trường hợp NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ không đúng quy định tại Điều 38, Bộ luật Lao Động, năm 2012 là những trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và NSDLĐ sẽ phải chịu những hậu quả và nghĩa vụ pháp lý được quy định tại Điều 42 như đã phân tích, theo đó dù NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật về căn cứ chấm dứt hay trái pháp luật về thủ
tục chấm dứt đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau. Điều này vơ tình làm hạn chế quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ rất nhiều.
Từ đó sinh viên xin được đưa ra một số kiến nghị là BLLĐ cần phân ra rõ các trường hợp:
NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không đúng căn cứ chấm dứt và vi phạm thủ tục về thời hạn báo trước với hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng căn cứ chấm dứt nhưng vi phạm thủ tục về thời han báo trước, mỗi trường hợp cần có những trách nhiệm pháp lý khác nhau cho NSDLĐ. Riêng trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng căn cứ chấm dứt nhưng vi phạm thủ tục về thời hạn báo trước, pháp luật nên bãi bỏ những trách nhiệm như: Phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã cam kết, phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày NLĐ khơng được làm việc cộng ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ; và chỉ nên buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương NLĐ trong những ngày không báo trước theo Khoản 5 Điều 42 của BLLĐ năm 2012 vì đây mới là thiệt hại thực tế mà NLĐ phải gánh chịu.
Đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khơng có lý do, nên buộc NSDLĐ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế mà NLĐ phải gánh chịu. Thiệt hại thực tế này bao gồm các chi phí hợp lý để tìm việc làm mới và các khoản thu nhập thường xuyên mà NLĐ bị mất hoặc bị giảm sút do mất việc làm. Tùy từng trường hợp cụ thể, khoản thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút này sẽ được xác định khác nhau. Đó có thể là tồn bộ thu nhập thường xuyên bị mất từ khi NLĐ bị mất việc làm cho đến khi HĐLĐ hết hạn (nếu trong thời hạn cịn lại của HĐLĐ, NLĐ khơng tìm được việc làm mới) hoặc toàn bộ thu nhập thường xuyên bị mất từ khi NLĐ bị mất việc làm cho đến khi NLĐ tìm được việc làm mới (nếu NLĐ tìm được việc làm mới trước khi HĐLĐ hết hạn) công thêm chênh lệch giữa thu nhập thường xuyên của
việc làm mới và thu nhập thường xuyên của việc làm cũ (nếu có).