I. Nhận xét chung về công tác hạch toán CPXL và tính giá thành SPXL tại Công ty TNHH Thanh Vang TNHH Thanh Vang
Sau nhiều năm hoạt động, Công ty đã phát triển không ngừng về cả quy mô lẫn chất lượng sản phẩm sản xuất. Mục tiêu hàng đầu của Công ty là làm hài lòng khách hàng với những sản phẩm có chất lượng cao cùng với giá thành hợp lý. Chính vì vậy, công tác hạch toán chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm là rất quan trọng, nó không những cung cấp thông tin về tình hình thực hiện trong hiện tại mà còn giúp các nhà quản trị phân tích đánh giá để lập kế hoạch và dự toán công việc thực hiện trong tương lai.
Trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã phần nào hiểu được cách hạch toán chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cũng như nhận thấy một số ưu điểm và hạn chế trong công tác kế toán tại Công ty.
1.1. Ưu điểm
Đối với mỗi dự án công trình, hạng mục công trình Công ty đều lập ra các dự toán để ước tính chi phí và giá thành cho mỗi công trình hay hạng mục công trình. Sau khi công trình hoàn thành thì có thể dựa vào dự toán để so sánh với thực tế. Từ đó, Công ty đánh giá chênh lệch giữa dự toán và thực tế để có thể nắm chính xác hơn giá cả thị trường và đúc kết kinh nghiệm cho việc lập dự toán tốt hơn cho các công trình sau. Để làm được như vậy là nhờ những đóng góp không nhỏ của hạch toán kế toán tại Công ty trong các khía cạnh sau:
- Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Đội ngũ kế toán viên tại Công ty là những người có chuyên môn,nhiệt tình trong công việc. Phòng kế toán được bố trí gọn nhẹ nhàng cho việc cập nhật số liệu. Phân công công việc phù hợp với trình độ và cụ thể cho từng nhân viên để tránh việc đùn đẩy nhau hoặc tình trạng ngồi chơi xơi nước và sự nhiệt tình trong công việc của mỗi cá nhân.
Cùng với sự đôn đốc, chỉ đạo kịp thời của BGĐ nên công tác hạch toán tại Công ty được thực hiện tương đối tốt và cung cấp thông tin chính xác cho BGĐ.
- Về hệ thống chứng từ kế toán và phương pháp kế toán của Công ty
+ Về hệ thống chứng từ kế toán: Hệ thống chứng từ của công ty được tổ chức hợp lệ, hợp pháp ban hành theo đúng Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC NGÀY 14/09/2006 của Bộ tài chính. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh.
+ Về hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ phù hợp với quy mô và đặc điểm của Công ty. Việc tổ chức công tác kế toán và tổ chức hình thức sổ kế toán đúng đắn làm cho công tác kế toán nói chung và công tác tính giá thành nói riêng ở Công ty đã đi vào nề nếp và rất ổn định. Nhìn chung, các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của Công ty được kế toán tập hợp một cách hợp lý và phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý xây lắp. Đây là hình thức tương đối giản đơn giúp cho công tác kế toán tại Công ty được thực hiện rõ ràng, đầy đủ và chặt chẽ, dễ kiểm tra đối chiếu thuận tiện cho việc theo dõi quá trình xây lắp.
+ Phương pháp kế toán sử dụng ở công ty là phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty vì nó cho phép phản ánh một cách kịp thời và thường xuyên tình hình hình sản xuất kinh doanh của công ty, cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quản lý doanh nghiệp.
+ Việc theo dõi, hạch toán chi phí xây lắp được tổ chức một cách chi tiết, Công ty sử dụng các các sổ chi tiết theo dõi từng khoản mục chi phí sản xuất phát sinh và hạch toán trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình đảm bảo cho việc theo dõi khá sát sao cho công trình đó. Điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp thông tin về chi phí một cách chính xác, rõ ràng và kịp thời cho nhà quản lý.
Nhìn chung, công tác kế toán tại Công ty được thực hiện minh bạch, rõ ràng, có căn cứ vững chắc và việc tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành tại Công ty được tiến hành chính xác, đáp ứng đầy đủ thông tin cho Ban giám đốc.
1.2. Những mặt còn hạn chế trong kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành sảnphẩm phẩm
Bên cạnh những ưu điểm, Công ty vẫn còn tồn tại một số những hạn chế trong công tác hạch toán chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Những hạn chế đó bao gồm:
Với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Vật tư mua được chuyển thẳng cho công trình xây lắp nhưng không có chứng từ nào theo dõi chi tiết. Sẽ không tránh khỏi tình trạng gian lận, thiếu sót trong quá trình đưa vào công trình. Do đó công ty nên mở sổ theo dõi lượng vật tư nhập-xuất- tồn trong kỳ. Việc tổ trưởng đội thi công kiêm luôn thủ kho sẽ gây khó khăn trong công việc, như vậy công việc của một người làm sẽ rất nhiều gây tình trạng được việc này thì mất việc kia, sẽ không theo dõi được chi tiết lượng vật tư xuất dùng, sẽ không kiểm soát được đúng lượng vật tư thực tế sử dụng vào công trình.
Với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
- Công ty không có đội ngũ nhân công trực tiếp thực hiện công trình mà chỉ có đội ngũ nhân công gián tiếp. Công nhân trực tiếp thi công chủ yếu là nhân công thuê ngoài. Thuê lao động thời vụ thì gặp những khó khăn sau:
+ Không biết tay nghề của họ, dễ phát sinh chi phí làm lại hoặc mất thời gian. + Không có đội ngũ công nhân lành nghề, tay nghề cao.Không chủ động được trong quá trình điều động nhân công khi có công trình thi công nhiều.
Hạch toán chi phí bảo hành công trình
Chi phí bảo hành là những chi phí mà doanh nghiệp chi ra phục vụ cho việc bảo hành công trình xây dựng.
Theo quy định, các doanh nghiệp nhận thầu xây lắp phải thực hiện việc bảo hành công trình xây lắp. Số tiền bảo hành và thời hạn bảo hành được ghi trong hợp đồng giao nhận thầu xây lắp giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây lắp. Tuy nhiên tại Công ty không hạch toán khoản chi phí này