Như đã nêu ở Chương 2, quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 38, Bộ luật Lao Động, năm 2012 là người sử dụng lao động có quyền đơn phương

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 52 - 54)

luật Lao Động, năm 2012 là người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng theo quy định của pháp luật là chưa đầy đủ và cần bổ sung. Bởi lẽ, pháp luật chỉ quy định về trường hợp bất khả kháng gồm địch họa, dịch bệnh, di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không dự liệu trước các trường hợp như doanh nghiệp khơng có đủ đơn hàng, khơng có đủ ngun nhân sản xuất hoặc do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đất nước và thế giới, hay vì lý do làm phát kinh tế dẫn đến việc doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất mà không phải theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì đây là nhu cầu riêng của doanh nghiệp.

Việc pháp luật không quy định những trường hợp trên vào trường hợp bất khả kháng dẫn đến việc gây thiệt thòi cho quyền của NSDLĐ, bởi nếu NSDLĐ muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ với lý do là thiên tai, hỏa hoạn hoặc bất khả kháng là rất khó. Do đó, cần bổ sung vào điều luật các trường hợp doanh nghiệp khơng có đủ đơn hàng, khơng có đủ nguyên liệu sản xuất hoặc do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đất nước và thế giới, thay vì lý do lạm phát kinh tế dẫn đến việc doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất…là trường hợp bất khả kháng, vì đây khơng thuộc ý chí chủ quan của doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng không thể tránh khỏi trong những trường hợp trên.

- Trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ với lao động nữ

mang thai, đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Do BLLĐ năm 2012 đã bỏ đi quy định “trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, ni con nhỏ dưới 12

tháng tuổi, người lao động nữ được tạm hoãn việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kéo dài thời hiệu xem xét kỷ luật lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động” của BLLĐ năm 1994. Điều này dẫn đến

việc NSDLĐ có thể lấy lý do được quy định tại Khoản 1 Điều 38, Bộ luật Lao Động, năm 2012 để thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động nữ đang mang thai, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Việc BLLĐ năm 2012 không quy định việc tạm hoãn việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi đã ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của lao động nữ. Từ đó cần bổ sung quy định vào điều luật hoặc ban hành văn bản hướng dẫn vấn đề trên để bảo vệ lợi ích cho lao động nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

- Quy định về thời hạn báo trước khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, đối với HĐLĐ khơng xác định thời hạn phải báo trước ít nhất 45 ngày cho NLĐ, đối với HĐLĐ xác định thời hạn phải báo trước ít nhất 30 ngày cho NLĐ quy định tại Khoản 2 Điều 38, Bộ luật Lao Động, năm 2012 theo tác giả

cần sửa đổi, bổ sung điều luật về số ngày báo trước thành “45 ngày làm việc” và “30 ngày làm việc” để theo hướng có lợi hơn cho NLĐ, bởi vì nếu quy định số ngày báo trước là “ngày làm việc”, đồng nghĩa với việc trừ đi những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hằng năm. Việc quy định như vậy sẽ có lợi hơn cho NLĐ, giúp họ có thể chuẩn bị tinh thần trước khi bị đơn phương chấm dứt và có thời gian ch̉n bị cho việc tìm kiếm việc làm mới.

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w