Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh châp hợp đồng tín

Một phần của tài liệu Hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng – thực tiễn tại tòa án nhân dân quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 35 - 44)

dụng tại Tòa án nhân dân quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Trong giai đoạn hiện nay tình hình kinh tế tại thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung đang trên đà phát triển và hội nhập vì vậy tình trạng xảy ra tranh chấp với nhau về hợp đồng tín dụng là điều tất yếu, để xảy ra tình trạng như vậy cũng có nhiều ngun nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do những khó khăn về huy động vốn của các cá nhân, tổ chức hay còn do nguồn vốn của các cá nhân, tổ chức bị thâm hụt do không biết cách quản lý chi tiêu dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ, chậm thực hiện một số nghĩa vụ trong hợp đồng. Trong quá trình thực tập từ tháng 5/2018 đến tháng 4/2019 đã giúp tôi tiến hành thu thập được các tài liệu và thông tin để làm rõ vấn đề tình

hình giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại TAND quận Sơn Trà. Thơng qua các số liệu của thư ký tổng hợp Tòa án cung cấp cùng với việc Tòa án thụ lý và giải quyết tranh chấp HĐTD gần đây cùng với việc nghiên cứu cụ thể để đưa ra cái nhìn tổng quát nhất về tình hình giải quyết tranh chấp của Tịa án.

Bảng 2.1: Bảng thống kê số liệu về án kinh doanh thương mại và tranh

chấp hợp đồng tín dụng tại Tịa án nhân dân quận Sơn Trà giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018

Năm Án dân sự Án Kinh doanh thương mại Án tranh chấp hợp đồng tín dụng 2014 181 59 24 2015 149 36 15 2016 193 42 11 2017 216 31 5 2018 300 27 3

(Nguồn: Tòa án nhân dân quận Sơn Trà, Báo cáo thống kê từ năm 2014 đến

năm 2018)

Trong năm 2014 tống số vụ án dân sự mà TAND quận Sơn Trà thụ lý là 181 vụ trong đó số vụ án về kinh doanh thương mại là 59 vụ chiếm tỷ lệ 32,59%, án về về tranh chấp hợp đồng tín dụng có 24 vụ chiếm 40,67% trong tổng số 59 vụ về kinh doanh thương mại.

Năm 2015 tống số vụ án dân sự mà TAND quận Sơn Trà thụ lý là 149 vụ trong đó số vụ án về kinh doanh thương mại là 36 vụ chiếm tỷ lệ 24,16%, án về về tranh chấp hợp đồng tín dụng có 15 vụ chiếm 41,66% trong tổng số 36 vụ về kinh doanh thương mại tỷ lệ này cho thấy tuy tranh chấp về KDTM năm 2015 có tỷ lệ thấp hơn năm 2014 nhưng tỷ lệ tranh chấp về HĐTD lại cao hơn năm 2014, tỷ lệ tăng là 0,99%.

Năm 2016 tống số vụ án dân sự mà TAND quận Sơn Trà thụ lý là 193 vụ trong đó số vụ án về kinh doanh thương mại là 42 vụ chiếm tỷ lệ 21,76%, án về về tranh chấp hợp đồng tín dụng có 11 vụ chiếm 26,19% trong tổng số 42 vụ về kinh doanh thương mại. Năm 2016 thì số vụ án về tranh chấp HĐTD có sự giảm rõ rệt, tỷ lệ giảm 15,47%.

Năm 2017 tống số vụ án dân sự mà TAND quận Sơn Trà thụ lý là 216 vụ trong đó số vụ án về kinh doanh thương mại là 31 vụ chiếm tỷ lệ 14,35%, án về về tranh chấp hợp đồng tín dụng có 5 vụ chiếm 16,12% trong tổng số 31 vụ về kinh doanh thương mại. Năm 2017 thì số vụ án về tranh chấp HĐTD có sự giảm rõ rệt so với năm 2016, tỷ lệ giảm 10,07%.

Năm 2018 tống số vụ án dân sự mà TAND quận Sơn Trà thụ lý là 300 vụ trong đó số vụ án về kinh doanh thương mại là 27 vụ chiếm tỷ lệ 9%, án về về tranh chấp hợp đồng tín dụng có 3 vụ chiếm 11,11% trong tổng số 27 vụ về kinh doanh thương mại. Năm 2018 thì số vụ án về tranh chấp HĐTD có sự giảm so với năm 2017, tỷ lệ giảm 5,01%.

