Thực trạng về giải quyết tình trạng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của người sử dụng lao động của Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 30 - 42)

- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi không

2.2. Thực trạng về giải quyết tình trạng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của người sử dụng lao động của Tòa án nhân dân

lao động trái pháp luật của người sử dụng lao động của Tòa án nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Trong những năm vừa qua cơng tác xét xử, giải quyết tranh chấp lao động đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ [xem Bảng 2.2].

Thơng qua bảng số liệu [Bảng 2.2] có thể thấy:

Số vụ tranh chấp lao động được Tòa án thụ lý ở cấp sơ thẩm, năm 2015 giảm so với năm 2014 (130 vụ), sau đó tăng liên tục qua các năm, cho thấy các tranh chấp lao động ngày càng trở nên phổ biến, đa dạng, phức tạp.

Số vụ tranh chấp lao động được Tòa án thụ lý cấp phúc thẩm tăng giảm theo từng năm. Đặc biệt vào năm 2017, số vụ án được thụ lý ở cấp sơ thẩm tăng đột biến so với năm 2016 (679 vụ), tỷ lệ số vụ được giải quyết ở cấp sơ thẩm so với số vụ thụ lý (giảm 10%) so với năm 2016, số vụ án được thụ lý ở cấp phúc thẩm lại giảm so với năm 2016 (57 vụ). Điều này cho thấy chất lượng xét xử của Tòa án cấp huyện và tỉnh ở cấp sơ thẩm đã tốt hơn nên số vụ bị kháng cáo, kháng nghị để giải quyết cấp phúc thẩm đã giảm.

Số án thụ lý xét xử giảm đốc thẩm có tăng nhanh vào năm 2016, nhưng lại giảm xuống ở những năm tiếp theo. Cho thấy chất lượng xét xử ở các cấp sơ thẩm, phúc thẩm đã đạt được nhiều hiệu quả, đúng pháp luật, tránh được tình trạng tranh chấp kéo dài nên số án thụ lý, xét xử giám đốc thẩm đã giảm xuống.

Theo báo cáo tổng kết công tác xét xử của Tịa án, trước năm 2016 thì xuất hiện ngày càng nhiều vụ án do NLĐ khởi kiện về việc bị NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hoặc đòi bồi thường thiệt hại; đây là những vụ án phức tạp có liên quan đến hoạt động quản lý tài chính, tài sản của doanh nghiệp.

Theo thống kê của Liên đồn Lao động tỉnh Quảng Bình thì những năm qua số vụ tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ xảy ra ngày càng tăng. Các vụ tranh chấp về chấm dứt HĐLĐ chiếm khoảng 60% trong số các vụ án lao động mà Tòa án các cấp đã thụ lý giải quyết [1; tr13]. Theo báo cáo về công tác giải quyết các vụ án lao động năm 2017 của Tịa án nhân dân tỉnh Quảng Bình: tranh chấp vẫn chủ yếu tập trung ở những loại tranh chấp về

đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật bằng hình thức sa thải [16; tr10]. Điều đó cho thấy, số lượng tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ vẫn chiếm tỷ lệ cao trong số các vụ án lao động được giải quyết tại Tịa án.

Nhìn chung chất lượng giải quyết về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật của NSDLĐ của Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh ngày càng tiến bộ hơn so với các năm trước, phần lớn các vụ án đã được giải quyết đúng trình tự, thủ tục trong thời hạn luật định.

Nguyên tắc hịa giải được tơn trọng nên tỷ lệ hịa giải thành khá cao tạo điều kiện để duy trì, củng cố QHLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ ngày càng tốt hơn.

Mặc dù số lượng vụ án đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ được đưa đến Tòa án nhiều hơn, tính chất, nội dung tranh chấp ngày càng đa dạng, phức tạp nhưng Tòa án vẫn giải quyết tốt không để tồn động án, đáp ứng được nhu cầu giải quyết nhanh chóng, kịp thời.

Cơng tác khiếu nại theo trình tự giám đốc thẩm đảm bảo được chất lượng và thời hạn luật định, tập trung giải quyết dứt điểm những vụ án khiếu nại bức xúc, kéo dài. Cùng với việc giải quyết đơn khiếu nại theo trình tự giám đốc thẩm, Tịa án nhân dân cấp tỉnh đã kịp thời có những hướng dẫn nghiệp vụ cho các Tịa án địa phương khi gặp những vụ án phức tạp hay những vụ việc mới xuất hiện, đảm bảo đúng pháp luật.

