Xu thế tự do hóa thương mại và tồn cầu hóa trong nền kinh tế thế giới

Một phần của tài liệu XÚC TIẾN XUẤT KHẨU mặt HÀNG cà PHÊ của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG

2.2.3. Xu thế tự do hóa thương mại và tồn cầu hóa trong nền kinh tế thế giới

Đối với Việt Nam, khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã được ký kết thành cơng đã mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực đến xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang EU. Theo tính tốn của các chuyên gia, khi EVFTA bắt đầu có hiệu lực, mức tăng trường kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU sẽ tăng hơn 17%/năm.

Sau hơn 3 năm đàm phán, với 14 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ ở các Bộ trưởng, cấp Trưởng đồn và các nhóm kĩ thuật, Việt Nam và EU đã kết thúc đàm phán vào ngày 02/12/2015. Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn, đây cũng là thời điểm đặc biệt quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam – EU. Những thỏa thuận có tác động lớn nhất đối với xuất khẩu mặt hàng cà phê sang EU là: Về mức cắt giảm thuế của hiệp định, EU đã xóa bỏ thuế cho toàn bộ cho các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang (giảm từ 7 – 11% xuống 0%), các loại cà phê chế biến từ giảm 9 – 12% xuống còn 0% vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực ngày 1/8/2020. Đồng thời, trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo

24

hộ khi EVFTA chính thức đi vào thực thi có chỉ dẫn địa lý về cà phê. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam với các đối thủ tại thị trường EU. Về nguồn gốc xuất xứ, cà phê được chia thành 2 nhóm là cà phê nguyên liệu và cà phê chế biến. Đối với cà phê nguyên liệu thì cây trồng được trồng và thu hoạch tại các nước thành viên thuộc trong khuôn khổ của cam kết mà Việt Nam tham gia về quy tắc xuất xứ. Đối với cà phê chế biến được xác định qua 3 tiêu chí là tiêu chí chuyển đổi cơ bản, tiêu chí hạn mức ngun liệu khơng có xuất xứ, tiêu chí cơng đoạn gia cơng, chế biến cụ thể.

Ngoài ra, khi tham gia vào xu thế tự do thương mại, Việt Nam sẽ có cơ hội học hỏi và mở rộng hợp tác với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê. Đây chính là cơ hội lớn giúp Việt Nam mở cửa thị trường, nâng cao quan hệ hữu nghị với các nước, nâng cao năng suất xuất khẩu cà phê và thu về được khoản lợi nhuận lớn.

2.2.4. Nguồn lực về tài chính

Nguồn ngân sách dành cho hoạt động XTXK bao gồm kinh phí thuộc nguồn XTTM quốc gia và nguồn kinh phí XTTM thường xuyên của các địa phương và Bộ ngành trên tồn quốc. Nguồn kinh phí dành cho XTTM của Việt Nam được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3. Kinh phí xúc tiến thương mại giai đoạn 2016 – 2021

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Tổng kinh phí 90 95 82 76 70 68

Số đề án 177 180 160 152 138 136

(Nguồn: Cục Xúc tiến thương mại)

Nhìn vào Bảng 2.3 có thể thấy, do nguồn kinh phí ngày càng eo hẹp nên số đề án cũng hạn chế dần, điều này tác động lớn đến hoạt động XTXK của Việt Nam. Đơn cử với khoản kinh phí dành cho “Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia” của Việt Nam hiện nay tính trên kim ngạch xuất khẩu chỉ chiếm 0,003%. So với mức trung bình của thế giới là 0,11% (theo nghiên cứu của World Bank), con số này chỉ tương đương 1/30, và chỉ bằng với ¼ so với Bangladesh, bằng 1/10 so với Thái Lan”. Điều này cho thấy sự không tương xứng trong ngân sách thực hiện dự án và số dự án của nước ta thời gian qua. Hiện tại có rất nhiều đơn vị tổ chức (Trung tâm XTTM và Thương vụ) đang gặp khó khăn về kinh phí, mức kinh phí được cấp hiện nay chỉ bằng 13,6% nhu cầu hỗ trợ do doanh nghiệp đề xuất. Theo kết quả điều tra của Cục Xuất tiến thương mại năm 2020, có tới 86% Thương vụ và Trung tâm XTTM cho rằng thiếu kinh phí gây khó khăn cho hoạt động của các đơn vị này.

25

Nguồn kinh phí thiếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động XTXK dẫn đến tình trạng nhiều đề án tốt có tính khả thi cao và thiết thực phục vụ trực tiếp trong việc đẩy mạnh XTXK mặt hàng cà phê nhưng khơng có kinh phí nên không được đưa vào kiểm duyệt thực hiện.

