Một sốđề có tích hợpđọc hiểu

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề rèn luyện kỹ năng viết bài văn và đoạn văn nghị luận xã hội ngắn (Trang 33 - 39)

- Bài học nhận thức và hành động:

2. Một sốđề có tích hợpđọc hiểu

Ví dụ1: Đề thi thử TS vào lớp 10 NH 2017-2018, trường THCS Hoàng Xuân Hãn – Đức Thọ

Câu 1. Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:

“… Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người đáng cho bác vẽ hơn.”.

(Ngữ văn 9, tập một, tr.185) a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

b) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả đoạn văn là ai? c) Chữ in đậm trong câu “Ơ, bác vẽ cháu đấy ư?” là thành phần gì? d) Câu “Ơ, bác vẽ cháu đấy ư?” thuộc kiểu câu gì và được sử dụng với mục đích gì?

Câu 2.

Trong đoạn văn trích ở trên, nhân vật chính đã rất khiêm tốn nói rằng “Để cháu giới thiệu với bác những người đáng cho bác vẽ hơn” khi người họa sĩ định vẽ anh.

Em hãy viết một bài văn nghị luận (không quá 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mình với chủ đề: Đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

Hướng dẫn chấm:

Nội dung

Trong đoạn văn trích ở trên, nhân vật chính đã rất khiêm tốn nói rằng “Để cháu giới thiệu với bác những người đáng cho bác vẽ hơn

khi người họa sĩ định vẽ anh.

Em hãy viết một bài văn nghị luận (không quá 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mình với chủ đề: Đức tính khiêm tốn của con người

23

trong cuộc sống.

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận; đúng kiểu bài nghị luậnvề một vấn đề tư tưởng, đạo lý. về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Đức tính khiêm tốn của con người

trong cuộc sống.

c. Triển khai bài viết mạch lạc, tự nhiên, hợp lý, kết hợp lý lẽ và dẫnchứng. chứng.

Có nhiều cách triển khai vấn đề. Đây là một hướng tham khảo để đánh giá::

- Giới thiệu vấn đề: Đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

- Giải thích

+ Khiêm tốn là luôn có thái độ đánh giá đúng năng lực và khả năng của mình trong công việc và học tập, không tự kiêu, tự mãn cho rằng mình giỏi hơn người.

+ Người khiêm tốn luôn nhã nhặn, nhún nhường, tiếp thu ý kiến của

người khác. Với thành công của mình, người khiêm tốn thường cho rằng đó là điều nhỏ nhoi; họ luôn có ý thức phấn đấu, học hỏi để hoàn thiện mình.

- Bàn bạc, làm sáng tỏ vấn đề: + Khiêm tốn sẽ giúp cho mỗi cá nhân trở nên tiến bộ hơn trong cách cư xử, lối sống, trong việc rèn luyện, tu dưỡng,… Khiêm tốn sẽ giúp cho việc giao tiếp, đối xử giữa người với người trong xã hội trở nên tốt đẹp hơn. (lấy dẫn chứng để chứng minh)

+ Không khiêm tốn mà tự cao, tự đại, tự mãn, coi thường người khác là thái độ ứng xử sai lầm, ảnh hưởng xấu đến sự tiến bộ của bản thân và ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ xã hội. (lấy dẫn chứng để chứng minh)

- Liên hệ, mở rộng vấn đề:

+ Khiêm tốn là một trong những phẩm chất cần có của mỗi con người trong tập thể, trong xã hội. Đức tính khiêm tốn là dấu hiệu của

24

Chuyên đề môn Ngữ Văn 9 (Cụm 1)

những con người đứng đắn,luôn biết nhìn xa trông rộng.

+ Tuy nhiên, khiêm tốn không phải là tự ti, tự hạ thấp uy tín của mình, tự nhận phần thua thiệt, thiếu tự tin trong cuộc sống…

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Cần phải rèn luyện tính khiêm tốn từ những công việc, hành động

nhỏ nhất; có lối sống thân thiện, hòa nhã, ham học hỏi để tiến bộ,… + Cần phê phán thói tự cao, tự đại, coi thường người khác,… + Cần ý thức được giá trị bản thân, sống tự tin và luôn cố gắng vươn

lên phấn đấu để đạt được thành công. Khẳng định vấn đề nghị luận.

d. Sáng tạo: khuyến khích những bài viết có cách diễn đạt độc đáo, có

sự khám phá trong triển khai giải quyết vấn đề.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ

nghĩa tiếng Việt.

Ví dụ 2 : Đề thi thử TS vào 10 của phòng Cẩm Xuyên năm học 2018-2019

Đề có tính tích hợp đọc hiểu và nghị luận, phạm vi vấn đề có tính giao thoa cả nghị luận về sự việc hiện tượng và tư tưởng đạo lý, có độ mở tương đối:

Câu 1: (2.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào một chiếu áo phông lòe loẹt, trước ngực loằng ngoằng hàng dãy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh của một bộ phim đang “ăn khách”, một hình ảnh vừa thiếu đứng đắn lại hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi thiếu niên. Có bạn đòi mua bằng được chiếc quần bò đắt tiền để diện đến trường, nhưng đó lại là chiếc quần xé gấu và thủng gối... Hôm qua, ở cổng trường, chút nữa là tôi không nhận ra một bạn của lớp mình. Bên dưới mái tóc nhuộm một đường đỏ hoe, và bên trên đôi giày cao to, quá khổ là chiếc áo đen ngắn ngủn bó chặt lấy thân mình (mặc dù bạn vốn là người gầy nhỏ) và chiếc quần trắng ống rộng lùng thùng. Sự ăn mặc của các bạn sao lại thay đổi nhiều đến thế !”

