Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy học gắn với thực tiễn sản xuất ở địa phương thông qua bộ môn địa lý và một số chủ đề liên môn (Trang 25 - 29)

- GV: nhận xét, bổ sung, kết luận.

4.1.3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.

4.1.3.1. Vận dụng kiến thức liên môn nghiên cứu tổng quan về cây hành tăm nói chung và tình hình trồng hành tăm trên các xã Lâm – Văn – Kiều.

- Địa lý: Cây hành tăm, hành trắng....thuộc họ Hành, được trồng phổ biến ở các

tỉnh miền Trung, trồng làm rau gia vị và lấy củ để làm thuốc. Có thể nhân giống bằng củ hay tách bụi vào vụ Đông xuân, thu hoạch củ vào vụ Hè thu. Trồng hành vốn đầu tư thấp nhưng hiệu quả cao hơn các loại rau ăn lá khác. Cây hành góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người trồng rau.

Vùng các xã Lâm- Văn – Kiều vốn là vùng cao nhất của huyện Nghi Lộc. Tuy nhiên, được thiên nhiên ưu đãi, vùng này có thể phát triển nông nghiệp lúa nước. Diện tích đất tơi xốp,bằng phẳng khá rộng nên rất thích hợp cho việc trồng hành tăm.

- Sinh học: về thời vụ: Mùa vụ thích hợp cho cây hành là trồng vào tháng 9- 10

(đầu mùa mưa), thu hoạch thân, lá vào tháng 1- 2 (khoảng 3- 4 tháng sau trồng) và thu họach củ vào tháng 3- 5 (6- 7 tháng sau trồng). Tuy nhiên trồng trái vụ có giá bán cao hơn.

- Công nghệ: Trước khi chuẩn bị vào vụ trồng hành nên tiến hành cày lật đất để

xử lý cỏ dại và các mầm bệnh nằm lại trong đất từ vụ trước.

20 0 download by : skknchat@gmail.com

- Hoá học: Làm đất và kỹ thuật trồng: Đất trồng Hành nên chọn những loại đất

thịt nhẹ, cát pha, tơi xốp, giàu mùn, thoát nước tốt. Cây hành không kén đất nên có thể sản xuất trên các chân đất cát ven biển. Độ pH thích hợp 6,0- 6,5, nguồn nước không bị ô nhiểm từ các khu công nghiệp, bệnh viện, khu nghĩa trang và phải xa đường quốc lộ.

- Toán học: Đất trồng hành phải được làm kỷ, tơi xốp và sạch cỏ dại. Lên luống

rộng 1,2 – 1,5 m, rãnh rộng 0,2 – 0,3m và độ cao luống là 20- 25 cm. Sau khi lên luống, bón phân. Mỗi luống trồng 5-6 hàng dọc hoặc bố trí hàng ngang tùy theo điều kiện từng vùng, khoảng cách hàng – hàng 20 – 25 cm

Hành giống nên chọn những củ chắc, có đường kính từ 1cm trở lên. Mỗi ha cần 500 kg củ giống ( 25kg/sào). Khoảng cách trồng mỗi củ 4 – 6 cm, độ sâu lấp củ từ 2-3 cm

Khi trồng xong phải phủ một lớp rơm rạ băm ngắn lên luống, mặt dày khoảng 5 cm để giữ ẩm và hạn chế cỏ mọc, xói lở do mưa…

4.1.3.2.Nội dung tờ rơi.

HÀNH TĂM

( Có vùng gọi là củ nén) được người xứ Nghệ dùng nó thay thế như hành củ ngoài Bắc, nhưng một số món đặc sản nếu thiếu nó sẽ giảm đi 1 nửa phần ngon như : Cháo lươn, Cháo ngao, trai, canh gà, cá đồng…

- Theo Đông y, hành tăm vị cay, mùi hăng nồng, tính ấm tác dụng ôn ấm tỳ vị, tiêu đờm, ho, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát khuẩn, trị cảm hàn, bí tiểu, ngộ độc chì, côn trùng, rắn độc cắn, giải rượu...

Cảm cúm cần 1 nắm nhỏ đập dập, đổ cháo nóng vào ăn hết ngay -BẢO QUẢN:

đổ ra rổ và để nơi thoáng mát là được

hoặc rửa sạch gói nhiều giấy báo bỏ ngăn rau quả, nhưng tránh để lẫn với rau quả sẽ hút ẩm nhanh hỏng hành

-HD dùng: lấy 1 nắm nhỏ xoa nhẹ và rửa dưới vòi nước hoặc là bỏ rổ chà rửa dưới vòi nước

Lưu ý: Không được dùng chung với mật ong (gây chóng mặt buồn nôn), kỵ các vị thuốc như thường sơn, sinh địa, thục địa. Vào tháng giêng không nên ăn nhiều hành tăm để tránh bị chứng phong chạy trên mặt...

