Xuất hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng – thực tiễn tại tòa án nhân dân quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 54 - 60)

ra đúng trình tự, thủ tục. Để thực hiện việc này cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyết tố tụng của Tịa án diễn ra cơng bằng minh bạch, không xảy ra trường hơp oan sai, tiến hành đúng thủ tục để tạo lòng tin cho người dân khi sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án là quyết định đúng đắn.

3.3. Đề xuất hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tíndụng dụng

Ngồi những giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng thì cần có những đề xuất để việc giải quyết tranh chấp có hiệu quả hơn.

Thứ nhất, từ những vướng mắc gặp phải trong quá trình giải quyết tranh

chấp hợp đồng tín dụng tại Tịa án cần phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền rà sốt lại những văn bản điều chỉnh q trình giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng. Hiện nay cịn nhiều bất cập đối với những quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm, những quy định này không đồng bộ và thống nhất với các văn bản pháp luật khác gây khó khăn trong việc áp dụng giải quyết đối với Tịa án, khó khăn trong việc thỏa thuận giữa TCTD với cá nhân, tổ chức cho vay. Vì vậy cần rà sốt và ban hành các văn bản điều chỉnh có tính thống nhất và đồng bộ để thuận tiện cho quá trình áp dụng.

Thứ hai, các quy định về xử lý tài sản bảo đảm cần có sự thống nhất và

việc khách hàng vay nợ khi đến hạn thanh tốn khơng trả hết nợ cho TCTD hoặc khơng có khả năng chi trả, để đảm bảo cho việc chi trả này các TCTD luôn sử dụng đến biện pháp bảo đảm tiền vay để tạo nguồn dự phịng, phịng khi khách hàng khơng có khả năng chi trả. Khi cho vay TCTD chỉ dựa vào giá trị của tài sản bảo đảm để xác định hạn mức cho vay đến khi tranh chấp xảy ra cần đến việc định giá tài sản mà đây là vấn đề gây khó khăn bởi phải xác định tài sản thế chấp sao cho vừa đảm bảo quyền lợi của khách hàng, vừa đảm bảo TCTD có thể thu hồi nợ. Vì vậy quy định về xử lý tài sản đảm bảo là vô cùng quan trọng nó có ý nghĩa đảm bảo an tồn cho lợi ích của TCTD.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về áp dụng thủ tục

rút gọn đối với giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tịa án. Hiện nay Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực đã quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng thủ tục rút gọn điều này khắc phục được những mặc hạn chế khi giải quyết vụ án bằng thủ tục thông thường như thời gian giải quyết được rút ngăn lại giúp Tòa án và các bên đương sự tiết kiệm được thời gian và chi phí giải quyết. Tuy nhiên, cần phải có cơ chế giám sát chặt chẽ trình tự giải quyết theo thủ tục rút gọn để đảm bảo quyền lợi cho bên vay vì khi tranh chấp xảy ra bên cho vay thường muốn giải quyết nhanh chóng để thu hồi vốn và giải quyết nợ xấu nên rất mong muốn được áp dụng thủ tục rút gọn. Pháp luật nên bổ sung thêm các văn bản hướng dẫn về giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn để q trình này diễn ra trơn tru khơng ảnh hưởng đến lợi ích của các bên.

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng.

Các bên khi tham gia hoạt động tín dụng đã thỏa thuận với nhau về mức lãi suất, lãi quá hạn trên nợ gốc, tài sản đảm bảo và các hình thức xử lý khi thực hiện hợp đồng tín dụng, trong một số trường hợp bên vay khi đến hạn thanh

tốn khơng thanh tốn đủ số nợ ghi trong hợp đồng thì phải trả nợ lãi trong hạn và nợ lãi quá hạn cho TCTD. Tuy nhiên việc áp dụng lãi suất quá hạn đối với khách hàng có nợ quá hạn trên thực tế gặp nhiều khó khăn, khơng phù hợp với quy định pháp luật, trong suốt q trình giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tịa án về lãi suất cho vay và lãi suất quá hạn còn gặp nhiều bất cập.

