QUẢN TRỊ RỦI RO

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lập kế hoạch kinh doanh đặc sản trái cây sấy khô (Trang 56 - 60)

8.1. Rủi ro trong ngành, kinh tế, pháp luật Rủi ro trong nội bộ doanh nghiệp Rủi ro trong nội bộ doanh nghiệp

Rủi ro tranh chấp giữa các thành viên góp vốn

Các hình thức góp vốn trong công ty gồm đa dạng các hình thức khác nhau:

 Góp vốn bằng tài sản: góp vốn bằng tiền mặt, phương tiện sản xuất - kinh doanh, Góp vốn bằng quyền tài sản: góp vốn bằng quyền hưởng dụng, góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ và góp vốn bằng sản nghiệp thương mại.

 Góp vốn bằng tri thức: Người góp vốn bằng tri thức đảm bảo việc mang tri thức phục vụ cho lợi ích công ty nhưng với hình thức góp vốn này thì rất khó để xác định giá trị phần vốn góp của cá nhân.

 Góp vốn bằng hoạt động hay công việc: Giá trị của công sức góp vào công ty rất khó trị giá chính xác bằng tiền. Vì vậy các thành viên tự thỏa thuận về giá trị của nó để bù đắp lại bằng quyền lợi của công ty.

 Các tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh chấp về:

 Trị giá phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty;

 Việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty của thành viên công ty đó cho người khác không phải là thành viên của công ty;

 Quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh toán nợ của công ty;

 Việc thanh lý tài sản, phân chia nợ giữa các thành viên của công ty trong trường hợp công ty bị giải thể.

 Về các vấn đề khác giữa các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;

Nhóm rủi ro về trách nhiệm đối với nhân viên

Doanh nghiệp luôn tiềm ẩn những rủi ro nhân sự trong quá trình quản lý mà nhà quản lý khó có thể nhận ra được, từ đó gây khó khăn và cản trở cho doanh nghiệp khi không biết mình đang tìm kiếm điều gì và nhận ra vấn đề của doanh nghiệp. Một số loại rủi ro phổ biến mà các nhà quản lý cần nhận biết:

 Vi phạm bảo mật phần mềm và tiết lộ thông tin bí mật của nhân viên.

 Nhân viên làm việc nhiều hơn số giờ đã thỏa thuận.

 Nhân viên được trả lương thấp hơn mức lương của họ.

 Nhân viên không nhận được chỗ ở do luật pháp cấp.

 Kiểm tra lý lịch hoặc tài liệu tham khảo bị thiếu hoặc không đầy đủ cho việc tuyển dụng mới.

 Nhân viên bị thương do thiếu đào tạo hoặc giáo dục.

 Nhân viên cảm thấy như họ không thể thành thật về các vấn đề tiềm ẩn trong công việc.

Rủi ro trong việc bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ

Tài sản trí tuệ có thể được thể hiện dưới các dạng như: quyền đối với tác phẩm, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh… . Cụ thể về rủi ro khi doanh nghiệp không đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là có thể bị mất toàn bộ quyền sở hữu và sử dụng thương hiệu vào tay đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều tiền của và công sức cho hoạt động kiện tụng, dàn xếp và doanh nghiệp có thể phải tái cơ cấu lại thương hiệu của mình.

Doanh nghiệp thường gặp một số rủi ro về tài sản sở hữu trí tuệ như làm thất thoát trong hoạt động sáng kiến, rò rỉ thông tin và bí mật kinh doanh, sơ suất về sở hữu trí tuệ và tài sản sở hữu trí tuệ trong giao dịch hợp đồng,…Vì vậy, việc đăng ký và bảo vệ tài sản trí tuệ là điều vô cùng quan trọng, cần thiết và là ưu tiên hàng đầu khi thương hiệu chuẩn bị thực hiện một chiến dịch mới hoặc chuẩn bị tung sản phẩm mới ra thị trường.