Nhìn chung từ năm 2014 đến năm 2018 thì tranh chấp hợp đồng tín dụng ngày một có dấu hiệu giảm rõ rệt, do ý thức về tìm hiểu pháp luật cũng như trình độ tri thức của các tổ chức, người dân ngày một nâng cao nên các án về tranh chấp hợp đồng tín dụng ngày một ít đi.

Tranh chấp về hợp đồng tín dụng chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số các tranh chấp xảy ra tại Tòa án nhân dân quận Sơn Trà, bởi lẽ các tranh chấp HĐTD xảy ra nhiều là do đặc điểm của HĐTD có nhiều sự rủi ro đối với bên cho vay là các TCTD, các TCTD chỉ được quyền đòi tiền của bên vay sau một khoảng thời gian nhất định theo như trong cam kết nếu như thời gian vay càng dài thì càng mang lại nhiều rủi ro cho các TCTD, thông qua bảng số liệu dưới đây ta sẽ thấy được rõ hơn về tình trạng giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tòa án nhâ dân quận Sơn Trà

Bảng 2.2: Bảng số liệu về thụ lý và giải quyết tranh chấp hợp đồng tín

dụng tại Tịa án nhân dân quận Sơn Trà giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018.

Năm Thụ lý (vụ) Chuyể n hồ sơ Giải quyết Hình thức giải quyết Tạm đình chỉ Kháng cáo Kháng nghị Cơng nhận Xét xử Đình chỉ 2014 24 4 22 10 2 4 1 1 2015 15 2 10 3 2 1 2 2016 11 3 11 3 1 2 2 2017 9 3 7 1 2 1 2 2018 6 1 6 1 1 1 1 1

(Nguồn: Tòa án nhân dân quận Sơn Trà, Thống kê từ sổ thụ lý từ năm 20114 đến năm 2018)

Số vụ án mà Tòa án nhân dân quận Sơn Trà thụ lý và giải quyết đối với HĐTD tương đối nhiều hơn so với các vụ án về tranh chấp kinh doanh thương mại khác. Trong năm 2014 số vụ án về tranh chấp hợp đồng tín dụng mà TAND quận Sơn Trà thụ lý vào là 24 vụ giải quyết 22 vụ đạt tỷ lệ 91,67% , sau khi xét xử có 01 vụ án kháng cáo và 01 vụ án kháng nghị.

Năm 2015 TAND quận Sơn Trà đã thụ lý 15 vụ án về tranh chấp hợp đồng tín dụng, giải quyết 10 vụ đạt tỷ lệ 66.67%, tỷ lệ giải quyết án về tranh chấp hợp đồng tín dụng tại TAND quận Sơn Trà trong năm 2015 có dấu hiệu giảm hơn so với năm 2014 mặc dù số vụ án thụ lý của năm 2015 ít hơn năm 2014 09 vụ án sau khi xét xử thì khơng có kháng cáo hay kháng nghị nào và có 04 bản án có hiệu lực pháp luật.

Năm 2016 TAND quận Sơn Trà đã thụ lý 11 vụ án về tranh chấp hợp đồng tín dụng, giải quyết 11 vụ đạt tỷ lệ 100%, tỷ lệ giải quyết án trong năm 2016 có những bước tiến vượt bậc, so với năm 2015 thì án về tranh chấp hợp đồng tín dụng giảm 04 vụ án sau khi xét xử thì khơng có kháng cáo hay kháng nghị nào và có 02 vụ án tạm đình chỉ.

Năm 2017 TAND quận Sơn Trà đã thụ lý 9 vụ án về tranh chấp hợp đồng tín dụng, giải quyết 7 vụ đạt tỷ lệ 77.77%, so với năm 2016 thì án về tranh chấp hợp đồng tín dụng giảm 02 vụ án, sau khi xét xử thì khơng có kháng cáo hay kháng nghị nào và có 02 vụ án tạm đình chỉ.

