Một số đề học sinh tự luyện.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề ôn thi THPTQG đoạn trích “đất nước” (trích “trường ca mặt đường khát vọng” – nguyễn khoa điềm) (Trang 37 - 39)

- Đất nước ấy còn có một không gian cụ thể, nơi sinh tồn của cộng đồng:

3. Một số đề học sinh tự luyện.

Đề 1: Hình tượng đất nước trong đoạn trích cùng tên của Nguyễn Khoa Điềm. Đề 2: Cảm hứng về quê hương đất nước Việt Nam trong Việt Bắc (Tố Hữu) và

Đất Nước (NKĐ).

Đề 3:

Cảm nhận của anh chị về hai đoạn thơ sau: Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

(Đất Nước, trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)

Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức

(Sóng- Xuân Quỳnh)

Đề 4: Nhận xét về đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng của

Nguyễn Khoa Điềm) có ý kiến cho rằng: Đoạn trích là những cảm nhận mới mẻ

của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước, ý kiến khác lại khẳng định: Đoạn trích đã thể hiện tư tưởng Đất Nước của nhân dân.

Từ việc cảm nhận đoạn trích Đất Nước, anh (chị) hãy bình luận những ý kiến trên.

Đề 5: Trong bài Cảm tưởng đọc Thiên gia thi (trích Nhật kí trong tù), Hồ Chí

Minh viết:

Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp, Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông.

34

Nay ở trong thơ nên có thép,

Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

Anh/chị hãy giải thích quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh trong bài thơ trên và phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ quan điểm ấy:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...

(Nguyễn Khoa Điềm - Đất Nước- Ngữ văn 12)

(Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn 12 năm học 2013 – 2014)

35

PHẦN B. KẾT LUẬN

Dạy văn là một quá trình sáng tạo cho phép chúng ta lựa chọn những giải pháp phù hợp với bản thân và đặc biệt là với đối tượng giảng dạy. Toàn bộ kiến thức và giải pháp trong đề tài này là sự chắt lọc từ nhiều tài liệu của các giáo sư, nhà giáo tâm huyết với nghề, kết hợp với sự nung nấu kinh nghiệm 15 năm dạy học của bản thân, đặc biệt là đã thể nghiệm qua đối tượng cụ thể và thu được kết quả nhất định.

Tôi nghĩ rằng, chuyên đề này ít nhiều mở ra được một vài hướng đi khá hiệu quả cho việc ôn tập làm văn nghị luận cho học sinh lớp 12 trong quá trình làm bài thi TNTHPTQG môn Ngữ Văn sau này. Tuy nhiên, với thời gian có hạn, điều kiện nghiên cứu hạn hẹp, dung lượng không cho phép, chuyên đề này chỉ mới mang tính khởi thảo về một vấn đề khá rộng lớn, chắc chắn không thể toàn diện được, kính mong các nhà giáo dục, các đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để được đầy đủ và có tính khả dụng hơn.

Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô.

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề ôn thi THPTQG đoạn trích “đất nước” (trích “trường ca mặt đường khát vọng” – nguyễn khoa điềm) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w