Xây dựng bài tập, đề kiểm tra trong dạy học bài “Thao tác lập luận bác bỏ”

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy học bài “thao tác lập luận bác bỏ” theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh (Trang 43 - 52)

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

3.7. Xây dựng bài tập, đề kiểm tra trong dạy học bài “Thao tác lập luận bác bỏ”

luận bác bỏ” theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3.7.1. Xây dựng bài tập nhằm phát triển năng lực lập luận bác bỏ khi viết bài văn nghị luận cho HS

Để rèn luyện kĩ năng, củng cố kiến thức cho HS, chúng tôi có xây dựng hệ thống bài tập bài “Thao tác lập luận bác bỏ” theo định hướng phát triển năng lực HS, sẽ khiến cho các em chủ động, tích cực và thích thú hơn trong quá trình làm bài, các em có thể sáng tạo, không bị gò bó bởi chủ yếu những bài tập chúng tôi đưa ra là để các em thỏa sức lựa chọn, sáng tạo, phát huy những mặt mạnh của mình. Chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập theo các loại bài tập: bài tập nhận diện; bài tập tạo lập; bài tập đánh giá, sửa chữa. Sau đây là hệ thống bài tập mà chúng tôi xây dựng.

HỆ THỐNG BÀI TẬP (Bài Thao tác lập luận bác bỏ)

1.Bài tập 1: Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở

dưới. a. “Một hôm vua Vũ Đế nhà Hán nói với các quan rằng:

- Ta xem trong sách tướng có nói: Người ta nhân trung dài một tấc thì sống lâu một trăm tuổi.

Đông Phương Sóc đứng bên thì cười. Các quan cho là vô phép. Đông Phương Sóc cất mũ, tạ rằng:

- Muôn tâu bệ hạ, kẻ hạ thần không dám cười bệ hạ, chỉ cười ông Bành Tổ mặt dài mà thôi.

Vua hỏi: “ Sao lại cười ông Bành Tổ?”. Đông Phương Sóc nói:

31

-Tục truyền ông Bành Tổ sống tám trăm tuổi, nếu quả thực như câu trong sách tướng bệ hạ vừa nói, thì nhân trung ông dài tám tấc, mà nhân trung ông dài tám tấc thì mặt ông dễ dài đến một trượng.

Vua Vũ Đế nghe nói, bật cười, tha tội cho”.

(Theo Nguyễn Văn Ngọc – Trần Lê Nhân, Cổ học tinh hoa, sđd )

b. “Có người nước Sở bán thuẫn và mâu. Anh ta khoe cái thuẫn (cái khiên):

- Cái thuẫn của tôi chắc, không có cái gì đâm nó thủng được.

Anh ta lại khoe cái mâu (cái giáo):Cái mâu của tôi sắc, đâm cái gì cũng thủng.

Có người hỏi: Nếu lấy cái mâu của anh mà đâm cái thuẫn của anh thì như thế nào?

Người kia không có cách gì trả lời”.

(Theo Hàn Phi Tử, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1990)

c. “Một anh nông dân kiện một tên nhà giàu ăn trộm trâu của mình. Tên nhà giàu thì vẫn khăng khăng cho con trâu ấy là của hắn. Quan xử kiện – ông phủ Tuấn – hỏi hắn:

- Nhà mi có mấy con trâu? - Thưa, có năm con ạ.

- Mi có biết đặc điểm chi về con trâu ni không? - Bẩm có ạ.

Tên nhà giàu kể vanh vách về từng đặc điểm của con trâu ấy: cao bao nhiêu, mình dài bao nhiêu, đuôi dài bao nhiêu thước ta; có mấy răng; mấy khoáy, các khoáy nằm ở chỗ nào; sừng bên trái dài hơn bên phải mấy phân…

Quan phủ Tuấn quay lại hỏi người nông dân. Anh này thưa:

- Bẩm quan, nhà con chỉ có một con trâu nớ. Khi đặt ách cày vô cổ hắn, con lấy tay gãi gãi vô cổ, hắn thè lưỡi ra liếm vô tay con.