Nhóm rủi ro về cơ quan nhà nước

Rủi ro về việc tuân thủ pháp luật doanh nghiệp:

Rủi ro tuân thủ bao gồm rủi ro phát sinh do không tuân thủ các quy chế, chính sách nội bộ và các quy định của pháp luật được áp dụng cho doanh nghiệp. Nó có thể dẫn đến tổn thất tài chính và các hình phạt pháp lý. Vai trò của người làm pháp chế với loại rủi ro này chính là kiểm soát doanh nghiệp, tuân thủ pháp luật Nhà nước.

Rủi ro về việc tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế:

Một doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế sẽ được chính quyền ưu đãi, được bảo vệ quyền lợi pháp lý chính đáng và được tạo điều kiện để kinh doanh thuận lợi. Ngoài ra thiết lập được mối quan hệ tốt với chính quyền sẽ giúp cho doanh nghiệp có được một số lợi thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ khác. Nếu doanh nghiệp

gặp khó khăn sẽ được hỗ trợ và các vấn đề sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường xuyên mắc phải những rủi ro về thuế, nguyên nhân là vì các đơn vị này không nắm được các quy định về thuế dẫn đến việc kê khai quyết toán xảy ra nhiều lỗi vì những lý do không đáng có này và phần lớn các doanh nghiệp chỉ biết đến rủi ro khi nó đã xảy ra và những rủi ro thưởng gặp là 4 loại sau:

 Bị tính cao hơn

 Bị phạt: Trường hợp này là do doanh nghiệp hiểu sai hoặc làm sai các quy định, nó rất phổ biến và có thể xảy ra bất cứ lúc nào, tại bất cứ doanh nghiệp nào.

 Bị ấn định thuế: Đây là trường hợp “thảm khốc” nhất mà không một doanh nghiệp nào mong muốn.

 Mất sổ sách và chứng từ: Trường hợp này thường xảy ra ở các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập, khi bộ máy kế toán chưa có hoặc chưa ổn định, khi lãnh đạo doanh nghiệp chưa quan tâm đến kế toán và thuế mà chỉ tập trung vào các chiến lược kinh doanh, khi doanh nghiệp chưa có quy trình cụ thể đối với công tác kế toán và thuế.

Nhằm hạn chế tối đa các rủi ro, công ty luôn chú trọng và quan tâm đến các vấn đề về thuế và nộp thuế Nhà nước, tuyển dụng những nhân sự giỏi, có kinh nghiệm và chuyên môn cao để thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của công ty.

8.2. Rủi ro về thương hiệu công ty

Trong giai đoạn đầu hoạt động, tạo được sự tin tưởng trong tâm trí khách hàng là vô cùng quan trọng, tuy nhiên những rủi ro liên quan đến hình ảnh và uy tín của thương hiệu, những hoạt động vô tình làm xấu hình ảnh thương hiệu, dẫn đến bị khách hàng tẩy chay, có thể trở thành thua lỗ, thậm chí phá sản. Bên cạnh đó, thương hiệu bị đối thủ bắt chước, làm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng...gây ra những hình ảnh xấu trong tâm trí khách hàng đi đến sự mất tin tưởng của khách hàng có thể dẫn đến phá sản thương hiệu. Chính vì vậy, công ty luôn tiến hành phân tích thương hiệu để dự đoán những rủi ro có thể phải đối mặt, kiểm tra tất cả những rủi ro tiềm tàng xảy đến với những đối tượng “thính giả” chủ yếu của thương hiệu như khách hàng, nhân viên, cộng đồng, những nhà làm luật và các đối thủ cạnh tranh. Các kết quả sẽ là công cụ giúp các giám đốc cấp cao của công ty có thể mường tượng ra được diễn biến của biến cố - đong đo một cách khôn ngoan với các rủi ro khác và nhận thấy được các đe

dọa gây ra những rủi ro đến thương hiệu. Sau khi nhận thấy dấu hiệu của các đe dọa đem lại các rủi ro cho thương hiệu, ban điều hành sẽ vạch ra các kế hoạch để ứng phó trước mọi rủi ro có thể xảy ra. Khi đổi mặt với rủi ro, bước đầu tiên của công ty là đưa ra các kế hoạch truyền thông để giữ cho tất cả các thông tin được thông báo kịp thời và đầy đủ. Bước hai là đưa ra lời cam kết thực hiện những việc cần làm bằng mọi giá, chuẩn bị sẵn những phát ngôn tích cực về thương hiệu, giúp ngăn chặn việc xói mòn thương hiệu trong ngắn hạn khi xảy ra khủng hoảng.Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, công ty luôn đặc biệt chú trọng và cảnh giác đối với những nguy cơ gây ra các rủi ro về thương hiệu, nhằm xây dựng được những hình ảnh đẹp cho thương hiệu và sự phát triển về lâu dài của công ty.

