Đất nước (Nguyễn Đình Thi).

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề ôn thi THPTQG đoạn trích “đất nước” (trích “trường ca mặt đường khát vọng” – nguyễn khoa điềm) (Trang 35 - 36)

- Đất nước ấy còn có một không gian cụ thể, nơi sinh tồn của cộng đồng:

a. Đất nước (Nguyễn Đình Thi).

trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm).

Định hướng cách làm bài

1. Cảm hứng về Đất Nước.

- Cảm hứng là nguồn gốc trực tiếp của sáng tạo nghệ thuật. Đó là trạng thái tình cảm, cảm xúc cao độ tràn đầy, đòi hỏi phải được tự biểu hiện trong nghệ thuật. -Cảm hứng về Đất Nước là nguồn cảm hứng rộng rãi và lâu bền nhất của Văn học Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn thơ 1945 – 1975 cảm hứng ấy trở thành phổ biến và nổi bật.

2. Nét tương đồng.

- Điểm gặp gỡ trong tư tưởng Đất Nước của hai nhà thơ là nhận thức Đất nước gắn liền với nhân dân:

Ôm đất nước những người áo vải Đã đứng lên thành những anh hùng

(Nguyễn Đình Thi)

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

(Nguyễn Khoa Điềm)

- Cả hai tác phẩm cùng khai thác một đề tài trong nét khái quát về Đất Nước, thể hiện trong những trải nghiệm, suy tư.

3. Điểm khác biệt.

a. Đất nước (Nguyễn Đình Thi).

- Viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp, tác phẩm được hình thành từ hai mảng thơ nhỏ, được kéo dài từ 1948 đến 1955. Quá trình hình thành độc đáo ấy đã phản ánh rõ một chặng đường từ chỗ nhận đường đến chỗ thấu hiểu về Đất nước. Như vậy, để hiểu đất nước không phải chỉ một sớm một chiều mà là cả một quá trình nghiền ngẫm, trải nghiệm của tác giả.

- Bài thơ xuất phát từ một tình yêu cụ thể, từ góc phố phường, từ trong hiện tại để trở về quá khứ, từ không gian phố phường Hà Nội để mở ra một không gian của

32

đất trời mới; từ tâm hồn nhớ nhung xao xuyến đến niềm vui; từ Đất nước đẹp trong đau thương, gian khổ, nô lệ đến Đất nước rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

- Một Đất nước không chỉ hiện hình trong những vẻ đẹp giàu có của vật chất mà còn hiện lên với truyền thống bất khuất của hồn thiêng sông núi cha ông.

- Nghệ thuật:

+Câu thơ không vần mà giàu tính nhạc;

+Giọng điệu linh hoạt phù hợp với từng mạch thơ; +Sử dụng nhiều hình ảnh có tính biểu tượng;

+ Sử dụng những tính từ, những âm tiết mở tạo nên vẻ đẹp của ngôn từ tiếng Việt.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề ôn thi THPTQG đoạn trích “đất nước” (trích “trường ca mặt đường khát vọng” – nguyễn khoa điềm) (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w