Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, đặc

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP hạn CHẾ nợ xấu TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÔNG hà (Trang 52 - 55)

thù của địa phương và khách hàng

Xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở định hướng của Agribank Việt Nam đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của địa phương, từng địa bàn của từng chi nhánh trực thuộc, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng và bảo đảm an toàn. Chính sách này cần được công bố rộng rãi cho cán bộ nhân viên, là cơ sở để cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tín dụng thực hiện theo định hướng và chủ động trong hoạt động tác nghiệp.

Dựa trên cơ sở định hướng này, Agribank Đông Hà cần xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả, thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Phản ánh được chính sách tín dụng của Agribank trong từng thời kỳ, đảm bảo sự quản lý thống nhất trên quan điểm tổng thể.

- Phù hợp với tính chất đặc thù của địa bàn đầu tư của Chi nhánh, phát huy được những thế mạnh của địa phương và có giải pháp hạn chế trong đầu tư tín dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề, khách hàng không có lợi thế trong cạnh tranh trong kinh doanh.

- Đáp ứng được các yêu cầu về hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần của Chi nhánh, hướng đến cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng tín dụng và đầu tư an toàn trong phạm vi tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được. Đồng thời phải phát huy được năng lực và lợi thế so sánh của Chi nhánh so với các NHTM khác trên địa bàn. Chính sách tín dụng là kim chỉ nam, là định hướng cơ bản trong xác định những mục tiêu cần thực hiện trong hoạt động cấp tín dụng. Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả giúp cho hoạt động tín dụng có sự định hướng rõ ràng, hạn chế được những rủi ro trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thị trường một cách đầy đủ và kỹ càng. Chính sách tín dụng cụ thể của Chi nhánh nên tập trung trong các nội dung sau:

* Về chính sách lãi suất.

Chính sách lãi suất có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Chi nhánh góp phần hạn chế nợ xấu tuy nhiên hiện nay việc áp dụng lãi suất cho vay tại Chi nhánh vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý do lãi suất cho vay đang được áp dụng chung một mức đối với từng loại sản phẩm tín dụng. Ví dụ: lãi suất cho vay tiêu dùng, lãi suất cho vay đối hộ sản xuất kinh doanh, cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn… mà không căn cứ vào lợi nhuận do khách hàng đó mang lại. Vì thế chính sách lãi suất hợp lý phải là:

- Phải căn cứ vào kết quả xếp hạng tại thời điểm cấp tín dụng, uy tín của khách hàng trong quá trình vay, trả nợ, từ đó cần có chính sách lãi suất ưu đãi cho những khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, vay vốn có TSBĐ; vay, trả đúng hạn. Ngược lại, đối với những món vay nhỏ, không có TSBĐ, đầu tư vào ngành có mức độ rủi ro cao thì áp dụng mức lãi suất cao để bù đắp được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng. Việc áp dụng lãi suất ưu đãi phải căn cứ vào khách hàng có đóng góp nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng chứ không chỉ dựa vào doanh số cho vay, dư nợ cao bởi những khách hàng có dư nợ, doanh số cho vay cao chưa hẳn đã đóng góp nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn phụ thuộc vào lãi suất áp dụng cho khách hàng này, dự phòng rủi ro phải trích cho khoản vay.

- Phải căn cứ vào mức độ rủi ro và khả năng bán chéo sản phẩm: Đối với các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm, nghiệp thực hiện vay vốn thông qua các tổ hội Nông dân, hội Phụ nữ, ngoài việc trả hoa hồng ở mức 6% trên tổng số lãi thu được, Chi nhánh nên áp dụng mức lãi suất cho vay thấp hơn so với đối tượng cùng loại từ 1-1, 5%/năm nhưng yêu cầu các hộ này hàng tháng phải gửi tiết kiệm gửi góp từ 50.000-100.000 đồng trong suốt thời hạn vay vốn để khuyến khích các hộ vay vốn thông qua tổ nhằm hạn chế tình trạng quá tải đối với CBTD, Ngân hàng có nguồn vốn ổn định và nâng cao trách nhiệm của các tổ chức Hội đối với vốn vay Ngân hàng.

- Bên cạnh đó, việc xây dựng chính sách lãi suất phải trên cơ sở lãi suất thị trường, có tham khảo lãi suất cùng loại của các Ngân hàng trên cùng địa bàn nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh. Nếu lãi suất quá cao sẽ làm mất khách hàng hoặc trong ngắn hạn có thể thu được lợi nhuận cao nhưng trong dài hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng làm gia tăng nợ quá hạn, nợ xấu. Ngược lại nếu lãi suất quá thấp sẽ làm giảm lợi nhuận của Chi nhánh.

* Về chính sách khách hàng.

- Mặc dù chủ trương hoạt động đa năng, nhưng Agribank Đông Hà nên tập trung vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, xác định khách hàng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình là nhóm khách hàng kinh tế hộ. Qua tổng kết 15 năm hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hộ của Agribank Đông Hà cho thấy, kinh tế hộ là thị trường rộng lớn, mức đầu tư vốn của Ngân hàng không lớn nên có khả năng thu hồi vốn cao, phù hợp với khả năng quản lý rủi ro của Chi nhánh. Mặt khác, tư cách người vay trong nhóm khách hàng kinh tế hộ được đánh giá cao, họ có trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Với lợi thế mạng lưới chi nhánh rộng khắp trong toàn tỉnh, Agribank Đông Hà nên tận dụng các ưu thế của mình.

- Chuyển đổi cơ cấu khách hàng theo hướng xóa bỏ tình trạng bị động vào một số lượng khách hàng lớn nhất định: Thực tế cho thấy, việc dựa vào một số ít các khách hàng lớn gây ra khả năng rủi ro rất cao cho Chi nhánh khi các khách hàng này gặp khó khăn về tài chính, không có khả năng trả nợ đúng hạn hoặc không trả được nợ trong khi qui mô của các Chi nhánh lại nhỏ, không có đủ khả năng tài chính để trích lập DPRR, hậu quả là Chi nhánh bị thiếu lương, đời sống người lao

động gặp nhiều khó khăn. Trong hoạt động Ngân hàng, việc bán được nhiều sản phẩm cho nhiều khách hàng là tốt hơn việc tăng doanh số chỉ dựa vào một số lượng khách hàng hạn chế bởi vì những khách hàng mới là những khách hàng có nhiều tiềm năng trong việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng đồng thời Ngân hàng có thể phân tán rủi ro.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP hạn CHẾ nợ xấu TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÔNG hà (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w