Pháp luật quy định “Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên

đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả” [4, Điều 357] bên cạnh đó pháp luật cịn quy định “Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận khơng được vượt q 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp có quy định khác”. [4, Điều 468] Như vậy

khi hết thời hạn mà bên vay chưa trả hết tiền nợ gốc thì phải trả thêm lãi suất trên nợ gốc quá hạn hay còn gọi là lãi suất quá hạn đối với khoản nợ gốc chưa trả, mức lãi suất quá hạn được tính bằng “150% lãi suất vay theo hợp đồng

tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” [4

Điều 466], những quy định này của pháp luật đang gây khó khăn cho việc áp dụng mức lãi suất cho TCTD cũng như việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng tín dụng.

Thứ năm, sửa đổi một số quy định liên quan đến giao dịch bảo đảm trong

hợp đồng vay tín dụng

Cần sửa đổi các quy định về cầm cố tài sản. Điều 10 của Luật Nhà ở năm 2014 cần được sửa đổi, theo hướng mở rộng cả quyền cầm cố nhà ở cho chủ sở hữu, đồng thời quy định chi tiết về cầm cố nhà ở. Tương tự, tại Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 cũng cần sửa đổi theo bằng việc cho phép các chủ thể có quyền sử dụng đất làm tài sản cầm cố.

Ngoài ra, các loại tài sản đặc biệt như tàu bay, tàu biển... cần thống nhất trong việc áp dụng biện pháp cầm cố hay thế chấp những sửa đổi này để phù

hợp hơn với Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng kí giao dịch bảo đảm, Bộ luât dân sự 2015 nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh liên quan đến giao dịch bảo đảm cho hợp đồng vay tài sản có liên quan đến việc cầm cố bất động sản này.

Tiểu kết chương 3

Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tịa án nhân dân quận Sơn Trà, tác giả đã nhận thấy những bất cập để từ đó đề ra hướng giải pháp để hồn thiện pháp luật trong chương ba.

Ở chương 3, tác giả đã nêu ra được những yêu cầu về hoàn thiện pháp luật. Đưa ra được những giải pháp nâng cao công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại TAND quận Sơn Trà như hồn thiện về lãi suất cho vay, các quy định của pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo phải thống nhất, đồng bộ. Từ những yêu cầu và giải pháp đã nêu đưa ra được những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.

KẾT LUẬN

Thông qua đề tài nghiên cứu “Hoạt động giải quyết tranh chấp hợp

đồng tín dụng – Thực tiễn tại Tòa án nhân dân quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” đã làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp hợp đồng tín

dụng, những kết quả đạt được cũng như những bất cập gặp phải để từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng đóng vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và q trình giải quyết vụ án nói riêng của Tịa án. Trong giai đoạn hiện nay với mâu thuẫn giữa các bên đối tác diễn ngày càng nhiều trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Việc hồn thiện pháp luật, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động xét xử sẽ góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ lợi ích của các tổ chức cá nhân trong xã hội, giữ gìn an ninh.

Để áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp được thực hiện có hiệu quả hơn ở Tịa án nhân dân quận Sơn Trà đòi hỏi phải quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng,Nhà nước và thực hiện tốt những quan điểm về áp dụng pháp luật. Đồng thời thực hiện đầy đủ những kiến nghị nêu trên trong thười gian nhất định để tạo điều kiện và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp HĐTD của ngành Tịa án nói chung và Tịa án nhân dân quận Sơn Trà nói riêng.

Khóa luận được nghiên cứu dựa trên hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tịa án nhân dân quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Tuy nhận được sự hướng dẫn từ giảng viên snhưng đây là lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế và kiến thức còn cá nhân cịn nhiều hạn chế nên khơng tránh khỏi

những sai sót trong khóa luận này. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của q thầy cơ để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng – thực tiễn tại tòa án nhân dân quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w