2.2.5. Cơ sở hạ tầng

Nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XTXK, nâng cao hiệu quả kinh tế, cơ sở hạ tầng phục vụ công tác xúc tiến đã ngày càng được đầu tư, nâng cấp, cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Quy mô cơ sở hạ tầng phục vụ xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021

Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Trung tâm hội chợ, triển lãm 67 69 72 74 75 76 Trung tâm thông tin thương mại 55 56 58 59 60 60

Cơ sở hạ tầng khác 37 38 39 40 42 43

(Nguồn: Cục Xúc tiến thương mại) - Về số lượng: Dù số lượng hội chợ triển lãm thương mại và hội nghị ngày càng tăng lên và mở rộng khắp địa bàn cả nước, nhưng nhìn chung, các cơ sở hạ tầng để tổ chức các sự kiện, hội chợ triển lãm ở hầu hết các địa phương đều thiếu các trung tâm chuyên biệt có quy mơ lớn với trang thiết bị hiện đại. Hầu hết các trung tâm hội chợ, triển lãm, trung tâm thông tin thương mai… đều tập trung ở những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… Vẫn cịn những tỉnh thành như Bắc Kạn, Yên Bái, Phú Yên khơng có trung tâm xúc tiến thương mại. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho những doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh tham gia xuất khẩu hàng hóa.

- Về chất lượng: Trung tâm cấp quốc gia, trung tâm tổ chức hội chợ triển lãm, trung tâm cung cấp thông tin thương mại, mạng lưới thông tin liên lạc, mạng thông tin điện tử, các sàn giao dịch được nâng cấp, xây mới nhằm phục vụ các hoạt động XTXK của Trung ương và địa phương như tổ chức các hội chợ, triển lãm mang tầm quốc gia, khu vực; tổ chức hội nghị, hội thảo… Cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư nâng cấp đã có tác động tích cực đến hoạt động XTXK. Với cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về tổ chức hoạt động XTXK ở cả cấp độ Trung ương đến địa phương, làm cho hoạt động XTXK có cơ hội phát triển, đạt hiệu quả cao. Chất lượng và hình ảnh của các mặt hàng cà phê và uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này ngày càng

26

được phổ biến rộng rãi, nâng cao vị thế không chỉ có doanh nghiệp mà cịn vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên tình trạng thiếu diện tích và yếu kém về hạ tầng tổ chức các hội chợ, triển lãm quy mô lớn đã được phản ánh từ nhiều năm qua. Nhiều đơn vị tổ chức đã phải tìm đến mặt bằng của các nhà thi đấu, sân vận động, công viên,… nhưng do những mặt hàng cà phê không phải chuyên dụng cho triển lãm, hội chợ nên công việc tổ chức cũng như sự tham gia của các doanh nghiệp triển lãm gặp nhiều khó khăn, bất tiện. Chất lượng dịch vụ thấp, giá cao. Trình độ tổ chức, kỹ năng quảng bá và thu hút các doanh nghiệp tham gia và khách đến tham quan giao dịch còn hạn chế.

2.2.6. Các nhân tố khác.

Các nhân tố như cơ chế, chính sách của Nhà nước, hệ thống mạng lưới xúc tiến xuất khẩu, quy mơ hàng hóa lưu thơng trong nền kinh tế… đều có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.

Với chính sách, cơ chế của Nhà nước, hoạt động XTXK đem lại tác động tích cực nếu các chính sách này xuất phát từ thực tiễn của đất nước, tuân theo quy luật khách quan và ngược lại nó sẽ trì trệ, khơng hiệu quả nếu không xuất phát từ điều kiện cụ thể của đất nước. Đối với hoạt động XTXK mặt hàng cà phê, Nhà nước cần phải đưa ra những chính sách cụ thể và áp dụng được vào thực tiễn của hoạt động này. Đối với hệ thống mạng lưới XTXK, mọi cơ quan, bộ phận trong hệ thống này đều phải liên kết chặt chẽ với nhau và hỗ trợ nhau trong hoạt động XTXK cà phê. Đối với mặt hàng cà phê, khi quy mơ hàng hóa lớn, mặt hàng này sẽ dễ dàng hơn trong công tác xúc tiến xuất khẩu. Khi các mặt hàng đa dạng và có chất lượng tốt, các đối tác sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn đối với sản phẩm, lượng cà phê xuất khẩu sẽ nhiều hơn và đưa lại được lợi nhuận cao hơn.

Một phần của tài liệu XÚC TIẾN XUẤT KHẨU mặt HÀNG cà PHÊ của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 29 - 32)