Ý Yêu cầu kiến thức, kĩ năng
a Kĩ năng: Học sinh viết được 01 đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh (khoảng 200 chữ), sử dụng thành thạo các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận một cách mạch lạc, chặt chẽ.
b Kiến thức:
* Xác định đúng vấn đề nghị luận: bàn về vai trò của nghị lực trên con
33
Chuyên đề môn Ngữ Văn 9 (Cụm 1)
đường chinh phục nghịch cảnh.
* Học sinh có thể lựa chọn nhiều hướng để triển khai, sau đây là một định hướng:
- Giải thích ngắn gọn về nghị lực.
- Trình bày về vai trò của nghị lực trên con đường chinh phục nghịch cảnh:
+ Nghị lực (thái độ sống tích cực, dám đương đầu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, vươn tới thành công) là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của một người, là điểm tựa giúp chúng ta có thêm sức mạnh vượt qua nghịch cảnh.
+ Tạo nên sự tự tin để đương đầu với khó khăn và vượt qua nghịch cảnh.
+ Có nghị lực, khi đương đầu với nghịch cảnh, khó khăn con người mới có thể phát hiện ra khả năng tiềm ẩn thật sự của mình. Khi ấy, nghị lực giúp con người biến khó khăn thành cơ hội, tạo tiền đề vững chắc hướng tới thành công.
- Chốt: Nghị lực là kết quả của một quá trình rèn luyện. Muốn có nghị lực con người phải trau dồi kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho bản thân, phải quyết đoán, tự chủ.
Sáng tạo: Khuyến khích những bài viết có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện được những suy nghĩ riêng; chính tả, dùng từ, đặt câu đảm bảo chuẩn ngữ nghĩa ngữ pháp tiếng Việt.
Đề 2: (Có tích hợpđọc hiểu)
Câu 1 (2 điểm) : Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Một buổi chiều nọ, mẹ vào phòng hai anh em và cho mỗi đứa một quả táo. Mẹ nói: “Có hai quả táo một quả thì to và ngọt, một quả nhỏ hơi xanh và vị chát”. Nói xong mẹ để quả táo lên bàn, người em nhanh tay chỉ vào quả táo to và nhanh nhảu đáp: “Mẹ, con muốn quả này!”. Mẹ lắng giọng hỏi: “Con không nghĩ cho anh sao”. Người em không nói gì. Người anh trả lời: “Con ăn quả nhỏ cũng được ạ. Con lớn rồi, quả to để cho em”. Mẹ mỉm cười và đưa quả táo to cho người anh. Người em hậm hực khóc lóc: “Mẹ không công bằng”. Mẹ thấy vậy bèn giải thích: “Người chỉ muốn cái tốt về mình, không muốn chia sẻ với người khác là ích kỷ. Đó là hậu quả”.
(Trích Tuyển tập “Câu chuyện nhỏ ý nghĩa lớn”) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
b. Lời nói của người mẹ trong câu văn sau được dẫn theo cách nào?
Mẹ thấy vậy bèn giải thích: “Người chỉ muốn cái tốt về mình, không muốn chia sẻ với người khác là ích kỷ. Đó là hậu quả”.
34
c. Từ đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Câu 2 (2 điểm): Từ bài học được gợi ra qua ngữ liệu trên, em hãy viết một đoạn
văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự nhường nhịn trong cuộc sống?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu Hình thức, kĩ năng và nội dung kiến thức
1
a. Phương thức biểu đạt chính là : Tự sự
b. Lời nói của người mẹ trong câu văn được dẫn theo cách dẫn trực tiếp
c. Đây là câu hỏi mở, học sinh có thể có những suy nghĩ, cách trình bày khác nhau.
- Bài học rút ra có thể là: Nếu chúng ta biết nhường nhịn nhau nhất định mọi người sẽ thoát ra ngoài những tranh chấp không đáng có và sống hạnh phúc hơn; Không nên ích kỉ, chỉ biết dành những điều tốt đẹp cho bản thân…
2 YÊU CẦU CHUNG: