tổ chức:
+ Bộ phận Hậu kiểm tại Chi nhánh loại I, loại II nên được đặt trong phòng Kiểm tra-KSNB, đối với Chi nhánh loại III và Phòng Giao dịch bộ phận Hậu kiểm được phép sử dụng cán bộ các phòng làm kiêm nhiệm.
+ Sớm hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng bộ phận Kiểm tra-KSNB và
biên chế cán bộ trực thuộc Trụ sở chính Agribank Việt Nam; tiền lương, thưởng do Trụ sở chính trả nhằm đảo bảo tính độc lập, khách quan của công tác kiểm tra, kiểm soát.
b. Về phương pháp kiểm tra
+ Trước đây phòng KT-KSNB mới chỉ dừng lại ở công tác hậu kiểm dưới hình thức tổ chức từng đợt kiểm tra theo kế hoạch vì vậy, những vấn đề phát hiện thường
là những sai phạm đã phát sinh, do đó hạn chế tác dụng trong việc phát hiện, ngăn ngừa và quản lý rủi ro. Cho nên, bộ phận này phải thực sự chủ động trong công tác kiểm tra. Hiện nay hệ thống IPCAS đã được triển khai ở tất cả các chi nhánh, số liệu đã được quản lý tập trung. Vì vậy, cần phải chú trọng việc theo dõi thông tin trên hệ thống IPCAS những chi nhánh, khách hàng nào phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu đột biến là thành lập đoàn kiểm tra ngay. Như vậy, nợ xấu sẽ được hạn chế kịp thời.
- Hàng năm, tiến hành kiểm tra, đối chiếu số dư tiền vay ở những địa bàn có nợ quá hạn, nợ xấu cao, địa bàn có dư luận phản ánh nhiều để có biện pháp hạn chế tình trạng CBTD vay ké, sách nhiễu để có biện pháp kịp thời xử lý.
- Những sai sót phát hiện qua kiểm tra, kiểm soát tại các Chi nhánh Agribank trong toàn tỉnh Quảng Trị cần được tổng hợp lại để phổ biến, nhắc nhở cho cán bộ nhân viên và lấy đó làm bài học kinh nghiệm trong xử lý nghiệp vụ, nâng cao đạo đức cán bộ.
- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ cần thường xuyên tự đánh giá để ngày càng hoàn thiện hơn.
c. Về bố trí và đào tạo cán bộ
Bố trí, tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng, thẩm định để bổ sung cho phòng KT-KSNB. Tiêu chuẩn đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ cần phải có là: có phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật và sự nhìn nhận khách quan; có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về quản trị kinh doanh và các nghiệp vụ ngân hàng; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ; có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tối thiểu là 05 năm.
Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, pháp luật cho cán bộ phòng kiểm tra kiểm soát. Trong đó, phải đào tạo đạo đức nghề nghiệp để cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ trong quá trình tác nghiệp phải thực hiện minh bạch, tránh tình trạng cả nể.
Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.