Triển khai bài viết mạch lạc, tự nhiên, hợp lý, kết hợp lý lẽ và dẫn chứng.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề rèn luyện kỹ năng viết bài văn và đoạn văn nghị luận xã hội ngắn (Trang 31 - 32)

chứng.

Có nhiều cách triển khai vấn đề. Đây là một hướng tham khảo để

- Giới thiệu vấn đề: bài học ứng xử từ câu “Một sự nhịn, chín sự lành”.

- Giải thích:

+“Nhịn” là nhẫn nhịn, nhường nhịn. “Lành” là bình yên, hài hòa, là điều tốt đẹp. Hai vế câu tục ngữ có quan hệ nhân - quả. Có thể hiểu: “nhịn” để có được “lành”, muốn “lành” thì cần biết “

+ Các số từ (một, chín) nhấn mạnh lợi ích to lớn của sự nhẫn nhịn. Câu tục ngữ khuyên nhủ mọi người cần biết nhẫn nhịn, nhường nhịn, cư xử đúng mực trong giao tiếp bởi vì chỉ “một sự nhịn” có thể đem lại đến “chín sự lành”, một chút nhẫn nhịn sẽ giữ được, có được rất nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống. Đây là bài học ứng xử rất sâu sắc.

- Bàn bạc, làm sáng tỏ vấn đề:

+ Ứng xử đúng mực, biết nhẫn nhịn sẽ khiến mỗi cá nhân và cả xã hội có được nhiều điều tốt đẹp. Khi có hiểu lầm, người biết “nhịn” sẽ kiềm chế được cảm xúc, điều chỉnh suy nghĩ, làm chủ hành vi để hóa giải, xoa dịu và giải quyết các mâu thuẫn một cách êm đẹp khiến các bên hiểu nhau, tôn trọng, thông cảm chia sẻ, tin cậy và gắn bó hơn. Với mâu thuẫn gay gắt, biết kiềm chế để dịu bớt căng thẳng, lựa thời điểm hợp lý để hóa giải, mọi chuyện sẽ trở lại bình thường. Cách ứng xử ấy sẽ hạn chế bạo lực, ngăn ngừa cái xấu, góp phần làm cho xã hội ngày càng lành mạnh.

+ Ngược lại, nếu bức xúc, nổi nóng, tinh thần lấn át lý trí sẽ dẫn đến lời nói, hành vi sai trái, gây ra những hậu quả đáng tiếc. Tuổi học trò dễ nảy sinh những mâu thuẫn, hiểu lầm dẫn đến xung đột làm rạn nứt tình cảm, tác động xấu đến tinh thần và thể chất của nhau. Hiện tượng bạo lực học đường (xúc phạm, đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng) thời gian qua nói lên điều đó. Thiếu kiềm chế, nông nổi, không biết

21

nhịn” đúng lúc thường không có cơ hội hối hận, sửa chữa sai lầm. Lời khuyên “Một sự nhịn, chín sự lành” càng trở nên cần thiết để ta tránh những điều như vậy!

- Liên hệ, mở rộng vấn đề:

+ Đề cao giá trị của nhẫn nhịn trong ứng xử, cha ông ta có những lời khuyên tương tự: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Sa chân với lại, sa miệng với không lại

Nói lời hay, làm việc tốt” trong học sinh cũng nhằm rèn cho chúng ta đức tính nhẫn nhịn nói trên.

+ Tuy nhiên, không phải lúc nào “sự nhịn” cũng sẽ đem lại “

lành”. Có lẽ cũng bởi vậy mà cha ông ta dùng số từ “

nhiều, hầu hết) chứ không phải “mười”(với hàm ý: tất cả, trọn vẹn). Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ

nhịn” và biết phản kháng đúng lúc. Trong lịch sử, khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta năm 1946, Bác Hồ đã ra chỉ rõ “

muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới,(…). Chúng ta phải đứng lên!…”. Khi cần, phải đấu tranh để bảo vệ danh dự, lẽ phải, quyền lợi chính đáng.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề rèn luyện kỹ năng viết bài văn và đoạn văn nghị luận xã hội ngắn (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w