7. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.5. Thực nghiệm dạy học
3.5.1. Cách thức tiến hành
Chúng tôi tiến hành dạy học bài “Thao tác lập luận bác bỏ” (SGK Ngữ văn 11, tập 2) theo định hướng phát triển năng lực học sinh với giáo án mà chúng tôi đã đề xuất ở lớp thực nghiệm, cụ thể là lớp 11A2. Sau đó chúng tôi tiến hành dạy học bài “Thao tác lập luận bác bỏ” (SGK Ngữ văn 11, tập 2) theo giáo án truyền thống ở lớp đối chứng, cụ thể là lớp 11A3. Đây là 2 lớp với học lực của học sinh là tương đương nhau, nhằm mang lại kết quả chính xác nhất.
3.5.2. Định hướng dạy học bài “Thao tác lập luận bác bỏ” theo định hướng phát triển năng lực cho HS
A. Về mục tiêu dạy học
Mục tiêu bài học của bài: “Thao tác lập luận bác bỏ” theo định hướng phát triển năng lực HS bao gồm 3 phần: kiến thức, kĩ năng, thái độ hướng đến
18
phát triển các năng lực cho người học. Các nội dung ở mỗi phần đưa ra phải bám sát vào chuẩn kiến thức kĩ năng theo quy định của Bộ Giáo Dục, bám sát vào nội dung bài học có trong SGK, và phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Cụ thể như sau:
1. Về kiến thức
- Hiểu được mục đích, yêu cầu, khái niệm của thao tác lập luận bác bỏ; các dạng bác bỏ và cách xây dựng lập luận bác bỏ.
- Biết cách bác bỏ một ý kiến, quan niệm sai lầm.
- Một số vấn đề xã hội và văn học
2. Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng bác bỏ vấn đề, các kĩ năng sau: + Tự nhận thức bài học cho bản thân
+ Giao tiếp, trình bày suy nghĩ
- Từ đó, HS có thể hình thành các năng lực sau:
+Năng lực thu thập thông tin liên quan đến ngữ liệu
+Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các ngữ liệu
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa thao tác lập luận bác bỏ
+Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận
3. Về thái độ
- Có quan điểm, lập trường vững vàng, bảo vệ những ý kiến đúng đắn, bác bỏ các quan điểm, ý kiến sai lệch.
B. Về nội dung dạy học
Đối với nội dung dạy học bài “Thao tác lập luận bác bỏ” (SGK Ngữ văn 11, tập 2) theo hướng phát triển năng lực học sinh, chúng tôi xây dựng nội dung bài học có một vài điểm khác so với SGK chuẩn Ngữ văn 11, tập 2 như sau:
I. Thao tác lập luận bác bỏ 1. Khái niệm a. Ví dụ b. Nhận xét 19 download by : skknchat@gmail.com
2. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ
3. Một số dạng bác bỏ
a. Bác bỏ cách lập luận
b. Bác bỏ luận cứ
c. Bác bỏ luận điểm
II. Cách xây dựng lập luận bác bỏ
1. Bước 1 2. Bước 2 3. Bước 3 4. Bước 4 III. Luyện tập 1. Bài tập nhận diện 2. Bài tập tạo lập
3. Bài tập sửa chữa
C. Về phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học
- Về phương pháp dạy học: Đối với dạy học bài “Thao tác lập luận bác bỏ” (SGK Ngữ văn 11, tập 2) theo định hướng phát triển năng lực về phương pháp dạy cần sử dụng những phương pháp sau: Vấn đáp, thảo luận nhóm, bình giảng…
- Về hình thức: Khi dạy học bài “Thao tác lập luận bác bỏ” (SGK Ngữ văn 11, tập 2) theo định hướng phát triển năng lực cần dạy học theo các hình thức như: Tổ chức các hoạt động dạy học theo mô hình VNEN nhằm phát triển năng lực HS, dạy học theo lớp kết hợp với dạy học theo nhóm.
- Về phương tiện dạy học: Khi dạy học bài “Thao tác lập luận bác bỏ” (SGK Ngữ văn 11, tập 2) theo định hướng phát triển năng lực cần kết hợp sử dụng những phương tiện: SGK Ngữ văn 11, tập 2; SGV Ngữ văn 11, tập 2; giáo án; máy tính; máy chiếu; phiếu học tập…
D. Về kiểm tra đánh giá
Đối với kiểm tra đánh giá, GV nên đưa những vấn đề trong thực tiễn, những vấn đề trong cuộc sống vào đề kiểm tra để đánh giá được mức độ nắm bài
20
cũng như kĩ năng của HS. Từ đó tạo lập được kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống một cách tốt hơn.