- Nguyên mẫu: Nguyễn Tuân lấy nguyên mẫu từ nhân vật Cao Bá Quát một con người vừa có tài, vừa có tâm,
4. Cảnh cho chữ "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có"
từng có"
* Động cơ cho chữ
- Huấn Cao thuận cho chữ quản ngục không phải là thanh toán những nợ nần, ơn nghĩa bấy lâu với quản ngục, cũng không phải để lại những di huấn cuối cùng cho người ở lại trước khi từ giã cõi đời, cũng không phải là phô diễn tài hoa lần cuối.
- Huấn Cao cho chữ quản ngục vì cảm động trước một tấm lòng cao quý - tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của quản ngục. Tức là khi cái tâm bị đánh động, ông đã mang cái tài ra để thực hành. Từ đó, cái tâm và cái tài đã chuyển hóa thành cái đẹp.
* Thời gian cho chữ chưa từng có
- Thời gian khách quan: Thông thường người ta cho chữ vào ban ngày, lúc trời sáng sủa (thường là buổi sáng). Huấn Cao cho chữ vào lúc đêm khuya "lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn tiếng mõ trên vọng canh" --> gợi ra một không khí tịch mịch, vừa bí mật vừa thiêng liêng.
- Thời gian chủ quan: Người ta thường cho chữ vào những lúc rảnh rỗi, tâm thế thư thái, nhàn nhã nhất. Huấn Cao cho chữ vào đêm cuối cùng của cuộc đời mình, khi sự sống của con người đang được đếm từng
download oad by : skknch at@gm ail.co m
Tìm các chi tiết khắc họa hành động, tư thế của những người trong cảnh cho chữ? Hành động, tư thế có gì khác thường với địa vị xã hội của họ?
giờ, từng khắc. --> Đây là khoảng thời gian vô cùng ngặt nghèo, căng thẳng nhưng cũng lại là những giây phút quý báu nhất còn lại để Huấn Cao có thể dồn hết tâm lực của mình cho chữ người tri kỉ.
* Không gian cho chữ chưa từng có
- Cho chữ vốn là một cử chỉ văn hóa nên thường diễn ra ở một nơi văn hóa như thư phòng, tiền sảnh trang nhã, lịch sự, đẹp đẽ.
- Ở đây, không gian cho chữ lại là nhà tù - "một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián" --> không gian bẩn thỉu, xấu xa, nơi chứa đựng những cặn bã của xã hội.
* Con người với sự đảo lộn vị thế chưa từng có
- Về hành động, tư thế
+ Người cho chữ: Là một tử tù, chỉ ngày mai phải giải lên kinh lĩnh án chém, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, dậm tô từng nét chữ trên phiến lụa trắng tinh trên mảnh ván. Huấn Cao hiện lên uy nghi, đường hoàng, lộng lẫy, ban phát cái đẹp
+ Người xin chữ: Quản ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm; thầy thơ lại run run bưng chậu mực.
--> Có một sự hoán vị đổi ngôi chưa từng có: kẻ có quyền hành thì không có quyền uy, quyền uy thuộc về kẻ đã bị tước đi mọi thứ quyền, kể cả quyền sống tối thiểu. Song sự thay đổi bề ngoài đó nhằm diễn tả một trật tự mới bên trong được thiết lập bởi cái đẹp. Cái đẹp tỏa ra từ khí phách, tài hoa, thiên lương của Huấn Cao đã phế bỏ trật tự xã hội mà phận vị sắp đặt cho họ. Giờ đây chỉ còn những tấm lòng bạn bè cao đẹp, những tấm lòng tri kỉ bao bọc xung quanh cái đẹp.
download oad by : skknch at@gm ail.co m
Cuối cảnh cho chữ, Huấn Cao khuyên quản ngục điều gì? Lời khuyên đó có ý nghĩa như thế nào?
Ngục quan đã đón nhận lời khuyên của Huấn Cao như thế nào? Nhận xét về thái độ của nhân vật? Em có nhận xét gì về sự vận động của các yếu tố: bóng tối, ánh sáng, cái hôi hám và mùi thơm trong cảnh cho chữ?