BẢO QUẢN VÀ CÔNG DỤNG HÀNH TĂM BẢO QUẢN

Cách 1 Cách thông thường ở quê hay dùng là cứ mua về bỏ vào cái rổ thưa nhỏ để nơi thoáng mát, thi thoảng đưa ra chổ râm (ko phơi nắng trực tiếp)phơi cho thoáng-

21 1 download by : skknchat@gmail.com

> khi dùng lấy 1 nắm cho vào 2 tay xát nhẹ nó bung lớp ngoài ra, rửa dưới vòi nước, hoặc cho ra cái rổ nhỏ chà rửa trong chậu, đập dập phi lên thơm .

Cách 2 :để lâu thì làm như sau:

+ Sau khi mua hành tăm về, bạn cho vào rổ và thả vào thau nuớc, dùng bàn chải cọ và rửa sạch đất cát rồi dổ ra nong/ rá phơi thật khô;

+ Chia nnhỏ hành tăm ra từng phần, sử dụng vài ba lớp giấy báo gói thành từng gói và cho vào ngăn dưới của tủ lạnh, chú ý không để lẫn với các loại rau tuơi khác, nuớc có thể làm hỏng hành, và cũng không sử dụng túi nilon vì nó hấp hơi có thể làm thối hành.

CÔNG DỤNG CỦA HÀNH TĂM

Theo Đông y, hành tăm vị cay, mùi hăng nồng, tính ấm tác dụng ôn ấm tỳ vị, tiêu đờm, ho, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát khuẩn, trị cảm hàn, bí tiểu, ngộ độc chì, côn trùng, rắn độc cắn...

Chữa cảm do bị mưa, lạnh, hoặc cảm nắng (cảm thử) không ra mồ hôi, cảm hàn, trúng phong á khẩu, nhức đầu, sổ mũi, nóng rét, ho, đau bụng do ngộ độc thức ăn. Hành tăm ngâm rượu là cách tốt nhất để dự trữ và chế biến thành bài thuốc giải cảm công hiệu. Hành tăm có tác dụng giải cảm rất tốt và là một loại gia vị được nhiều bà nội trợ ưa dùng. Hành tăm được trồng từ tháng 6 và lấy lá, thân ăn cho đến tháng 3 năm sau, thân có thể trữ được bằng cách để trong cát, tủ lạnh… nên hành tăm củ có hầu như quanh năm. Và ngâm rượu là cách tốt nhất để dự trữ và chế biến củ hành tăm thành bài thuốc giải cảm công hiệu. Trong khoảng thời gian ngâm rượu, tinh dầu, các sulfit hữu cơ, kháng sinh alliin có trong củ hành tăm sẽ được hòa tan cùng với rượu cay vừa giữ được lâu vừa gia tăng hiệu quả giải cảm, giải mỏi.

HÀNH TĂM CÓ 1 SỐ BÀI THUỐC DÂN GIAN

- Ho gà: Củ hay lá đâm nhuyễn với đường phèn hấp cơm hoặc chưng cách thuỷ, chắt nước uống.

- Bí đái, đái buốt, bụng đầy trướng: vài củ hành tăm đập dập, xào nóng đắp lên vùng bàng quang (dưới rốn). Trẻ nhỏ bí đái dùng củ hành tăm 4g giã giập chưng cách thủy với 1 chén con sữa mẹ, cho uống nóng (bỏ bã).

- Chấn thương máu tụ: Dùng củ hành tăm nấu nước rửa vết thương rồi giã củ hành đắp.

- Lòi dom (thoát giang): 10 tép hành tăm giã nhuyễn xào nóng để xông (sau khi đã rửa sạch hậu môn).

- Phòng trị rắn độc, trùng thú cắn: Theo kinh nghiệm của dân gian, để rắn không đến nơi ở thì trồng hành tăm. Khi bị trùng thú cắn thì nhai ngay 1 nắm hành tăm nuốt một nửa, nửa còn lại đắp lên chỗ bị cắn (kết hợp chữa theo Tây y).

22 2 download by : skknchat@gmail.com

- Ngộ độc ăn uống, ngộ độc chì: 6g hành tăm giã nhuyễn hoà rượu uống.

- Thổ tả nguy cấp: Giã 100g hành nát hòa với r rượu uống và lấy hành giã nát sao nóng chườm lên rốn, khi nguội lại làm tiếp như vậy ngày vài lần là khỏi.

- Côn trùng chui vào tai: Muỗi, kiến... chui vào tai thì lấy hành vắt lấy nước nhỏ vào tai là côn trùng chui ra.

- Nghẹt mũi, thở không thông: Sắc hành uống ngày 3 lần, uống khoảng 2 - 3 ngày sẽ có tác dụng.

- Giun chui ống mật: Lấy 80g hành giã nát vắt lấy nước trộn với 40ml dầu vừng (dầu mè) hoặc dầu lạc (đậu phộng) để uống.

