Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tịa án nhân dân quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng – thực tiễn tại tòa án nhân dân quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 52 - 54)

dụng tại Tịa án nhân dân quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Thứ nhất, chủ thể của quan hệ thế chấp tài sản phải được xác định rõ

ràng. Để việc tham gia vào các giao dịch thế chấp tài sản diễn ra dễ dàng và phát huy tác dụng thì pháp luật cần có những điều chỉnh liên quan đến chủ thể thế chấp tài sản.

Thứ hai, nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức cho nhân viên TCTD.

Hoạt động tín dụng xảy ra có hiệu quả hay khơng đều nhờ vào đội ngũ nhân viên của TCTD. Nếu đội ngũ nhân viên giỏi về trình độ và có đạo đức thì

những rủi ro về tín dụng sẽ được hạn chế giúp cho hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng diễn ra dễ dàng.

Thứ ba, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ Tịa án. Q

trình giải quyết tranh chấp phần lớn thời gian thuộc về thẩm quyền giải quyết của Thẩm phán cho nên đội ngũ Thẩm phán tại TAND quận Sơn Trà cần chủ động nâng cao trình độ chất lượng xét xử của bản thân, thường xuyên cập nhật các thay đổi của các văn bản pháp luật. Các cơ quan có thẩm quyền cần tạo điều kiện để đội ngũ Thẩm phán có thể được trau dồi kiến thức chun mơn nhiều hơn, ví dụ thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, các lớp tập huấn về kỹ năng xét xử.

Thư ký Tòa án là người trực tiếp tham mưu, phụ giúp cho Thẩm phán giải quyết các tranh chấp nên các cơ quan có thẩm quyền cũng cần phải thường xuyên mở lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ Thư ký Tòa án.

Thứ tư, tăng cường đội ngũ Thẩm phán có chun mơn sâu về giải quyết

các hoạt động tín dụng liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng thì những Thẩm phán chun trách về lĩnh vực ngân hàng sẽ có những biện pháp giải quyết cụ thể, những phương hướng xử lý nhanh chóng đúng pháp luật, đảm bỏ quyền và lợi ích của các bên.

Thứ năm, tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm của từng cá

nhân trong xã hội. Qua thời gian tìm hiểu tại TAND quận Sơn Trà thì một trong các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp HĐTD chính là do ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao, vì vậy các cơ quan chức năng cần phải có các

biện pháp nhằm nâng cao ý thức của người dân như xuống từng địa phương tuyên truyền rộng rãi về pháp luật, mở các lớp giáo dục về kiến thức vay vốn.

Một phần của tài liệu Hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng – thực tiễn tại tòa án nhân dân quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w