8.3. Rủi ro về chăm sóc khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm, thương hiệu là điều vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của thương hiệu về lâu dài. Dịch vụ chăm sóc khách hàng tệ sẽ tạo ra lỗ hổng khiến công ty thất thoát khách hàng và tài chính, chi phí để tìm kiếm khách hàng mới tốn kém gấp 6 lần so với việc giữ chân khách hàng cũ, chính vì công ty luôn chú trọng khắc phục tận gốc rễ các vấn đề về khách hàng.

Rủi ro khi khiến khách hàng cảm thấy khó chịu và thất vọng là điều rất có thể xảy ra, điều này khiến cho công ty vuột mất các cơ hội để có thể gia tăng doanh số bán hàng và lượng khách hàng tin tưởng vào thương hiệu. Chính vì vậy, để khắc phục rủi ro này nhóm hỗ trợ khách hàng của công ty không chỉ chú trọng vào việc giải quyết các vấn đề bề nổi mà luôn tìm ra gốc rễ của các vấn đề, hỗ trợ khách hàng một cách triệt để và dứt khoát những vấn đề mà khách hàng gặp phải.

Công ty sẽ tích cực mở các khóa đào tạo nhằm trau dồi kỹ năng ứng phó, xử lý các vấn đề, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ chăm sóc khách hàng, giúp đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng có thể dễ dàng tìm ra các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải và giải quyết triệt để các vấn đề.

8.4. Rủi ro về an toàn thực phẩm

Rủi ro an toàn thực phẩm ảnh hưởng tới sức khỏe con người có thể phát sinh bởi các mối nguy từ sinh học, hóa chất hay vật lý. Các tác nhân gây bệnh trên thực phẩm, ví dụ các vi sinh vật được tìm thấy trong thức ăn như vi khuẩn là tác nhân chính của thực phẩm nhiễm bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Nhiều yếu tố dọc theo chuỗi cung ứng thực phẩm có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm:

 Thuốc trừ sâu,cây trồng biến đổi gen trong các trang trại, sâu bệnh

 Phương pháp sơ chế, chế biến và quy trình sản xuất sản phẩm

 Điều kiện bảo quản và đóng gói thực phẩm

Để giảm thiểu tối đa những rủi ro về an toàn thực phẩm, công ty sẽ thực hiện các kiểm định nghiêm ngặt ở mỗi khâu sản xuất, quy trình chế biến, đảm bảo chất lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm.

Bên cạnh đó, công ty sẽ chủ động xác định các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra và xây dựng những biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa các vấn đề có thể gặp phải, đồng thời, thực hiện các hoạt động đầu tư, cải tiến các thiết bị, máy móc trong quá trình sản xuất nhằm đem đến các sản phẩm chất lượng cao ra thị trường.

8.5. Rủi ro về đối thủ cạnh tranh

Là một thị trường tiềm năng và thu hút, chính vì vậy sẽ còn những đối thủ cạnh tranh bước chân vào cuộc đua giành thị phần, chính vì vậy công ty sẽ đưa ra những chiến lược phát triển dài hạn và những chiến lược dự phòng để gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, các rủi ro do những chiêu trò của đối thủ cạnh tranh cũng được nghiên cứu cẩn thận nhằm đưa ra các biện pháp đối phó kịp thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://danso.org/viet-nam/

https://vnbusiness.vn/thi-truong/thi-truong-do-an-vat-cuoc-chien-gianh-mieng- banh-hon-1-ty-usd-1052724.html

https://nongnghiep.vn/trai-cay-che-bien-khong-du-nhu-cau-thi-truong- d259718.html

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lập kế hoạch kinh doanh đặc sản trái cây sấy khô (Trang 56 - 60)