- Trị trúng độc, mặt xanh, thân lạnh: Lấy 100g lá hành giã nát vắt lấy nước xoa khắp cơ thể.

- Trị bệnh tả: Lấy 20g củ hành và 20 quả táo tầu, đun với 3 lít nước, khi cạn còn khoảng 2 lít nước thì uống trong ngày.

- Trị chứng chảy máu cam: Dùng 100g hành lấy cả rễ nấu với cháo gạo khi cháo chín cho thêm một ít giấm rồi ăn nóng cho toát mồ hôi giảm nhiệt.

- Trị trẻ em hói đầu: Đun nước lá hành rửa, sau đó lấy củ hành giã nát nhỏ, cho thêm một ít mật trộn đều bôi lên chỗ hói.

- Chữa mụn nhọt: Hành củ nướng chín giã nát đắp vào mụn nhọt khi còn nóng. - Chữa tai biến mạch máu não: Ngay khi mới bị, hành một nắm nhỏ, giã nát hòa với nước tiểu trẻ em. Vắt lấy nước uống.

- Chữa viêm tuyến vú: Hành 20-30g, giã nát, hấp nóng. Đắp chườm vào chỗ đau. - Chữa u xơ tiền liệt tuyến: Củ hành to 5 củ, phèn chua 9g. Nghiền phèn chua thành bột mịn, giã nát với củ hành thành dạng hồ, băng đắp vào rốn.

- Chữa động thai ra máu: Hành củ 20g, giã nát. Ăn với cháo gạo nếp khi còn nóng. - Chữa xơ vữa động mạch: củ hành 60g, giã nát cùng 60g mật ong đun sôi kỹ, quấy đều, sau khi nguội cho vào bình đã khử khuẩn để dùng dần. Ngày 2 lần, mỗi lần 5- 7g, uống với nước sôi. 7 ngày là 1 đợt điều trị. Lúc uống bỏ bã hành ra.

- Chữa đau thần kinh sườn: Củ hành tươi 100g, gừng sống 2 củ, củ cải trắng 2 miếng. Giã nát, sao nóng bọc vào túi vải hơ nóng đắp vào chỗ đau.

- Chữa bệnh tiểu đường: Củ hành tươi 100g, rửa sạch cắt nhỏ chần qua nước sôi, thêm vào ít xì dầu, dầu vừng trộn đều ăn với cơm, ngày 2 lần.

- Chữa sâu bọ độc cắn bị thương: Hành củ to, mật ong vừa đủ, cùng giã nát dạng hồ đắp vào chỗ đau.

- Chữa viêm khớp: Củ hành to 60g, gừng già 15g. Cùng giã nát, cho rượu trắng vừa đủ, đánh đều đắp vào chỗ đau.

- Chữa tay chân tê: Củ hành 62g, gừng 16g, ớt 3g, đun nước uống. Ngày 2 lần. 23

- Trị cảm hàn: Dùng Hành Tăm giã nát, hòa nước uống, và lá Hành Tăm, bầm nát với gừng, bọc trong túi hay khăn, để “đánh gió” bên ngoài.

- Trị trúng phong á khẩu: Giã nát chừng 20 củ Hành Tăm, vắt lấy nước, dùng lông gà chấm nước, thoa vào cổ.

- Trị rắn độc, sâu bọ cắn: Lấy 7 củ Hành Tăm, nhai nuốt nước, lấy bã đắp vào vết cắn trong khi chờ cấp cứu.

Lưu ý: Không được dùng chung với mật ong (gây chóng mặt buồn nôn), kỵ các vị thuốc như thường sơn, sinh địa, thục địa. Vào tháng giêng không nên ăn nhiều hành tăm để tránh bị chứng phong chạy trên mặt.

4.1.3.3. Nội dung các câu hỏi phỏng vấn.

1. Nhà bác có trồng hành không? Trồng được mấy mùa/năm? 2. Người trồng hành đầu tiên của xóm là ai?

3. Hành được trồng thời gian nào? 4. Sau thời gian bao lâu thì thu hoạch?

5. Công chăm sóc có vất vả hơn các loại cây trồng khác hay không? 6. Lợi nhuận so với các loại cây khác?

7. Diện tích trồng của gia đình? 8. Sản lượng dự kiến?

9. Giá thành bác thường bán được là bao nhiêu? 10. Bác bảo quản hành như thế nào?

11. Bác có biết hành có tác dụng chữa bệnh gì không? 12. Bác để giống hành như thế nào?

13. Bác thường bán hành cho ai? Lái buôn? Ra chợ tự bán? 14. Bác có muốn nâng cao giá trị của cây hành không?

Có ý định trông cây này trong thời gian lâu dài hay không?

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy học gắn với thực tiễn sản xuất ở địa phương thông qua bộ môn địa lý và một số chủ đề liên môn (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w