ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT, QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH thanh vang (Trang 37)

I. KHÁI QUÁT SƠ LƯỢC CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THANH VANG

1.2ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT, QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY

1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Cũng giống hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Công ty TNHH Thanh Vang cũng tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đây là cách thức quản lý từ trên xuống, cấp dưới chịu sự quản lý của cấp trên nhưng đồng thời mỗi phòng ban, bộ phận đều đảm nhiệm từng chức năng riêng biệt. Là doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần nên bộ máy tổ chức gồm: Giám đốc, phó Giám đốc và các phòng ban.

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

Sơ đồ 1.9. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty

 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý.

-Giám đốc: Quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty trong phạm vi luật pháp, là người trực tiếp quản lý, là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật và cơ quan Nhà nước, chịu trách nhiệm chấp hành các nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước, là người giữ vai trò chủ đạo chung, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đi đôi với đại diện cho quyền lợi của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT PHÒNG VẬT TƯ

Đội thi công số 1 Đội thi công số 2 Đội thi công số 3

CÁC CÔNG TRÌNH THI CÔNG

-Phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc có phó giám đốc, điều hành công ty theo phân công và ủy quyền của giám đốc. Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ chức năng tham mưu giúp việc cho ban giám đốc trong quản lý điều hành công việc.

- Phòng tổ chức hành chính: Là bộ phận tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý nhân sự, sắp xếp cải tiến tổ chức bộ máy quản lý, bồi dưỡng đào tạo và tuyển dụng cán bộ, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động. Thực hiện chức năng lao động tiền lương và quản lý chính sách văn phòng của công ty.

- Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính kế toán, đảm bảo phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, kiểm tra giám sát việc chấp hành chế độ chính sách kinh tế tài chính, những tồn tại cần khắc phục và đưa ra những kiến nghị. Đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về những sai sót trong quản lý tài chính của công ty. Kế toán trưởng lập và theo dõi thực hiện kế hoạch tài chính của công ty, trực tiếp giải quyết những vấn đề về vốn, các khoản phải nộp ngân sách, hợp đồng kinh tế, các mối quan hệ các phòng ban trong công ty và với cơ quan tài chính nhà nước, ngân hàng.

- Phòng vật tư: Có trách nhiệm cung ứng vật tư kịp thời cho các công trường, đảm bảo tiến độ thi công theo kế hoạch. Xây dựng định mức vật tư, định mức kinh tế kỹ thuật, nhiên liệu…và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các định mức đó. Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vật tư của các đơn vị, đôn đốc các đơn vị quyết toán vật tư, nhiên liệu khi công trình đã hoàn thành, cung cấp số liệu tiêu hao vật tư cho phòng Tài chính kế toán hạch toán.

- Phòng kế hoạch kỹ thuật: Chỉ đạo công tác định mức kỹ thuật, thực hiện các kế hoạch, chịu trách nhiệm về kỹ thuật, về biện pháp thi công, an toàn lao động tại các công trình. Điều động lao động nội bộ, quản lý lao động, quản lý kỹ thuật lao động, công tác bảo hộ lao động… Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc trong việc quản lý công trình, lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, đầu tư, thi công xây dựng, công tác vật tư…Quản lý công tác kỹ thuật, thi công xây dựng, tiến độ chất lượng với những công trình mà công ty đang thi công. Lập kế hoạch, theo dõi, kiểm tra và báo cáo

tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp định kỳ hàng tháng, quý, năm theo yêu cầu của lãnh đạo công ty.

- Đội thi công: Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ sản xuất được giao, đảm bảo an toàn, đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

1.2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty

1.2.2.1Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.

Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung. Toàn bộ công tác kế toán đều được tiến hành tại phòng kế toán dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của kế toán trưởng vè chuyên môn, phục vụ kịp thời cho giám đốc trong công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất- kinh doanh. Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên

Sơ đồ 1.10. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Ghi chú : Quan hệ quản lý : Quan hệ làm việc :

Vai trò, chức năng từng phần hành kế toán:

-Kế toán trưởng: là người lãnh đạo của phòng, chịu trách nhiệm trước công ty về tất cả hoạt động của phòng do mình phụ trách. Có trách nhiệm quản lý chung, trông coi (kiểm soát) mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán. Phải nắm được toàn bộ tình hình tài chính của công ty để tham mưu cho giám đốc ra các quyết định về chính sách và kế hoạch tài chính của công ty. Tổ chức công tác quản lý và điều hành , thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm.

KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN CHI PHÍ GIÁ THÀNH KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN

-Kế toán vốn bằng tiền: Là người phản ánh kịp thời tình hình biến động và số dư của từng loại vốn bằng tiền ở bất kỳ thời điểm nào. Tổ chức thực hiện đầy đủ, thống nhất các quy định về chứng từ nhằm thực hiện chức năng kiểm soát và phát hiện các trường hợp chi tiêu lãng phí,…

-Kế toán thanh toán: Là người chịu trách nhiệm về việc đối chiếu công nợ với khách và nhà cung cấp, có nhiệm vụ ghi chép và theo dõi tình hình công nợ và các khoản phải thu khách hàng. Mở các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết lien quan và đối chiếu với kế toán tổng hợp. Chịu sự điều hành của kế toán trưởng.

- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình: Tập hợp tài liệu từ các phần hành kế toán vào sổ kế toán, theo dõi, lập báo cáo kế toán. Tập hợp số liệu, xử lý số liệu do các đội trưởng đội xây dựng dưới công trình đưa lên. Lựa chọn phương pháp tính giá thành và đối tượng tính giá thành. Lập bảng tính giá thành công trình và xác định giá trị công trình dở dang.

1.2.2.2 Tổ chức hình thức kế toán áp dụng tại công ty

- Công ty cổ phần Kinh doanh vật tư và xây dựng hiện nay đang thực hiện chế độ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC

- Đơn vị tiền tệ hạch toán: VNĐ.

- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên - Phương pháp tính giá xuất kho: Thực tế đích danh

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo đường thẳng - Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán

- Kỳ tính giá thành: Thời gian từ khi thi công bắt đầu xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao là kỳ tính giá thành của công trình.

Công ty áp dụng hình thứ kế toán trên máy vi tính. Công việc kế toán được thực hiện trên phần mềm UNESCO. phần mềm được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức chứng từ ghi sổ.

- Sơ đồ hình thức kế toán:

Sơ đồ 1.11. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

Ghi chú: Nhập số liệu hằng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

Trình tự ghi sổ:

Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán nhập vào phần mềm kế toán UNESCO, thực tế kế toán sử dụng chứng từ gốc để nhập trực tiếp vào sổ chi tiết của từng tài khoản, phần mềm sẽ tự động lên sổ cái.

Cuối tháng, kế toán khóa sổ lập báo cáo tháng, quý (Hoặc bất kỳ lúc nào có sự yêu cầu của kế toán trưởng), cuối năm lập báo cáo tài chính.

Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.

Cuối kỳ kế toán khóa sổ và in ra giấy gồm sổ cái, chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết. Đóng thành quyển, lưu trữ theo quy định về sổ kế toán bằng tay.

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHÀN MỀM KẾ TOÁN UNESCO -SỔ CHI TIẾT -SỔ TỔNG HỢP BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC CÙNG LOẠI

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

II. Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Thanh Vang xây lắp tại công ty TNHH Thanh Vang

2.1 Đặc điểm về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Thanh Vang công ty TNHH Thanh Vang

2.1.1 Chi phí xây lắp tại công ty TNHH Thanh Vang

2.1.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí xây lắp

Do tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp, loại hình sản xuất đơn chiếc, bộ phận thi công là các công trường, nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty là các công trình, hạng mục công trình xây lắp gắn với từng quy trình công nghệ sản xuất (theo từng điểm dừng kỹ thuật hợp lý). Tuy nhiên đối với mỗi công trình mang tính chất khác nhau thì đối tượng tập hợp CPSX lại khác nhau. Cụ thể trong từng công trình như sau:

Đối với công trình xây dựng công trình giao thông, đường xá, cầu cống, thủy lợi, thủy điện: đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là đoạn công trình.

Trong phạm vi của bài viết này, em xin trình bày phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của công trình thi công trong Năm 2015 do công ty TNHH Thanh Vang nhận khoán để minh họa.

“Công trình sửa chữa cục bộ mặt đường đoạn Km11+185 và kè taluy âm K34+650, tuyến QL 14D” (HĐ số 644/2015/HĐXD ngày 14/05/2015)

2.1.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí xây lắp

Công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp theo từng công trình, hạng mục công trình. Các chi phí liên quan đến đối tượng nào thì tập hợp cho đối tượng đó, đối với chi phí không thể tập hợp cho từng đối tượng vì liên quan đến nhiều dự toán chịu chi phí sẽ được tập hợp riêng, sau đó phân bổ theo tiêu thức hợp lý cho từng đối tượng.

2.1.2 Gía thành xây lắp tại công ty TNHH Thanh Vang

Hiện nay công ty áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp giản đơn để xác định giá thành các công trình, hạng mục công trình. Phương pháp này có cách tính toán đơn giản, dễ hiểu và cung cấp số liệu kịp thời về giá thành trong mỗi kỳ báo cáo. Theo phương pháp này, tập hợp tất cả các chi phí phát sinh trực tiếp của

một công trình, hạng mục, công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó.

