thơ: * Giống nhau:
-Hai đoạn thơ đều nói tới sự hi sinh thầm lặng của những người anh hùng vô danh để “làm nên Đất Nước muôn đời”.
- Hai đoạn thơ đều được viết ra bởi sự yêu thương, trân trọng, biết ơn của các tác giả - những người đang sống trong những giai đoạn lịch sử gian khổ mà hào hùng.
* Khác nhau:
- Đoạn thơ trong bài Tây Tiến được viết trong những năm đầu của thời kì kháng chiến chống Pháp với nỗi nhớ của nhà thơ về đồng đội, bằng kí ức về một thời
23
oanh liệt của người trong cuộc. Đoạn thơ được viết bằng cảm xúc mãnh liệt chân thành, sự kết hợp bút pháp tả thực và lãng mạn.
- Đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước được viết trong năm cuối của thời kì kháng chiến chống Mĩ. Trong cuộc kháng chiến, chúng ta có nhiều thắng lợi vẻ vang nhưng vận nước vẫn rất mong manh. Lúc này cần sự đóng góp của tất cả mọi lực lượng. Đoạn thơ này nhằm thức tỉnh tuổi trẻ về trách nhiệm đối với Đất Nước – cũng là một cách kêu gọi tinh thần đấu tranh của tuổi trẻ.
- Đoạn thơ trong bài Tây Tiến được viết bằng thể thơ thất ngôn, có sử dụng nhiều từ Hán Việt trang trọng với giọng điệu thơ dứt khoát, mạnh mẽ, âm hưởng hào hùng để tô đậm hiện thực khốc liệt của chiến tranh và khẳng định sự bất tử của người chiến sĩ vô danh.
- Đoạn thơ trong Đất Nước được viết bằng thể thơ tự do, giọng điệu trò chuyện tâm tình, từ ngữ giản dị, gần gũi nhằm khẳng định vai trò to lớn của nhân dân vô danh.
Đề 10:
Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.
Hướng dẫn làm bài: I/ Mở bài :
- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước, nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông. - “Đất nước”là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.
- “Đất Nước” nằm ở phần đầu chương V của trường ca, thể hiện sâu sắc tư tưởng chủ đề của tác phẩm - tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”.
II/ Thân bài :