Về lời nói, thái độ

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) đặc trưng truyện ngắn và định hướng đọc hiểu văn bản truyện ngắn trong nhà trường THPT (Trang 41 - 45)

+ Kẻ tử tù đĩnh đạc đưa ra những lời khuyên như những lời di huấn thiêng liêng, muốn khai tâm, cảm hóa, thức tỉnh, soi sáng cho quản ngục trở về với con đường lương thiện: “nên thay đổi chốn ở đi”, “nên tìm về quê mà ở đã, hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ”.“Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững, và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”.

--> Ý nghĩa: Lời khuyên thể hiện quan niệm thẩm mỹ: Cái ĐẸP không thể chung sống với cái XẤU, cái ÁC. Cái ĐẸP phải gắn liền với cái THIỆN, cái cao cả, với thiên lương.

Người nghệ sĩ chân chính cần phải có cái TÂM, có THIÊN LƯƠNG. Nhờ đó, họ mới trở nên bất tử, để lại tiếng thơm muôn đời.

--> Rõ ràng kẻ bị giáo dục lại đi giáo dục quản ngục - kẻ có chức năng giáo dục tội phạm. Tử tù vụt trở thành người hướng đạo, chỉ giáo cho ngục quan.

+ Quản ngục: nhận bức châm và lời khuyên với cái cúi lạy, dòng nước mắt xúc động và những lời lĩnh hội thật chân thành. --> như vậy, người có chức năng giáo dục phạm nhân lại đang kính cẩn đón nhận từng lời giáo dục của một tử tù.

--> Một lần nữa, cái đẹp khẳng đinh được quyền uy tối cao của nó. Nó không chỉ xích gần khoảng cách của những kẻ cách biệt về vị thế xã hội mà còn có sức mạnh cảm hóa, cứu rỗi những con người lầm lạc.

* Sự vận động của các yếu tố trong cảnh cho chữ

- Sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng: Cảnh cho chữ mở ra là một buồng tối chật hẹp ẩm ướt, rồi dần dần sáng

download oad by : skknch at@gm ail.co m

Em có nhận xét gì về nghệ thuật dựng cảnh của tác giả?

Theo em, cảnh cho chữ được dựng lên trong tác phẩm có những ý nghĩa nào?

rực bởi ánh sáng của bó đuốc tẩm dầu và ánh sáng của cái đẹp.

- Sự vận động từ cái hôi hám, bẩn thỉu của cảnh nhà giam đến cái thanh khiết, cao cả của nền lụa trắng, nét chữ đẹp, vuông vắn dần hiện lên và mùi thơm của thoi mực hay cũng chính là hương vị của tình người, của thiên lương.

--> Cảnh cho chữ là một cảnh hay nhất trong tác phẩm, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người, có ý nghĩa sâu xa.

--> Nghệ thuật dựng cảnh

Tác giả đã dựng cảnh bằng kiến thức hội hoạ và điện ảnh, quay cận cảnh từng chi tiết, gợi lên một không khí hài hoà, thiêng liêng, cổ kính, tạo phông nền cho cảnh cho chữ, xây dựng tư thế, hình ảnh những con người trong cảnh cho chữ với những nét độc đáo.

=> Ý nghĩa của cảnh cho chữ

- Kết tinh vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao, quản ngục.

- Thông điệp quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân: Cái đẹp không thể chung sống với cái ác, cái xấu mà phải gắn liền với cái thiện, cái cao cả. Cái đẹp, cái thiên lương là bất tử.

- Thể hiện niềm tin của tác giả, niềm tin vững chắc vào con người: Huấn Cao chết đi nhưng tài năng, nhân cách sẽ còn mãi, sẽ có người bảo vệ, giữ vững. Quản ngục đã được cảm hoá, chắc hẳn sẽ rời bỏ chỗ ở, về quê, gìn giữ tâm hồn thanh sạch.

Tóm lại: Cảnh cho chữ mang sức nặng toàn bài, vừa kết kinh và làm sáng ngời phẩm chất của nhân vật, vừa thể hiện quan niệm, tư tưởng của tác giả.

download oad by : skknch at@gm ail.co m

Em hãy khái quát những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?

Khái quát giá trị nội dung của tác phẩm?

BI. Tổng kết 1. Nghệ thuật

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) đặc trưng truyện ngắn và định hướng đọc hiểu văn bản truyện ngắn trong nhà trường THPT (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w