Năm 2018 TAND quận Sơn Trà đã thụ lý 6 vụ án về tranh chấp hợp đồng tín dụng, giải quyết 6 vụ đạt tỷ lệ 100%, so với năm 2017 thì án về tranh chấp

hợp đồng tín dụng giảm 03 vụ án, sau khi xét xử thì có 01 vụ án kháng cáo để sửa một phần bản án sơ thẩm, 01 vụ án kháng nghị do vi phạm về thủ tục giải quyết.

Như vậy theo như số liệu thống kê được ở trên qua các năm thì số vụ án về tranh chấp HĐTD nhìn chung có sự giảm rõ rệt do ý thức và tầm hiểu biết về pháp luật cũng như việc áp dụng pháp luật vào đời sống của người dân ngày càng cao và tiến bộ hơn, họ bắt đầu đề cao pháp luật và cẩn thận hơn trong các giao dịch của mình để đảm bảo hạn chế xảy ra tranh chấp nhất có thể và để tránh những rủi ro khơng đáng có sau này.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng xảy ra tại Tịa án nhân dân quận Sơn Trà tơi có một vài ví dụ sau:

Vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 11/2017/TLST-KDTM ngày 14 tháng 6 năm 2017 về việc “ Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn: Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng trụ sở tại số 22 Hàng V, phường L, quận H, thành phố Hà Nội, đại diện theo ủy quyền Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu V; địa chỉ: tầng 8 Vincom Center, 72 Lê Thánh T, phường B, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh với bị đơn là Công ty TNHH Thủy sản H trụ sở số 42 NCT, quân S, thành phố Đà Nẵng. Công ty TNHH Thủy sản H vay vốn ngân hàng để đầu tư phát triển kinh doanh nhưng do làm ăn thua lỗ nên không đủ khả năng chi trả, đến hạn trả nợ Cơng ty TNHH Thủy sản H khơng có khả năng chi trả khoản nợ đối với Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng nên Cơng ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng làm đơn khởi kiện đối với Cơng ty TNHH Thủy sản H. Tòa án đã tiến hành hà giải và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Công ty TNHH Thủy sản H cam kết vào ngay 25/9/2017 sẽ

thanh tốn cho Cơng ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng V số tiền 5.061.214.573 đồng, trong đó nợ gốc 2.969.680.000 đồng và lã phát sinh tiếp theo sau ngày 9/8/2017 theo mức lãi suất thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng số 1901 – LAV – 201200231 ngày 28/4/2012 cho đến khi thanh tốn xong khoản nợ gốc này. Án phí KDTM – ST: 56.530.607 đồng Cơng ty TNHH Thủy sản H phải chịu. Hồn trả cho Cơng ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng V số tiền 56.530.607 đồng tiền tạm ứng án phí theo biên lai thu số 1734 ngày 13/6/2017 tại Chi cục thi hành án quận S, thành phố Đà Nẵng.

Từ ví dụ trên xét về thẩm quyền giải quyết vụ án: Trong đơn khởi kiện của nguyên đơn là Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các TCTD V với bị đơn là Công ty TNHH Thủy sản H là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa hai tổ chức có đăng ký kinh doanh và cùng tìm kiếm lợi nhuận nên thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện theo điểm b khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015. Theo điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết thc về Tịa án nơi bị đơn cư trú hoặc nơi có trụ sở như vậy thẩm quyền giải quyết vụ án thuộc về TAND quận S nơi Công ty TNHH Thủy sản H có trụ sở, qua đó ta thấy thẩm quyền áp dụng Tòa án giải quyết tranh chấp trong trường hợp này là đúng với quy định của pháp luật.

Về trình tự thủ tục tố tụng: TAND quận S đã thực hiện đầy đủ cũng như hợp pháp các thủ tục để giải quyết một vụ án tranh chấp HĐTD như thủ tục nhận đơn, thụ lý, hịa giải hay đưa ra quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Về xử lý tài sản bảo đảm: TAND quận S xử lý tài sản bảo đảm khi Công ty TNHH Thủy sản H không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết thì sẽ mang tài sản bảo đảm ra đấu giá theo quy định của pháp luật nếu như trong hợp đồng khơng có quy định về xử lý tài sản đảm bảo của hai bên. Cịn nếu như Cơng ty TNHH Thủy sản H đã thực hiện xong nghĩa vụ đối với Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các TCTC V thì Cơng ty TNHH MTV quản lý tài sản của các TCTC V phải trả lại bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho ơng Lê Đình T và bà Hàn Thị T phù hợp với quy định của pháp luật tại Điều 322 BLDS 2015.

Vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 09/2018/ TLST – KDTM ngày 31 tháng 5 năm 2018 về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn Ngân hàng N trụ sở tại số 02 L, phường T, quận B, thành phố Hà Nội, đại diện theo ủy quyền Ngân hàng N chi nhánh quận S, thành phố Đà Nẵng với bị đơn Công ty TNHH T trụ sở tại tổ 12, phường H, quận S, thành phố Đà Nẵng. Tòa án tiến hành giải quyết vụ án, ra bản án số 08/2018/KDTM – ST ngày 12/11/2018 về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” xử buộc Công ty TNHH T trả cho Ngân hàng N số tiền 316.276.223 đồng trong đó nợ gốc là 180.000.000 đồng và lãi tính đến ngày 12/11/2018 là 136.276.223 đồng (gồm lãi trong hạn là 92.791.334 đồng và lãi quá hạn 43.484.223 đồng). Tài sản thế chấp là chiếc oto tải cabin kép hiệu Toyota Hilux màu bạc sản xuất năm 2010, số khung 001598355, số máy 1KD5111447, biển số 43C-004.56 đứng tên chủ sở hữu Công ty TNHH T được xử lý theo quy định tại Điều 303 BLDS 2015. Buộc Ngân hàng N phải hoàn trả lại bản gốc đăng ký xe oto BKS số 43C- 004.56 cho Công ty TNHH T khi Công ty thực hiện xong các khoản nợ. Án phí DS-KDTM 15.814.000 đồng Cơng ty TNHH T phải chịu, hồn trả cho

Ngân hàng N số tiền 8.772.450 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số 008745 ngày 15/5/2018.

Về ví dụ trên xét về thẩm quyền giải quyết vụ án: tương tự như vụ án thụ lý số 11/2017/TLST – KDTM ngày 14/6/2017. Trong đơn khởi kiện của nguyên đơn là Ngân hàng N với bị đơn là Công ty TNHH T tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa hai tổ chức có đăng ký kinh doanh và cùng tìm kiếm lợi nhuận nên thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện theo điểm b khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015. Theo điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết thc về Tịa án nơi bị đơn cư trú hoặc nơi có trụ sở như vậy thẩm quyền giải quyết vụ án thuộc về TAND quận S nơi Cơng ty TNHH T có trụ sở, qua đó ta thấy thẩm quyền áp dụng Tòa án giải quyết tranh chấp trong trường hợp này là đúng với quy định của pháp luật.

Về phương thức tính lãi suất: Tịa án đã áp dụng mức tính lãi suất như các bên thỏa thuận khi ký kết trong hợp đồng tín dụng. Bên cạnh áp dụng mức lãi suất như thỏa thuận của đương sự Tòa án còn xem xét về mức lãi suất hiện hành của Ngân hàng Nhà nước để từ đây đối chiếu sự hợp pháp đối với mức lãi suất áp dụng của hợp đồng tín dụng.

Về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp: Tịa án nhân dân quận S đã thực hiện đúng trình tự thủ tục khi tiến hành giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng trong tranh chấp giữa Ngân hàng N với Cơng ty TNHH T, Tịa án đã tiến hành xác minh mức lãi suất, tiến hành hòa giải, ra bản án đúng quy định của pháp luật.

Về xử lý tài sản bảo đảm: TAND quận S xử lý tài sản bảo đảm khi Công ty TNHH T không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết thì sẽ mang tài sản

bảo đảm ra đấu giá theo quy định của pháp luật nếu như trong hợp đồng khơng có quy định về xử lý tài sản đảm bảo của hai bên. Cịn nếu như Cơng ty TNHH T đã thực hiện xong nghĩa vụ đối với Ngân hàng N thì Ngân hàng N phải trả lại bản gốc đăng ký xe oto BKS số 43C-004.56 cho Công ty TNHH T khi Công ty thực hiện xong các khoản nợ theo định của pháp luật tại Điều

Một phần của tài liệu Hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng – thực tiễn tại tòa án nhân dân quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w