(Ngữ văn 8, tập hai, NXB GDVN, 2015, tr. 125,126)

Chuyên đề môn Ngữ Văn 9 (Cụm 1) Năm học: 2019-2020

a) Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích trên? b) Tại sao người viết lại khẳng định: trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào một chiếu áo phông lòe loẹt, trước ngực loằng ngoằng hàng dãy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh của một bộ phim đang “ăn khách”,một hình ảnh vừa thiếu đứng đắn lại hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi thiếu niên.

Câu 2:(3.0 điểm)

Từ đoạn trích trên, hãy viết bài văn ngắn (khoảng 300-400 chữ) bàn về

“Trang phục -Nét đẹp văn hóa” đối với lứa tuổi học trò hiện nay.

Hướng dẫn chấm Câu 1:(2.0 điểm)

Ý Nội dung

Đoạn trích sử dụng các phương thức biểu đạt: Tự sự, Miêu tả, Biểu

a cảm, Nghị luận (nêu đúng mỗi phương thức biểu đạt cho 0,25 điểm)

Người viết khẳng định: một hình ảnh vừa thiếu đứng đắn lại hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi thiếu niên. vì:

- Lứa tuổi thiếu niên chỉ phù hợp với trang phục giản dị, thể hiện sự hồn

b nhiên, ngây thơ, trong sáng...

- Trang phục áo phông lòe loẹt, trước ngực loằng ngoằng hàng dãy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh của một bộ phim đang “ăn khách”

thể hiện người mặc nó thiếu tính thẩm mỹ, thiếu đứng đắn, chỉ biết đua đòi ăn chơi, chạy theo “mốt” đầy lố bịch, đánh mất đi vẻ đẹp thuần phong mỹ tục của người Việt Nam…

Câu 2: (3.0 điểm)

Ý Nội dung

* Về hình thức và kĩ năng:

- Học sinh được tự do lựa chọn các thao tác tạo lập văn bản, nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn; huy động chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình... Xác định rõ

vấn đề thuộc phạm vi nghị luận xã hội.

- Học sinh cần đặt tâm thế của người trong cuộc để làm bài. Bàn về chuyện xã hội nhưng phải xuất phát từ bản thân mình.

* Về kiến thức:

Từ đoạn trích, học sinh làm nổi bật được “Trang phục – Nét đẹp văn hóa” để từ đó giúp các em biết mặc trang phục một cách phù hơp đối với lứa tuổi học trò hiện nay ... Học sinh có thể triển khai bài làm

theo nhiều cách. Sau đây là một số gợi ý :

26

1 Giải thích khái niệm trang phục

- Trang phục (hay còn gọi là y phục) là những thứ con người mang trên người như quần áo…; giày dép…mũ, nón…; khăn, tất… thắt lưng,

đồ trang sức… nhằm để bảo vệ thân thể đồng thời mang tính thẩm mỹ, tô điểm, làm đẹp cho con người.

2 Bàn luận: “Trang phục - Nét đẹp văn hóa” đối với lứa tuổi học trò hiện nay; Liên hệ, mở rộng vấn đề(lấy dẫn chứng trong văn học, trong cuộc sống để tạo tính thuyết phục)

“Trang phục - Nét đẹp văn hóa”:

-Trang phục thường thể hiện đẳng cấp, địa vị, tính cách, nét đẹp văn hóa, đạo đức, nhân cách; khả năng thẩm mỹ… của con người. (VD:

trang phục giản dị của Bác Hồ luôn thể hiện đức tính khiêm tốn, lối sống thanh bạch và đặc biệt là sự hy sinh cao cả của Người đối với dân tộc…) -Một người có văn hóa là người biết chọn cho mình bộ trang phục phù,

lứa tuổi, hoàn cảnh giao tiếp, phải phù hợp với thời đại và mang tính thẩm mỹ…

Trang phục đối với học trò hiện nay:

- Hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh trong cách ăn mặc đã

có sự thay đổi chóng mặt không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa mà trở nên đua đòi, hở hang, lố bịch, thiếu lịch sự như đã nêu trong đoạn trích trên. Các bạn lầm tưởng ăn mặc như vậy sẽ làm cho

trởthànhngười sành điệu, văn minh, được mọi người khen ngợi… - Việc chạy theo “mốt” với cách ăn mặc như vậy để lại nhiều tác

hại, hậu quả khi làm mất thời gian, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, tốn kém tiền bạc của cha mẹ, gia đình và là sự manh nha cho những trượt ngã, vấp váp sai lầm dẫn đến hủy hoại bản thân…

- Trang phục đối với học trò thường đơn giản, gọn nhẹ, thực hiện

đúng quy định về trang phục của học sinh trong nhà trường cũng như đảm bảo tính hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng của lứa tuổi

3 Bài học nhận thức, hành động

- Liên hệ bản thân: biết sử dụng trang phục phù hợp lứa tuổi học trò, giản dị, lịch sự, toát lên sự hồn nhiên ngây thơ, trong sáng.

- Biết sử dụng trang phục phù hợp từng ngữ cảnh giao tiếp - động viên, tuyên truyền những bạn có trang phục chưa phù hợp tự

điều chỉnh để phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo nội quy nhà trường…

27

Chuyên đề môn Ngữ Văn 9 (Cụm 1) Năm học: 2019-2020

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề rèn luyện kỹ năng viết bài văn và đoạn văn nghị luận xã hội ngắn (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w