Những thành quả đạt được

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP hạn CHẾ nợ xấu TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÔNG hà (Trang 45 - 50)

2.3.1.1 Về nợ xấu.

-Nợ xấu có xu hướng giảm, có hiệu quả Chi nhánh đã khống chế được tỷ lệ nợ xấu thấp hơn mức bình quân chung của toàn hệ thống Agribank nhờ vào những biện pháp quản lý giám sát đúng mục tiêu xử dụng vốn trong giải ngân, thu hồi những sản phẩm thế chấp không thể chi trả hiệu quả,....

Việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và XLRR được Chi nhánh nghiêm túc thực hiện nhằm phản ánh đúng chất lượng nợ năm 2020 là 30,271 triệu đồng. Bên cạnh việc XLRR, công tác thu hồi nợ đã XLRR được Chi nhánh tổ chức thực hiện tốt để tăng quỹ thu nhập. tỷ lệ thu hồi đã XLRR năm 2020 đạt 17.11%.

2.3.1.2. Về quản lý nợ xấu.

Thời gian qua nội dung quản lý nợ xấu đã được Chi nhánh bước đầu quán triệt toàn diện trên tất cả các khâu của hoạt động tín dụng và được thực thi ở tất cả các đơn vị trực thuộc. Kết quả này thể hiện rõ sự nhận thức đúng đắn của Ban lãnh đạo Chi nhánh và cán bộ trong Chi nhánh về bản chất, nguyên nhân và hậu quả của nợ xấu để ý thức được tầm quan trọng của nợ xấu. Ban giám đốc ngân hàng đến CBTD đều phải nhận thức rõ ràng rằng, quản lý tốt nợ xấu là điều kiện để Ngân hàng hoạt động hiệu quả. Trên cơ sở định hướng của Agribank Việt Nam gắn liền với tình hình

thực tế tại chi nhánh. Chi nhánh đã giao và khống chế chỉ tiêu nợ xấu cho các chi nhánh trực thuộc là dưới 2% (kế hoạch của Agribank Việt Nam là dưới 3%).

- Thực hiện nghiêm túc việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng quy định tại văn bản số 1406/NHNo-TD ngày 23/05/2007 và văn bản hướng dẫn sử dung, vận hành chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; phân loại khách hàng theo các nhóm A, B, C, D để có chính sách tín dụng phù hợp.

- Ban hành cơ chế khoán đối với CBTD, gắn chất lượng tín dụng với việc trả lương V2 (lương kinh doanh) theo đó đối với CBTD có tỷ lệ nợ xấu trên 2% đến dưới 3%, cắt mọi danh hiệu thi đua trong năm; nếu tỷ lệ nợ xấu trên 3%, xem xét không trả lương V2 đồng thời tạm dừng công tác nghiệp vụ để thu hồi nợ.

- Chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo thành phần và ngành kinh tế theo hướng tích cực:

+ Tập trung vốn đầu tư cho vay kinh tế hộ, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Qua quá trình hoạt động của Chi nhánh cho thấy, rủi ro trong đối tượng khách hàng là hộ sản xuất ít xảy ra nhất, việc cho hộ nông dân vay phù hợp với điều kiện, khả năng quản lý của hệ thống Agribank nên Chi nhánh đã chỉ đạo tập trung vốn cho vay các khách hàng này.

- Thực hiện nghiêm túc công tác hậu kiểm theo quyết định số 2406/QĐ/NHNo-TCKT ngày 29/12/2009 của Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam về việc ban hành quy định nghiệp vụ hậu kiểm chứng từ trong hệ thống Agribank Việt Nam.

- Đã chú trọng đúng mức công tác đào tạo đối với CBTD: Hàng năm Chi nhánh đã mời giảng viên tại các trường Đại học tham gia đào tạo cho CBTD cũng như đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho CBTD nhằm bổ sung những kiến thức về luật pháp, về thẩm định, văn bản của ngành…. để vận dụng tốt vào công việc hàng ngày.