Anh đặt ách cày vào cổ trâu, lấy tay gãi nhẹ cổ nó. Con trâu thè lưỡi liếm mãi tay anh.

Phủ Tuấn hỏi tiếp:

32

- Bên bị! Các con trâu còn lại của anh có đặc điểm chi? Tên nhà giàu đứng thuỗn mặt. Phủ Tuấn vỗ đùi đánh đét, cười ha hả:

- Thế là trắng đen đã rõ. Xưa nay nuôi trâu có ai đi đêm đo từng đặc điểm của trâu bao giờ!.

(Theo Giai thoại văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hà Nội, 1986)

Câu hỏi:Những mẩu chuyện trên có chứa lập luận bác bỏ không? LLBB sử dụng ở dạng nào? Chỉ rõ biểu hiện của dạng lập luận bác bỏ đó trong ngữ liệu?.

2. Bài tập 2: Em hãy chọn 1 tình huống mà em thích nhất và bác

bỏ ý kiến.

a. Có ý kiến cho rằng: thời đại bây giờ không nên nghe những ca khúc trữ tình, nó làm cho con người u sầu, buồn bã và không tiến bộ được.

b. Có ý kiến cho rằng: không nên chơi với những người học yếu c. Có ý kiến cho rằng: học môn Ngữ văn chẳng có tác dụng gì cả. d. Có ý kiến cho rằng: thơ Xuân Diệu toàn chứa những điều sầu não.

3. Bài tập 3: Em hãy đọc đoạn văn sau và bổ sung, sửa chữa (nếu

có)

Quan niệm: “Không nên chơi với những người học yếu” là hoàn toàn sai lầm, vì sống trên đời cần phải giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ. Sự lớn mạnh của người này sẽ là điểm tựa, đồng thời cũng chính là sự lớn mạnh, tiến bộ của người khác. Đối với bản thân tôi, thì quan niệm đó là hoàn toàn sai lầm và cần sửa chữa. Có một số người rất cố gắng vươn lên, có thái độ cầu tiến… Như vậy cần phải giúp đỡ những người học yếu để cùng nhau cố gắng.

4. Bài tập 4: Hãy xây dựng một lập luận để bác bỏ ý kiến cho rằng: một

cuộc sống cá nhân gặp quá nhiều đau khổ, bất hạnh là một cuộc sống vô nghĩa. Khi đánh giá bài làm của HS, GV có thể đưa ra một đoạn văn ví dụ:

Nếu vậy, mục đích duy nhất của con người chỉ là cầu cho sung sướng, sướng không được thì đời tuyệt nhiên không còn gì nữa hay sao?

Không! Vì may thay, không phải chỉ có hạnh phúc cá nhân ở trên đời. Ta không có quyền chỉ nghĩ đến mình ta. Chúng ta cần hoạt động vì người, sống có ích về vật chất, tinh thần, làm tròn bổn phận trong cõi nhân sinh, nâng đỡ kẻ không may lâm vào vòng cùng khổ.

Cây cứng mềm chỉ tỏ rõ gặp khi gió cả! Ta phải vượt lên trên mọi đau buồn chán nản, ra ngoài đời cá nhân nhỏ hẹp, để tham gia vào công cuộc tranh đấu chung của dân tộc và nhân loại.