Công thức tính giá thành: Z= DDđk + CPps – DDck

Trong đó: + Z là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình + DDđk : là chi phí SXKD dở dang đầu kỳ

+ CPps: là chi phí SXKD phát sinh trong kỳ + DDck: là chi phí SXKD dở dang cuối kỳ

Sau khi tính được tính giá thành công trình, kế toán thực hiện kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang vào TK 632 “ giá vốn hàng bán” và sau đó chuyển sang TK 911 để tính toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của toàn công ty. Việc kết chuyển từ TK 154 sang TK 632 được kế toán thực hiện trên phiếu kế toán.

2.2 Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí xây lắp tại công ty TNHH Thanh Vang

2.2.1 Kế toán chi phí xây lắp tại công ty

2.2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công trường là toàn bộ các chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ mà các đội xây lắp sử dụng để thi công công trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành bàn giao. Đây là khoản mục chi phí cơ bản, thường chiếm trên 70% tổng chi phí sản xuất của các công trình xây dựng. Do vậy việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm vật liệu từ khâu thu mua, vận chuyển cho tới khi xuất dùng và cả trong quá trình sản xuất thi công ở hiện trường.

Vật liệu ở công ty bao gồm nhiều loại, chủ yếu là công ty mua ngoài theo giá thị trường. Điều này là tất yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Song nó đã gây khó khăn cho công tác hạch toán khoản mục vật liệu. Bời vì, công trình xây dựng thường kéo dài nên có nhiều biến động theo sự biến động cung cầu trên thị trường.

Vật liệu chính gồm nhiều loại như: xi măng, cát, đá, sỏi, sắt, thép…Mỗi loại lại bao gồm nhiều loại khác nhau như:

+ Thép 6, thép 8, thép 10, thép 12 và thép 20 + Đá có đá 0.5, đá 1x2, đá 2x4, đá 4x6 và đá học + Cát có cát trắng và cát vàng

+ Gạch có gạch lỗ Tuynel

-Vật liệu phụ của công ty như đinh, sơn, bao tải...

Nhiên liệu: xăng dầu phục vụ cho quá trình thi công, khảo sát công trình. Vật liệu sử dụng cho các công trình, hạng mục công trình được tính theo giá thực tế đích danh:

a. Chứng từ sử dụng

Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ta cần các chứng từ sau: giấy đề nghị cấp vật tư, hóa đơn GTGT, , phiếu nhập xuất thẳng, phiếu xuất kho….

b.Sổ sách sử dụng

Gồm có các chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp, sổ cái

c. Tài khoản sử dụng

Kế toán CPNVLTT tại công ty sử dụng TK 1541 – CPNVLTT. TK này sử dụng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu đã sử dụng để sản xuất xây lắp.

d.sử dụng

Gồm có các chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp, sổ cái

e. Trình tự kế toán thực hiện

Khi nhận thầu hoặc thắng thầu, phòng kế hoạch kỹ thuật sẽ dựa vào nhu cầu kỹ thuật của từng công trình để lập dự toán công trình. Bộ phận vật tư của đội thi công sẽ dựa vào đó để lập kế hoạch mua sắm vật tư cung ứng kịp thời cho thi công.

Toàn bộ NVL xuất dùng cho từng công trình, hạng mục công trình nào thì được hạch toán trực tiếp cho công trình đó.

Đầu mỗi tháng, Khi các đơn vị thi công công trình có nhu cầu mua vật tư sử dụng cho thi công thì phải gửi, hợp đồng mua bán vật tư, dự toán công trình, kế hoạch cung cấp vật tư của quý hoặc tháng về ban lãnh đạo. Giám đốc hoặc đội trưởng xem xét tính hợp lý, hợp lệ của tài liệu đó rồi thông qua quyết định mua vật tư. Tuy nhiên giá mua vật tư đều phải qua công ty xét duyệt . Kế toán vật tư sẽ trực tiếp mua vật tư theo bảng kế hoạch (gần nơi công trình nhất) và nhập kho hoặc xuất

Giá trị vật liệu sử dụng cho các công trình, hạng mục công trình = Giá mua thực tế chưa có thuế GTGT +

Chi phí vận chuyển tới công trình, hạng mục công trình (và những chi phí liên quan nếu có)

dùng ngay, vật tư mua ngoài chủ yếu được chuyển thẳng tới công trường thi công và

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH thanh vang (Trang 37)