Tình hình giải quyết các vụ án đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ của cấp sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có chiều hướng tăng dần qua từng năm. Năm 2014 đã giải quyết 353/415 vụ việc đã thụ lý, đạt 85,1%, năm 2015 đã giải quyết 274/325 vụ việc đã thụ lý, đạt 84,3%, năm 2016 đã giải quyết 289/360 vụ việc đã thụ lý, đạt 80,2%, năm 2017 đã giải quyết 362/424 vụ việc đã thụ lý, đạt 85,3%, năm 2018 đã giải quyết 370/432 vụ việc đã thụ lý, đạt 85,6%. Mặc dù có thể thấy số lượng tranh chấp lao động giải quyết tại Tịa án có chiều hướng tăng nhưng hoạt động giải quyết của Tòa

án hai cấp rất tích cực và nâng dần tỷ lệ giải quyết qua các năm, hạn chế tình trạng án tồn đọng, kéo dài [xem Bảng 2.3].

Các vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao độngđược Tòa án thụ lý giải quyết ngay. Cụ thể kết quả đạt được trong từng trường hợp giải quyết như sau:

Các trường hợp công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

Hòa giải là một chế định quan trọng trong tố tụng dân sự. Là hoạt động do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự. Việc hịa giải có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí cho Nhà nước và cơng dân, giảm bớt giai đoạn tố tụng kéo dài, vừa giải quyết triệt để các mâu thuẩn giữa các đương sự. Quyết

định cơng nhận thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Như vậy, để hòa giải thành địi hỏi Thẩm phán phải có kiến thức pháp luật, sự hiểu biết, kinh nghiệm trong cuộc sống, sự kiên trì, khéo léo xem xét các yêu cầu cụ thể của đương sự trong vụ án phải giải quyết để tiến hành hòa giải từng yêu cầu theo thứ tự hợp lý, đặc biệt chú ý đến ý kiến, yêu cầu, nguyện vọng của đương sự; phương án hòa giải của mỗi đương sự nêu ra để có định hướng giúp cho đương sự lựa chọn phương án thỏa thuận trong cơng tác hịa giải để đưa ra các giải pháp chung nhất cho các bên đương sự về toàn bộ nội dung vụ án. Qua đây đã cho chúng ta thấy đội ngũ thẩm phán đã không ngừng nổ lực trong cơng tác hịa giải cùng với kinh nghiệm thực tiễn và hiểu biết sâu rộng của mình nên đã mang lại kết quả đáng kể trong việc hịa giải thành. Có thể thấy được qua số liệu sau: năm 2014 hòa giải thành 112/353 vụ đã giải quyết đạt tỷ lệ 31,7%, năm 2015 hòa giải thành 118/274 vụ đã giải quyết đạt tỷ lệ 43,1%; năm 2016 hòa giải thành 120/289 vụ đã giải quyết đạt tỷ lệ 41,5%; năm 2017 hòa giải thành 147/362 vụ đã giải quyết, đạt tỷ lệ 40,6%; năm 2018 hòa giải

thành 163/370 vụ đã giải quyết, đạt tỷ lệ 41,1% [xem Bảng 2.3].

Các trường hợp đình chỉ vụ án

Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc tòa án quyết định ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Như vậy, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc tòa án cho ngừng hẳn mọi hoạt động tố tụng. Sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì mọi hoạt động tố tụng tụng giải quyết vụ án dân sự phải được ngừng lại.Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự xóa tên vụ án dân sự trong sổ thụ lý. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đúng pháp luật giúp cho việc giải quyết các vụ án dân sự được nhanh chóng, dứt điểm, tiết kiệm nguồn lực của Tịa án.

Các vụ án án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động thuộc các trường hợp phải đình chỉ giải quyết thì khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, Tịa án sẽ tiến hành xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu. Lý do chủ yếu của việc đình chỉ là các đương sự đã tự thỏa thuận và khơng u cầu Tịa án tiếp tục giải quyết vụ án hay nguyên đơn rút đơn khởi kiện.

Theo thống kê năm 2014 đình chỉ 40/353 vụ; năm 2015 đình chỉ 48/274 vụ đã giải quyết; năm 2016 đình chỉ 90/289 vụ đã giải quyết; năm 2017 đình chỉ 87/362 vụ đã giải quyết; năm 2018 đình chỉ 96/370 vụ đã giải quyết. Trên thực tế các vụ án đình chỉ là các vụ án đã giải quyết xong tranh chấp [xem Bảng 2.3].

