PHẦN III: KẾT LUẬN 1 Bài học kinh nghiệm và giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử (Trang 56 - 59)

- Chúý: Với đa thức cho ở dạng x3m+1+x3n+2 +1 đều chứa nhân tử là

PHẦN III: KẾT LUẬN 1 Bài học kinh nghiệm và giải pháp thực hiện

1- Bài học kinh nghiệm và giải pháp thực hiện

Trong quá trình thực hiện chuyên đề chúng tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm và giải pháp thực hiện như sau.

- Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, trước hết giáo viên cần phải có một trình độ chuyên môn vững vàng, nắm vững các thuật toán, giải được các bài toán khó một cách thành thạo. cần phải có một phương pháp giảng dạy phù hợp kích thích sự tò mò, năng động, sáng tạo, tích cực của học sinh.

- Toán học là một bộ môn khó, các vấn đề của toán là rất rộng. Chính vì vậy Giáo viên cần phải biết chắt lọc, xây dựng thành một giáo trình ôn tập cơ bản bao gồm tất cả các chuyên đề. Với mỗi chuyên đề cần phải chọn lọc ra những bài toán điển hình, cơ bản nhất để học sinh từ đó phát huy khả năng của mình, vận dụng một cách sáng tạo vào giải các bài toán khác cùng thể loại.

- Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi cần thường xuyên bám sát đối tượng học sinh, theo dõi và động viên kịp thời sự cố gắng, nỗ lực của từng học sinh. Đồng thời kích thích các em phát huy tối đa khả năng của mình trong quá trình ôn luyện học tập. Bên cạnh đó cần theo dõi kiểm tra, uốn nắn kịp thời những sai sót mà học sinh có thể mắc phải, giúp các em có niềm tin, nghị lực và quyết tâm vượt qua những khó khăn bước đầu khi học tập các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi mà giáo viên đưa ra

- Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi cũng cần hết sức tránh cho học sinh những biểu hiện tự đắc, cho mình là giỏi. Điều này sẽ làm cho các em khó tránh khỏi những thất bại khi tham gia những cuộc thi lớn. Chính vì vậy, giáo viên cần đưa ra những bài toán khó, những yêu cầu cao để các em thấy được quá trình học bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình không thể diễn ra trong ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài, thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên cũng cần tránh cho học sinh sự tự ti, vì liên tục không giải được các bài toán khó sẽ gây ra cho các em những sự nản trí mất niềm tin vào khả năng của mình.

Chuyên đề “ Phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử ”

2. Kết luận:

- Bồi dưỡng học sinh giỏi cho học sinh bậc THCS là cả một quá trình lâu dài bền bỉ. Bởi vì các em đã có cả một quá trình 8 năm học toán. Để có được những học sinh giỏi, chúng ta cần phải tập trung bồi dưỡng cho các em ngay từ năm học lớp 6. Với 3 năm liên tục cùng với sự nỗ lực của thầy lẫn trò, chắc chắn chúng ta sẽ có được những học sinh giỏi thực sự về bộ môn toán.

- Trong quá trình thực hiện chuyên đề chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong có sự đóng góp, bổ sung của các bạn đồng nghiệp, các nhà quản lý giáo dục để chuyên đề của chúng tôi có thể hoàn thiện hơn.

Trên đây là chuyên đề của chúng tôi cũng mới chỉ đề cập đến một vấn đề nhỏ trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên theo chúng tôi đây cũng là một trong những mảnh kiến thức quan trọng của chương trình toán học.

Xin trân thành cảm ơn!

Duyệt của ban giám hiệu Tề Lỗ, ngày ……tháng…năm 2014

Người viết chuyên đề Phan Thị Thanh Hoa

Trường THCS Tề Lỗ

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w