Nếu ở đời chỉ có hạnh phúc cá nhân thì khi mất nó, ta sẽ sống bằng gì? Hãy gạt bỏ thứ hạnh phúc nhỏ hẹp ra ngoài. Ta sống bằng hành động: hành động vì những mục đích cao quý , vị tha. Ta sống bằng bổn phận: bổn phận đấu tranh cho con người ở ta, ở đồng bào ta, ở khắp thế giới này được thành người. Ta sống bằng lí tưởng, bằng hi sinh, hi sinh hạnh phúc cá nhân mình, vì sự vị tha sẽ nâng cao giá trị ta lên và sẽ biến thành một nguồn hạnh phúc cho kẻ biết vì người chịu khổ. (Theo Nghiêm Toản, Luận văn thị phạm, NXB Thế giới, Hà Nội, 1951)

3.7.2. Xây dựng đề kiểm tra, đánh giá năng lực viết bài văn nghị luận cần sử dụng thao tác lập luận bác bỏ

Để bài học đạt được hiệu quả, thì việc kiểm tra, đánh giá là rất cần thiết đối với mỗi bài học, sau mỗi giờ học, việc kiểm tra, đánh giá giúp cho GV biết được HS nắm bài, nắm được kiến thức đến đâu để điều chỉnh phù hợp cho những tiết học sau đạt kết quả cao hơn. Đồng thời, qua việc kiểm tra, đánh giá cũng giúp cho HS tự nhận thấy mình nắm được kiến thức đến đâu để tự củng cố kiến thức hay nhờ đến sự trợ giúp của GV, bạn bè…điều chỉnh cho phù hợp.

Dựa vào cơ sở trên, dựa vào mục đích kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của HS nắm được sau khi học xong bài “Thao tác lập luận bác bỏ”, chúng tôi đã thiết kế một đề kiểm tra 15 phút để kiểm tra, đánh giá năng lực viết bài văn nghị luận sau khi học xong bài “Thao tác lập luận bác bỏ” như sau:

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (Bài Thao tác lập luận bác bỏ) Phần I. Trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất. Câu 1: Bác bỏ là gì?

A. Bác bỏ là loại bỏ những ý kiến sai

B. Bác bỏ là bác đi, gạt đi, không chấp nhận

C. Bác bỏ là không đồng tình

Câu 2: Có những dạng thứ lập luận bác bỏ nào?

34

A. Bác bỏ luận cứ

B. Bác bỏ luận điểm, bác bỏ cách lập luận

C. Bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập luận

D. Bác bỏ cách lập luận

Câu 3: Cho các từ sau: quan điểm; sai lệch; chính xác; đúng đắn. Hãy điền các từ đó vào chỗ chấm thích hợp.

Thao tác lập luận bác bỏ là thao tác được dùng để bác bỏ những..., ý kiến..., cực đoan hoặc thiếu..., từ đó nêu quan điểm... để thuyết phục người đọc, người nghe.

Phần II. Tự luận

Câu 1: Trong văn nghị luận, có thể bác bỏ những đối tượng nào? Thao tác bác bỏ có ý nghĩa như thế nào trong lập luận?

... Câu 2: Em hãy xây dựng một lập luận để bác bỏ một ý kiến hoặc một tình huống mà em đã bắt gặp trong văn chương nghệ thuật hoặc trong đời sống xã hội.

...

35

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám đốc Trung tâm và các đồng nghiệp, tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm tại lớp 11A2 và dạy đối chứng tại lớp 11A3, hai lớp này có kết quả học tập tương đương nhau. Trong quá trình giảng dạy tại lớp 11, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm giáo án soạn theo mô hình mới có các hoạt động: tiếp nối, khởi động, khám phá, thực hành, ứng dụng, bổ sung. Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực như sử dụng sơ đồ tư duy để HS tái hiện lại kiến thức đã được học giúp HS phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng tư duy độc lập… Chúng tôi sử dụng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực HS, cho nên các em rất thích thú khi được lựa chọn những tình huống mà các em cho rằng đó là thế mạnh của mình, các em được sửa chữa bài của nhóm bạn, được đối thoại trực tiếp về một vấn đề nào đó. Cùng với đó, chúng tôi sử dụng các phương tiện dạy học như máy tính, máy chiếu, phiếu học tập…Do đó, không khí tiết học đã được thay đổi, gây được sự hứng thú, sôi nổi cho các em, không đơn thuần như một tiết học truyền thống chỉ có GV hỏi và HS đứng tại chỗ trả lời.Từ đó, tạo nên một giờ học có hiệu quả hơn rất nhiều so với những phương pháp cũ. Sau khi dạy thực nghiệm và dạy đối chứng, chúng tôi cùng cho 2 lớp 11A2 và 11A3 làm đề kiểm tra 15 phút (cùng một đề) thì nhận thấy rằng: mặc dù ở cả 2 lớp HS đều không đạt điểm giỏi, tuy nhiên ở lớp đối chứng tỉ lệ HS đạt điểm khá là rất thấp; còn ở lớp thực nghiệm thì tỉ lệ đạt điểm tốt là cao hơn, chúng tôi lập bảng số liệu cụ thể như sau:

