Thực trạng tổ chức, bộ máy của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 28 - 30)

- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi không

2.1.2. Thực trạng tổ chức, bộ máy của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Bình

2.1.2. Thực trạng tổ chức, bộ máy của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnhQuảng Bình Quảng Bình

Tịa án nhân dân tỉnh Quảng Bình sau ngày tái lập (01/7/1989) đến nay đã có những bước phát triển vững chắc. Hệ thống Tòa án nhân dân được thành lập đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp huyện gồm Tòa án nhân dân tỉnh và 8 đơn vị Tòa án nhân dân huyện, thị xã và thành phố, với 156 biên chế công chức và người lao động. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và Thẩm phán cơ bản đủ. Hầu hết cán bộ, cơng chức đều đã được ch̉n hóa về trình độ chun mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học và ngoại ngữ theo quy định của hệ thống Tòa án. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Tòa án nhân dân tối cao, của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, trụ sở Tịa án nhân dân tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện được nâng cấp, sửa chữa hoặc xây dựng mới khang trang. Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc được tăng cường cơ bản đảm bảo phục vụ cho công tác xét xử đạt hiệu quả cao.

xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Cơng tác xét xử bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, khơng có án oan sai. Mỗi bản án thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, đặc biệt những vụ án có tính chất phức tạp, trọng điểm, Tịa án nhân dân tỉnh và các Tòa án cấp huyện đã chủ động đưa ra xét xử lưu động, hay tổ chức phiên Tịa mẫu. Để đảm bảo cơng tác xét xử, thi hành án ngày một tốt hơn, Tịa án nhân dân tỉnh ln chú trọng xây dựng đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký, cán bộ có phẩm chất đạo đức, vững vàng về bản lĩnh chính trị, tinh thơng về chun mơn nghiệp vụ [xem Biểu đồ 2.1].

Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thực tế với 6 TAND cấp huyện và 01 TAND cấp tỉnh dù đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp Tòa án nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như các quy trình thủ tục khơng ăn khớp với nhau trong q trình giải quyết tranh chấp HĐLĐ.

Đến năm 2018 theo số liệu thống kê TAND cho thấy tồn tỉnh có tới 150 công chức và người lao động. Riêng đối với TAND cấp tỉnh có 12 Thẩm phán, cịn các TAND cấp huyện có 50 Thẩm phán và người lao động, như vậy có thể thấy tồn tỉnh Quảng Bình chỉ có 62 thẩm phán. Thẩm phán cho Tịa dân sự - TAND cấp tỉnh chỉ có 04 Thẩm phán, TAND cấp huyện có 20 Thẩm phán giải quyết các vụ án gồm: án dân sự, án lao động, hơn nhân và gia đình, án kinh doanh thương mại (sau đây gọi tắt là các vụ án dân sự). Bên cạnh đó tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng diễn ra phức tạp đã dẫn đến số vụ việc dân sự ngày càng gia tăng đáng kể và đặc biệt là phát sinh các tranh chấp trong hợp đồng lao động. Điều này đã cho chúng ta thấy rằng đã và đang có hiện tượng quá tải các vụ việc dân sự đối với các thẩm phán giải quyết án dân sự dẫn đến áp lực về số lượng án mà các thẩm phán phải giải quyết, áp lực về chất lượng xét xử vì họ có q ít thời gian để nghiên cứu, làm hồ sơ án ch̉n

bị xét xử trong khi đó, tình hình tranh chấp dân sự ngày càng đa dạng, phức tạp trong khi những quy định của pháp luật ngày càng chặt, đòi hỏi ngày càng cao và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trì trệ trong việc giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.

Bên cạnh đó, các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực hành chính, kinh doanh thương mại, lao động ngày càng phức tạp. Trong khi đó hệ thống văn bản pháp luật liên quan trong công tác giải quyết các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động nhiều, thường xuyên thay đổi, cịn có những quy định chồng chéo, mẫu thuẫn, chậm ban hành văn bản dưới luật dẫn tới nhận thức và vận dụng khơng thống nhất. Vì vậy, để giải quyết tốt các tranh chấp chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động nói riêng và vụ việc dân sự nói chung địi hỏi cần phải có nguồn Thẩm phán có năng lực, có trình độ và dồi dào kinh nghiệm chun mơn. Thực tế, TAND hai cấp tỉnh Quảng Bình đang thiếu nguồn Thẩm phán có năng lực và có trình độ cao vì lực lượng cán bộ được phân cơng cơng tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng. Ở một số địa phương, vẫn cịn tình trạng cán bộ thực hiện cơng tác này thường xun bị luân chuyển, không ổn định, nhiều Kiểm sát viên trẻ, thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng giải quyết trong khi đó theo số liệu của TAND hai cấp tỉnh Quảng Bình trình độ Thẩm phán chỉ có 02 Tiến sĩ, 07 Thạc sĩ và còn lại 72 cử nhân [xem Bảng 2.1].

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w