Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy học gắn với thực tiễn sản xuất ở địa phương thông qua bộ môn địa lý và một số chủ đề liên môn (Trang 54 - 59)

- GV: nhận xét, bổ sung, kết luận.

1. Kết quả thực nghiệm

1.1. Kết quả thực nghiệm ở trường THPT Nghi Lộc 5

Đề tài ứng dụng trong giảng dạy Địa lý và một số chủ đề liên môn từ năm học 2015-2016 đễn nay. Nhìn chung khi ứng dụng đề tài này đã phát huy được tính tích cực, tích hợp trong việc học tập của học sinh, tiếp nhận bài học dễ dàng, mức độ học tập từ nhận biết đến thông hiểu đến vận dụng được thể hiện rõ. Khả năng vận dụng bài học để ứng dụng vào thực tiễn khá thành thạo. Đề tài có khả năng phát triển tư duy và khả năng vận dụng , rèn luyện được nhiều năng lực cho HS sau khi triển khai.

Kết quả khảo sát trước khi triển khai đề tài

Lớp Sĩ số 10A2 10A3 10A4 10A5 Tổng

Kết quả khảo sát sau khi triển khai đề tài như sau:

Lớp Sĩ số 10A2 10A3 10A4 10A5 Tổng 4 7 download by : skknchat@gmail.com

1.2. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh

Kết quả khảo sát trước khi triển khai đề tài như sau:

Lớp

10A2 10A5 Tổng

Kết quả khảo sát sau khi triển khai đề tài như sau:

Lớp

10A2 10A5 Tổng

1.3. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Nghi Lộc 2

Kết quả khảo sát trước khi triển khai đề tài như sau:

Lớp 10C5 10C3 Tổng 48 download by : skknchat@gmail.com

Kết quả khảo sát sau khi triển khai đề tài như sau:

Lớp

10C5 10C3 Tổng

1.4. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Nghi Lộc 4

Kết quả khảo sát trước khi triển khai đề tài như sau:

Lớp Sĩ số

10C5 10A1 Tổng

Kết quả khảo sát sau khi triển khai đề tài như sau:

Lớp Sĩ số

10C5 10A1 Tổng

Qua kết quả khảo sát cho thấy, sau khi áp dụng đề tài này đã tạo ra được sự hứng thú của học sinh khi tiếp nhận các tìn huống có vấn đề. Chất lượng bài học đã được nâng cao. Có thể khẳng định, đây cũng là hướng đi tích cực và phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh hiện nay.

2. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu và áp dụng thực nghiệm trên, tôi nhận thấy một số kết quả tích cực như sau:

49 9 download by : skknchat@gmail.com

2.1. Đối với giáo viên:

Chủ động trong công tác giảng dạy, gắn kết bài dạy với các tình huống thực tiễn. Kết hợp việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như tham gia sản xuất, thu hoạch chế biến sản phẩm; điều tra, thu thập, phân tích xử lý thông tin; Kỹ năng tư vấn,...

Tiếp cận sớm vơi các phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh – một trong những mục tiêu trước mắt và lâu dài của ngành Giáo dục và Đào tạo nước nhà.

Đồng thời cũng góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân giáo viên.

2.2. Đối với học sinh:

Các em hăng say hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức mới Vận dụng linh hoạt kiến thức vào tình huống thực tế Thích thú với bộ môn Địa lý hơn

2. 3. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, triển khai SKKN.

Việc áp dụng SKKN vào thực tiễn cần phải có những thời gian nhất định, tránh những vội vàng, mang tính áp đặt,...

Giáo viên phải nghiên cứu kỹ lưỡng thời lượng chương trình, cấu trúc của chương trình giáo dục phổ thông và phạm vi của đề tài. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của vấn đề mà đề tài đề cập đến trong SKKN.

Giáo viên phải kích thích được tính tích cực, tự giác học tập của học sinh. Muốn vậy, người giáo viên phải nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học và đầu tư các tình huống gắn liền với suy nghĩ của học sinh.

Trong quá trình thực hiện phải có tính cập nhật và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của đối tượng dạy – học.

3. Kiến nghị.

Căn cứ vào những kết quả đạt được của SKKN và thực trạng dạy học hiện nay ở trường phổ thông, tôi có một số kiến nghị, đề xuất sau:

Trong dạy học Địa lý ở trường THPT, giáo viên cần có sự mạnh dạn đầu tư và vận dụng một cách nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, chọn các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của kiểu bài lên lớp, chuẩn bị công phu về nội dung bài soạn, có sự phong phú về ý tưởng, linh động trong việc giải quyết các tình huống sư phạm xảy ra. Thông thường học sinh chỉ quen tiếp thu kiến thức của bài học một cách thụ động từ giáo viên, do đó khi thay đổi phương pháp hướng các em đến tiếp thu kiến thức một cách chủ động và sáng tạo thì cũng phải hết sức cẩn thận. Trong quá trình thực hiện, giáo viên cần có sự hỗ trợ và

50 0 download by : skknchat@gmail.com

hướng dẫn cách thức cho học sinh khám phá và chủ động tìm ra kiến thức mới. Từ đó rèn luyện được thêm nhiều kỹ năng cho học sinh.

Học sinh phải tự giác trong học tập, tích cực vận dụng các kiến thức đã có vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Không học theo kiểu máy móc, không học đối chiếu để thi, mà học để làm việc và chung sống.

Sở GD&ĐT cần chỉ đạo quyết liệt hơn thực hiện công tác chuyên môn ở các trường THPT nội dung lồng ghép kiến thức ứng dụng vào thực tiễn trong đời sống và sản xuất.

Với những kết quả đạt được, theo tôi đề tài sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lý ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.

51 1 download by : skknchat@gmail.com

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình

2. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2007), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT

3. Dự án Việt - Bỉ, Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.

4. Tài liệu Định hướng giáo dục STEM trong trường học, Vụ Giáo dục trung học, 2018. 5. http://tusach.thuvienkhoahoc.com. 6. http://baodientu.chinhphu.vn/Tin - noi-bat/Ban-hanh-Nghi-quyet-ve-doi- moi-can-ban-toan-dien-giao-duc/184826.vgp 5 2 download by : skknchat@gmail.com

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy học gắn với thực tiễn sản xuất ở địa phương thông qua bộ môn địa lý và một số chủ đề liên môn (Trang 54 - 59)