Phổ điểm và xếp loại HS của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

Lớp 11A3 (32 học sinh) Lớp dạy chứng Số bài (%) Lớp 11A2 (33 học sinh) Lớp dạy nghiệm Số bài (%)

Qua bảng số liệu về kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cho thấy, cùng một đề kiểm tra nhưng với cách tổ chức hoạt động dạy học với lượng kiến thức, hệ thống bài tập bài tập khác nhau thì kết quả kiểm tra cũng khác nhau rất nhiều.

+ Ở lớp dạy đối chứng với 32 HS thì số bài đạt điểm khá (7 – 8 điểm) là rất ít chỉ có 3 bài (chiếm 9,4%) còn số bài được điểm ở mức trung bình (5 – 6 điểm) thì quá cao chiếm tới 28 bài (87,5%) và thậm chí còn có bài với mức điểm yếu là 1 bài (3,1%).

+ Còn ở lớp thức nghiệm, kết quả khác hẳn so với lớp đối chứng, với tổng số 33 HS thì số bài đạt điểm khá chiếm 20 bài (60,6%) là rất cao, số bài ở mức trung bình đã giảm còn 13 bài (39,4%), ở mức yếu thì không có bài nào.

Như vậy, kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm là rất tốt, cho thấy cách dạy học bài “Thao tác lập luận bác bỏ” theo định hướng PTNL cho HS là rất khả thi.

37

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu và vận dụng sáng kiến đã đạt được những kết quả sau:

- Nắm được việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực trong môn Ngữ văn và định hướng PTNL chung và các năng lực chuyên biệt cho HS.

- Xác định được PPDH nhằm định hướng PTNL cho HS qua bài “Thao tác lập luận bác bỏ”- Ngữ văn 11 – Học kỳ II (Ban cơ bản).

- Thiết kế được giáo án “Thao tác lập luận bác bỏ” mới theo định hướng PTNL cho HS.

- Thiết kế được hệ thống bài tập và đề kiểm tra nhằm đánh giá năng lực HS.

- Việc thực nghiệm đã tiến hành thành công và đạt được kết quả cao, với điểm trung bình kiểm tra của học sinh cao và số học sinh đạt điểm khá nhiều hơn còn số học sinh đạt điểm trung bình và yếu cũng thấp hơn so với lớp dạy bình thường. Trong tiết học HS rất yêu thích, hứng thú khi học tập, không khí các tiết học trở nên thoải mái, việc tiếp thu các tri thức của HS trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Qua đó có thể khẳng định việc vận dụng PPDH nhằm PTNL cho HS qua bài thao tác lập luận bác bỏ là rất cần thiết.

Khả năng áp dụng của sáng kiến

- Kết quả nghiên cứu của sáng kiến được áp dụng trước hết vào thực tiễn dạy học bài Thao tác lập luận bác bỏ trong chương trình Ngữ văn 11 cho hoc sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lac

- Sáng kiến còn có thể mở rộng áp dụng mở rộng đối phân môn Làm văn của môn hoc Ngư văn tại GDNN – GDTX Yên Lạc nói riêng và tất cả các Trung tâm Trung tâm GDNN – GDTX nói chung.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy học bài “thao tác lập luận bác bỏ” theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w