- Đất nước ấy còn có một không gian cụ thể, nơi sinh tồn của cộng đồng:
b. Phương diện nghệ thuật:
26
- Sử dụng sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian: những phong tục tập quán, những huyền thoại, huyền sử, những câu thành ngữ, tục ngữ… gợi lên một không gian nghệ thuật gần gũi, đầy cảm xúc và những liên tưởng mới về Đất Nước.
- Hình thức thơ trữ tình chính luận rất độc đáo, thể thơ tự do, phóng túng, thoải mái tạo nên lối tư duy hiện đại và tính triết luận của tác phẩm nhằm trả lời cho các câu hỏi: Đất Nước có từ bao giờ? Đất Nước là gì? Ai đã làm nên Đất Nước?... - Giọng điệu thủ thỉ tâm tình như lời trò chuyện của anh và em tạo nên âm vang ngân nga sâu lắng và trang trọng về Đất Nước, Nhân dân và cũng khiến tình cảm chung nồng cháy như tình yêu lứa đôi.
III/ Kết bài :
“Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm là Đất nước của nhân dân, của ca
dao thần thoại. Những thi liệu dân gian đậm đà chất thơ, được kết hợp với những suy nghĩ giàu chất trí tuệ đã tạo nên nét đặc sắc cho bài thơ. Đó là một đóng góp quan trọng của Nguyễn Khoa Điềm làm sâu thêm cho ý niệm về Đất nước của thơ ca chống Mỹ.
Đề 11:
Nét đặc sắc của việc sử dụng chất liêu văn hóa, văn học dân gian trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.
Hướng dẫn làm bài: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
- Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có sức hấp dẫn bỡi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng về đất nước, về con người Việt Nam. Trong quá trình cầm bút của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp cho nền thơ ca nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung cũng như về nghệ thuật. Đáng kể nhất là trường ca Mặt đường khát vọng, nhà thơ hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên, năm 1971, in lần đầu năm 1974, tác phẩm nhằm thức tỉnh tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam, xuống đường đấu tranh giải phóng đất nước. Và đoạn trích Đất
Nước- phần đầu chương V của bản trường ca, được xem là một trong những đoạn
thơ hay về chủ đề đất nước.
- Thành công của Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn trích Đất Nước, một phần là ở việc tạo ra một không khí, một giọng điệu, một không gian nghệ thuật riêng đưa người đọc vào thế giới gần gũi, mỹ lệ của thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, của phong tục tập quán nhưng lại mới mẻ qua cách cảm nhận, tư duy hiện đại với hình thức câu thơ tự do, lời thơ như lời văn xuôi, lời kể chuyện cổ tích. Đó
27
chính là nét đặc sắc thẩm mỹ, thống nhất với tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại" của đoạn trích. Trong đó chất liệu văn hoá, văn học dân gian được sử dụng rất đa dạng và đầy sáng tạo.