Các trường hợp xét xử vụ án

Khi thực hiện các hoạt động tố tụng để thu thập chứng cứ chuẩn bị xét xử, Thẩm phán ln nắm vững các thuộc tính của chứng cứ, đồng thời xác định chính xác yêu cầu của đương sự (yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu

cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan), quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp trong vụ án, những vấn đề cần phải chứng minh, các chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án và các chứng cứ đang được lưu giữ ở đâu, nghĩa vụ chứng minh của đương sự, quy phạm pháp luật nội dung, từ đó áp dụng các biện pháp phù hợp để thu thập chứng cứ, đảm bảo tính khách quan. Khi đưa vụ án ra giải quyết, Hội đồng xét xử tuân thủ đúng các bước tố tụng tại phiên tòa. Phối hợp tốt giữa Viện kiểm sát và Tòa án cũng như giữa Kiểm sát viên và Thẩm phán hạn chế được nhiều sai sót trong q trình tiến hành giải quyết vụ án. Hạn chế mức thấp nhất việc kháng cáo, kháng nghị lên Tòa án cấp trên, tránh được án bị khiếu kiện kéo dài, sửa hay hủy vụ án. Theo thống kê năm 2014 xét xử 125/353 vụ; năm 2015 xét xử 48/274 vụ đã giải quyết; năm 2016 xét xử 30/289 vụ đã giải quyết; năm 2017 xét xử 58/362 vụ đã giải quyết; năm 2018 xét xử 62/370 vụ đã giải quyết. Những vụ án đưa ra giải quyết là những vụ án phức tạp, đương sự khơng thể hịa giải với nhau. Qua số liệu thống kê thực tế cho thấy các vụ án được giải quyết tranh chấp bằng cách xét xử ngày càng gia tăng. Cho thấy các vụ án ngày càng phức tạp hơn về quy mô và mức độ khơng thể tiến hành hịa giải thành. Từ đó địi hỏi các Thẩm phán phải nâng cao chuyên môn, nâng cao trách nhiệm để đáp ứng nhiệm vụ được giao. Trong 5 năm, từ năm 2014 đến năm 2018, mặc dù có bản án bị kháng cáo, kháng nghị nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ [xem Bảng 2.3].

Trong rất nhiều vụ án NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì điển hình Tịa giải quyết vụ án như sau:

Bản án số 02/2017/TCLĐ-ST ngày 14/5/2017 về việc tranh chấp HĐLĐ của TAND thành phố Đồng Hới giữa ngun đơn là ơng Nguyễn Xn Hịa (trú tại tổ dân phố 7, phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình) và bị đơn cơng ty TNHH XDTH Tâm Anh (địa chỉ số 53 Ngô Gia Tự, phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình).

Theo nội dung đơn khởi kiện ngày 07/11/2016 của ơng Hịa như sau ngày 01/04/2015, cơng ty đã ký kết HĐLĐ số 12/2015/HĐLĐ, loại hợp đồng vụ đồng. Trong thời gian làm việc, ơng Hịa ln tn thủ nội quy, quy chế của cơ quan, chấp hành pháp luật, ln hồn thành mọi nhiệm vụ được giao, khơng có lần nào bị khiển trách hay lập biên bản vi phạm kỷ luật lao động. Hết thời hạn hợp đồng, ơng Hịa có u cầu ban giám đốc ký lại hợp đồng, nhưng cơ quan vẫn không ký. Đến ngày 04/09/2016, Công ty thông báo (bằng miệng) cho ơng Hịa, sẽ chấm dứt HĐLĐ với ông vào ngày 15/09/2016. Ngày 14/09/2016 Ban giám đốc lập biên bản làm việc và thơng báo chính thức chấm dứt HĐLĐ với ơng Hịa ngày 15/09/2016. Ơng Hịa đã có đơn yêu cầu thanh lý hợp đồng và yêu cầu cơ quan giải quyết quyền lợi cho ông, nhưng không được giải quyết nên ơng đã khởi kiện u cầu Tịa án xác định việc chấm dứt HĐLĐ của Công ty đối với ông là trái pháp luật, và u cầu cơng ty bồi thường.

