Chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn trích Đất Nước gắn với ca dao, tục ngữ của văn học dân gian.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề ôn thi THPTQG đoạn trích “đất nước” (trích “trường ca mặt đường khát vọng” – nguyễn khoa điềm) (Trang 30 - 33)

- Đất nước ấy còn có một không gian cụ thể, nơi sinh tồn của cộng đồng:

2. Chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn trích Đất Nước gắn với ca dao, tục ngữ của văn học dân gian.

ngữ của văn học dân gian.

- Khi nhà thơ triết lý về cội nguồn sinh ra đất nước cũng là cội nguồn của mỗi gia đình nên Đất Nước không chỉ tạo nên bởi những gì trừu tượng, xa xôi mà được hình thành từ tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ qua câu thơ :

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Thì đây là ý thơ cho ta thấy tác giả gợi tả từ cái gốc của chất liệu dân gian, đó là từ trong câu ngạn ngữ dân gian “Gừng cay muối mặn”, chỉ những cay đắng gian nan đã gắn bó tình nghĩa vợ chồng. Và thói quen tâm lí, tình cảm này cũng làm cho ta gợi nhớ đến câu ca dao hết sức trìu mến:

Tay bưng chén muối đãi gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

- Và khi nói về tình yêu đôi lứa, câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm cũng hết sức mượt mà, Đất Nước gắn bó với con người trọn đời: từ thuở ấu thơ đến lúc thưởng thành và khi biết yêu thương, hẹn hò, nhớ nhung lại gắn với hình ảnh Đất Nước:

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Khi xúc cảm nên dòng thơ này, nhà thơ như muốn tâm sự, trong tình yêu đôi lứa, trong nỗi nhớ nhung da diết của em đã hiện hữu tình Đất Nước. Và đó là nỗi nhớ không định hình được mà câu ca dao tình yêu quen thuộc cất lên rất gần gũi và hết đỗi đời thường:

Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất…

- Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận Đất Nước trải ra theo chiều dài, chiều rộng của không gian nhưng không gian ấy thật gần gũi, là nơi con chim bay về, nơi con cá móng nước:

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thì đó là một ý thơ có thể nhận thấy, nhà thơ lấy cảm hứng trọn vẹn từ câu hò Bình- Trị- Thiên quen thuộc, bởi vì nhà thơ được sinh ra và trưởng thành trên vùng đất giàu giá trị văn hóa, thơ Nguyễn Khoa Điềm thấm đẫm hồn Huế, chính vì thấm nhuần nền văn hóa dân gian nơi chôn nhau cắt rốn nên khi khái quát về Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm cũng đã nghĩ ngay đến câu ca dao bình dân của quê hương, xứ sở mình:

Con chim phượng hoàng bay ngang hòn núi bạc Con cá ngư ông móng nước ngoài khơi

28

Gặp nhau đây xin phân tỏ đôi lời

Kẻo mai kia con cá về sông vịnh, con chim nọ đổi dời về non xanh

- Tự hào về một đất nước có bề dày lịch sử bốn nghìn năm, nên nhà thơ đã hướng về một yếu tố mang tính tâm linh nhưng hết sức truyền thống của người Việt. Bởi chính nhân dân là những người đã làm nên cái hồn văn hoá và đạo lí truyền thống cao cả cho đất nước, nên nhà thơ tâm sự:

Hàng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ

Trong mỗi chúng ta đều biết cội nguồn dân tộc, gốc gác tổ tiên luôn nhắc nhở mọi người Việt rằng: bái vọng tổ tiên, yêu quê cha đất tổ, chính là những yếu tố góp phần làm nên truyền thống yêu nước của người Việt Nam. Vì thế, bái vọng tổ tiên là điều không thể thiếu, thể hiện sự tôn trọng đầy thiêng liêng của người sống đối với người đã khuất. Đây cũng là ý thơ mà trong ca dao đã từng nhắc nhở:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba

- Có thể nói trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng màu sắc của dân tộc, nhà thơ đã chọn lọc từ những câu ca dao tiêu biểu nhất để nói về các phương diện truyền thống khác nhau của nhân dân. Trong đó câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã nhằm diễn tả sự say đắm trong tình yêu nhân văn, nhân bản và cao đẹp nhất:

Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi

Là ý tứ từ câu ca dao đầy ngọt ngào, trìu mến, bình dị và hết sức thân quen, nó thường trực hằng ngày mà trong những đôi nam nữ, trai gái yêu nhau không khó để nhận ra:

Yêu em từ thuở trong nôi Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru

- Có lúc câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm là nhằm nói đến sự quý trọng trong lối sống tình nghĩa, biết nâng niu, trân trọng những gì có được từ khó nhọc, gian nan:

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội

Thì đâu đó phảng phất trong ca dao cũng đã đúc kết và nhắc nhở mọi người rằng:

Cầm vàng mà lội qua sông Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng

- Ngoài ra, câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm cũng nói đến một phẩm chất nữa của nhân dân Việt Nam là bền bỉ kiên cường trong chiến đấu dựng và giữ nước, vì đất nước là của nhân dân, do nhân dân làm nên, nên đất nước mãi mãi trường tồn, bất diệt:

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu

- Điều này cũng có nghĩa là trong ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ đã luyến láy, cảm hứng xuất phát từ cái gốc của câu ca dao đầy hùng hồn và đanh thép:

Thù này ắt hẳn còn lâu

Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què

Có thể thấy ở tất cả những dòng thơ trên của Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ đã vận dụng và chuyển ý sáng tạo những câu ca dao, ngạn ngữ thành lời thơ đằm thắm, trữ tình, thiết tha của mình, không ngoài mục đích là ca ngợi nhân dân, ca ngợi bản sắc văn hoá của người Việt Nam.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề ôn thi THPTQG đoạn trích “đất nước” (trích “trường ca mặt đường khát vọng” – nguyễn khoa điềm) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w