2.3.2.Nguyên nhân về nợ xấu tại chi nhánh Agribank Đông Hà.

- Các sản phẩm cho vay của ngân hàng Agribank Đông Hà còn hạn chế đến khó phân tán rủi ro.

Ngoài các sản phẩm truyền thống đang áp dụng như cho vay tiêu dùng, cho vay SXKD, dịch vụ thì Agribank chưa phát triển được một số sản phẩm dịch vụ cho

vay mới đối với ngân hàng hiện đại như: cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, chưa tiếp cận được các dự án có quy mô lớn đối với nhà nước, của tỉnh để đầu tư vốn cho vay đồng tài trợ, cho vay hợp vốn. Dẫn đến khách hàng có ít lựa chọn trong nhu cầu của mình. Việc chưa đa dạng hóa được các sản phẩm cho vay làm cho ngân hàng khó phân tán rủi ro . Vì thế muốn hạn chế RRTD thì việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ rất được coi trọng. Có đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ thì Ngân hàng mới có thêm lợi nhuận mà các dịch vụ đem lại.

- Sự cạnh tranh giữa các TCTD.

Một trong số các vấn đề nổi bật trong hoạt động ngân hàng ở nước ta hiện nay là cạnh tranh sôi động trên nhiều lĩnh vực: mở rộng và đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, mở rộng mạng lưới, tập trung là các thành phố lớn và khu công nghiệp, mở rộng cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, khi càng có nhiều ngân hàng thì sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Các ngân hàng đang có xu hướng mở rộng địa bàn hoạt động bằng việc thành lập và phát triển thêm nhiều chi nhánh, phòng Giao dịch. Trước năm 2018, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chỉ có 03 NHTM Nhà nước.; từ năm 2018 có thêm 05 Ngân hàng TMCP mở Chi nhánh cấp 1 cùng với nhiều phòng Giao dịch tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Bên cạnh việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng này với ngân khác còn có sự cạnh tranh không đáng có của các chi nhánh trong cùng một ngân hàng. Hậu quả của việc mở rộng quá mức mạng lưới chi nhánh là sự tranh giành khách hàng, hạ các tiêu chuẩn và nguyên tắc thận trọng, an toàn, cạnh tranh thiếu bình đẳng, thậm chí mất đi tính hợp tác giữa các chi nhánh trong cùng một ngân hàng dẫn đến hậu quả cung cấp thông tin không chính xác gây nên ảnh hưởng nợ xấu.

- Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng với mục đích trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng.

Nhiều khách hàng sau khi vay vốn đã sử dụng vào các mục đích không đúng với phương án vay vốn. Khách hàng vay với mục đích mở rộng SXKD nhưng thực tế khách hàng dùng tiền để kinh doanh bất động sản, chơi chứng khoán, kinh doanh vàng qua mạng….hoặc khách hàng vay vốn ngắn hạn để đầu tư cho các mục đích trung dài hạn, đây là nguyên nhân phổ biến hiện nay dẫn đến khó khăn trong thanh

toán nợ do bị mất cân đối nguồn trả nợ. Đến khi phần vốn đầu tư kinh doanh thua lỗ, không còn nguồn khác để trả nợ ngân hàng, hệ quả là phát sinh nợ xấu. Riêng ở khu vực nông thôn phổ biến nhất là vay vốn cho SXKD nhưng lại dùng tiền sử dụng cho tiêu dùng cá nhân, dẫn đến không có nguồn trả nợ cho Ngân hàng.

- Trình độ CBTD còn hạn chế.

