về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: bàn về bài học được rút ra từ ngữ liệu: sự nhường nhịn.
- Triển khai đoạn văn mạch lạc, tự nhiên, hợp lý, kết hợp lý lẽ và dẫn chứng.
- Chỉ yêu cầu giới thiệu vấn đề, giải thích được khái niệm và bàn được ý nghĩa của vấn đề.
YÊU CẦU CỤ THỂ:
* Giới thiệu và giải thích ngắn gọn vấn đề cần nghị luận:
- Đức tính nhường nhịn trong cuộc sống.
- Nhường nhịn là chịu phần thiệt thòi về mình không tranh chấp hơn thiệt, được thua.
35
Chuyên đề môn Ngữ Văn 9 (Cụm 1)
* Bàn luận, làm rõ vấn đề:
- Khi ta biết nhường nhịn sẽ tránh được tranh chấp không đáng có, tránh tai vạ vào thân.Trước bất cứ tình huống nào, người biết nhường nhịn có ý thức cao độ làm chủ bản thân mình, lời nói, cử chỉ từ tốn, nhẹ nhàng.
- Biết nhẫn nhịn sẽ được mọi người yêu mến và quý trọng bởi sự điềm đạm, nhỏ nhẹ và có văn hóa của bạn. Phương châm ứng xử của người biết nhường nhịn: “Một điều nhịn, chín điều lành”.
- Nhường nhịn sẽ biết thông cảm, tha thứ cho nhau, cùng nhau sống chân hòa, thân ái. Người biết nhường nhịn coi trọng hòa khí, lúc nào cũng đặt tình người, sự đoàn kết lên trên hết.
- Nhường nhịn là nhân tố cực kì quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết nội bộ hóa gia đình hạnh phúc.
(Trong quá trình bàn luận học sinh có thể lấy những dẫn chứng từ các mối quan hệ trong gia đình, trong cuộc sống, mối quan hệ của các quốc gia, dân tộc với nhau để làm rõ vấn đề)
Ngược lại, nếu không biết nhường nhịn mà bức xúc, nổi nóng, tinh thần lấn át lý trí sẽ dẫn đến lời nói, hành vi sai trái, gây ra những hậu quả đáng tiếc
* Khẳng định vấn đề:
- Đức tính nhường nhịn là cần thiết.
- Cần biết rèn luyện để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp trong đời sống.
* Sáng tạo: khuyến khích những bài viết có cách diễn đạt độc đáo, có sự khám phá trong triển khai giải quyết vấn đề.
* Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
5. Một số đề bài yêu cầu viết đoạn văn:* Tham khảo: * Tham khảo:
(Tổng hợp từ đề ôn thi vào THPT, lược bỏ phần ngữ liệu và câu hỏi đọc hiểu)
36
Đề 1. Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trả lời câu hỏi: Làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện ở mỗi người?
Đề 2. ..., hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ thái độ của mình
trước tình trạng lòng tốt bị lợi dụng trong xã hội.
Đề 3. ...., hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về những giải pháp
nhằm giúp người thực sự muốn hoàn lương có thể làm lại cuộc đời.
Đề 4. ...., hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về cách nuôi dưỡng hạnh phúc từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Đề 5. ...., hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về giá trị của việc con
người biết đối mặt và chinh phục nghịch cảnh.
Đề 6. ...., hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Mỗi người
cần làm gì để tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn sống?
Đề 7. ...., hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Thế nào là
thái độ hợp tác tốt với mọi người của mỗi cá nhân?
Đề 8. ...., hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về một cách ứng xử của
con người khi gặp phải thất bại trong cuộc sống.
Đề 9. ...., hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về những hệ lụy của việc
ném đá tập thể xảy ra gần đây trên mạng xã hội.
Đề 10. ...., hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về hậu quả của việc phán xét người khác một cách dễ dàng.
37