Phía cơng ty trình bày: sau thời gian thử việc, ơng Hịa có ký với cơng ty HĐLĐ loại lao động vụ việc 2 tháng, do ơng Hịa khơng nằm trong độ tuổi có thể ký hợp đồng lâu dài nên trước khi ký kết thì 2 bên đã thỏa thuận sau 2 tháng mà không ký tiếp hợp đồng mà cơng ty vẫn tiếp tục sử dụng thì thống nhất bảo lưu hợp đồng cũ theo vụ việc 2 tháng tiếp theo. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, ơng Hịa đã vi phạm quy định về an tồn giao thơng như đi vào đường ngược chiều, vừa nghe điện thoại trong lúc lái xe, và uống bia rượu trong lúc lái xe. Do nhiều lần vi phạm và được nhắc nhở nhưng ông Hịa khơng khắc phục nên Cơng ty đã thống nhất chấm dứt HĐLĐ với ơng Hịa và thông báo cho ông thời hạn chấm dứt HĐLĐ vào ngày 115/09/2016. Do công ty xác định đây là loại hợp đồng vụ việc 2 tháng nên chỉ cần thông báo trước với ơng Hịa 03 ngày.

Sau khi xem nội dung HĐLĐ giữa ơng Hịa và Cơng ty TNHH XDTH Tâm Anh và căn cứ vào quy định của pháp luật, Hội đồng xét xử cho rằng

HĐLĐ trên là loại hợp đồng vụ việc 2 tháng, tuy nhiên sau khi thực hiện hợp đồng, 2 bên khơng có ý kiến bổ sung, thay đổi, hoặc ra văn bản phụ lục hợp đồng để điều chỉnh lại thời gian trên và ơng Hịa đã làm việc liên tục từ 01/04/2015 đến 14/09/2016 (hơn 30 ngày). Trong thời gian này hai bên khơng ký kết lại HĐLĐ, vì vậy theo quy định tại Điểm c Khoản 1, Khoản 2, Điều 22, Bộ luật Lao động 2012 thì HĐLĐ này là loại hợp đồng xác định thời hạn (nếu theo quy định Khoản 2, Điều 22, Bộ luật Lao động 2012 thì HĐLĐ đó được xác định rõ ln là có thời hạn 24 tháng). Do khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì Cơng ty phải báo trước cho ơng Hịa ít nhất là 30 ngày và việc công ty chấm dứt HĐLĐ với lý do ơng Hịa vi phạm quy định về an tồn giao thơng là khơng đúng quy định tại Điều 38 của BLLĐ năm 2012. Từ đó Hội đồng xét xử quyết định: việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ số 12/2015/HĐLĐ ngày 01/04/2015 của Cơng ty với ơng Hịa là trái pháp luật, ơng Hịa tự nguyện thanh lý hợp đồng, buộc Cơng ty phải bồi thường, thanh tốn cho ơng Hịa số tiền là 19.369.000 đồng.

Bản án được Tòa án Nhân dân thành phố Đồng Hới tuyên ngày 14/05/2017, Tòa án Nhân dân thành phố Đồng Hới đã xác định công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ với ơng Hịa là khơng đúng căn cứ và thủ tục báo trước tại Điều 38 của BLLĐ năm 2012, từ đó cho thấy Tịa án đã áp dụng đúng các quy định của pháp luật hiện hành để giải quyết các yêu cầu của đương sự.

Bản án 21/2017/LĐ-ST ngày 17/08/2017 về việc tranh chấp HĐLĐ của TAND tỉnh Quảng Bình giữa ngun đơn là ơng Nguyễn Hồi An và bị đơn là công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Nhà Việt (14 Quang Trung, phường Hải Đình, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình).

Nội dung vụ án như sau cơng ty ra quyết định về việc thay đổi cơ cấu, sáp nhập phòng ban và chuyển ơng An sang làm phịng khác. Q bức xúc trước việc bị điều chuyển bất thường, không phù hợp với năng lực hiện tại,

ông An gửi đơn yêu cầu khiếu nại lên hội đồng quản trị thì 3 ngày sau nhận được câu trả lời là quyết định chấm dứt HĐLĐ mà khơng hề có lý do.

Nhưng chỉ sau 2 tuần, công ty lại ban hành quyết định thu hồi quyết định chấm dứt HĐLĐ đã ký trước đó đồng thời thực hiện việc sáp nhập các

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 30 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w