Cán bộ ngân hàng hầu hết được đào tạo về lĩnh vực tài chính nhưng lại thẩm định các dự án ở nhiều lĩnh vực khác nhau vì thế chất lượng thẩm định dự án đạt hiệu quả chưa cao, nguy cơ rủi ro dự án đầu tư cao dẫn đến các rủi ro bất thường phát sinh. Thực tế cho thấy, tại Agribank Đông Hà lực lượng CBTD là 25 người nhưng tuổi đời phần lớn khoảng 23 đến 40 tuổi và đều tốt nghiệp đại học tài chính ngân hàng nhưng còn rất non trẻ, thiếu kinh nghiệm và bản lĩnh khi tiếp cận khách hàng và giải quyết công việc; Một số khá nhiều CBTD do thế hệ trước còn tồn động nhiều và trình độ của họ còn rất hạn chế trong việc tiếp cận cập nhật những văn bản mới nên trong quá trình cấp tín dụng còn nhiều sai sót ngay cả những vấn đề cơ bản nhất.

Về phía người xét duyệt cho vay, do khối lượng hồ sơ vay phải xét duyệt quá nhiều và không có thời gian đọc kỹ tờ trình thẩm định của CBTD nên dễ bị đi theo những điều kiện CBTD đã chỉ ra mà quyết định xét duyệt cho vay. Mặt khác, người xét duyệt cũng dễ rơi vào sai lầm do cảm thấy yên tâm sau khi đọc các thông tin về tài sản thế chấp hoặc quá tin tưởng vào các thông tin do CBTD đưa ra và sự kiểm tra trước đó của cấp dưới.

- Do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Áp lực về tăng trưởng phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng quý, năm và các chi tiêu tài chính khi nhận khoán khiến cho các chi nhánh dễ hạ thấp điều kiện tín dụng để thu hút khách hàng, dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các Chi nhánh. Công tác thẩm định chỉ được thực hiện mang tính hình thức, buông lỏng khâu kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay, dẫn đến sự tăng trưởng nóng của các chi nhánh và rủi ro là không thể tránh khỏi.

- Thông tin bất cân xứng giữa Ngân hàng và khách hàng.

Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng luôn là người có ít thông tin về dự án, về mục đích sử dụng khoản tín dụng được cấp hơn khách hàng. Việc sử dụng

các báo cáo tài chính để làm căn cứ thẩm định dự án của ngân hàng chưa có đủ độ tin cậy và không đúng với tình trạng thực tế của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có nhiều hệ thống sổ sách báo cáo: một dùng để báo cáo thuế (kết quả kinh doanh thấp hơn thực tế), một dùng để vay vốn ngân hàng (kết quả báo cáo thường cao hơn thực tế), một dùng cho nội bộ (số liệu thực). Với tình trạng như vậy, khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì ngân hàng rất khó nhận biết tình trạng thực của doanh nghiệp là như thế nào.

Nguồn thông tin tín dụng từ Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC) có độ cập nhật không cao, không đầy đủ, không có thông tin phi tài chính (như những thông tin cần thiết để xác định lịch sử, độ tin cậy của ban điều hành doanh nghiệp) và các chỉ tiêu còn chung chung. Mặt khác, các TCTD chưa thực sự quan tâm đúng mức đến các thông tin, dữ liệu khi báo cáo cho CIC vì vậy việc khai thác thông tin tại CIC còn thiếu chính xác.

- Công tác kiểm tra tín dụng của bộ phận hậu kiểm và phòng KT-KSNB còn nhiều hạn chế:

Do số lượng biên chế có hạn, các cán bộ có kỹ năng nghiệp vụ tốt thường được Ban Lãnh đạo bố trí ở các Phòng nghiệp vụ kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh còn cán bộ phòng KT-KSNB thường là những người có chuyên môn nghiệp vụ yếu, những người lớn tuổi, không được đào tạo bài bản vì vậy công tác kiểm tra còn gặp rất nhiều hạn chế. Cán bộ hậu kiểm ở Chi nhánh được trưng dụng từ các phòng nghiệp vụ và kiêm luôn giao dịch nên việc hậu kiểm chưa được thực hiện nghiêm túc, lưu chuyển chứng từ không đúng hạn

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH

PHỐ ĐÔNG HÀ

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP hạn CHẾ nợ xấu TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÔNG hà (Trang 45 - 50)