Phân tích thực trạng xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang EU

Một phần của tài liệu XÚC TIẾN XUẤT KHẨU mặt HÀNG cà PHÊ của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 32 - 38)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp:

2.3. Phân tích thực trạng xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang EU

2.3.1.Phân tích thực trạng xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang EU theo nội dung theo nội dung

a.Xây dựng chiến lược, định hướng xúc tiến xuất khẩu.

Việc xây dựng các chiến lược, định hướng XTXK là một yêu cầu tất yếu khách quan để đảm bảo việc xuất khẩu đạt hiệu quả tốt nhất. Đối với xuất khẩu cà phê nói chung và xuất khẩu cà phê sang thị trường EU nói riêng, Chính phủ đã xây dựng những chiến lược XTXK như sau:

27

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Thủ tướng phê duyệt theo quyết định số 253/QĐ-TTg ban hành ngày 25/11/2003, giao Bộ Công thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ, Ngành triển khai. Chương trình này hướng tới mục đích: Xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ, đa dạng phong phú với chất lượng cao; nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập; tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

Cách thức triển khai chương trình: Các sản phẩm, dịch vụ của những doanh nghiệp đã đăng kí tham gia sẽ được lựa chọn theo các tiêu chí: (1) Là kết quả của quy trình sản xuất và quản trị kinh doanh hiện đại; đáp ứng yêu cầu, quy định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong từng thời kỳ; (2) Được sản xuất và cung ứng bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; (3) Chất lượng sản phẩm được đảm bảo bằng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và được công nhận theo quy định của pháp luật hiện hành; (4) Thiết kế và công năng sử dụng có tính ưu việt, sáng tạo; (5) Thương hiệu sản phẩm được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam; (6) Có chiến lược xây dựng, phát triển và bảo bệ thương hiệu, có bộ máy chuyên trách quản trị thương hiệu; (7) Chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường nội địa và trong kim ngạch xuất khẩu; (8) Được người tiêu dùng lựa chọn.

Với mặt hàng cà phê, chương trình Thương hiệu Quốc gia đã đem lại rất nhiều hiệu quả tích cực, đặc biệt với những doanh nghiệp đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia. Ví dụ, Công ty Cổ phần Vincafe Biên Hòa là một trong số các doanh nghiệp sản xuất cà phê đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia năm 2020, nhờ đó mà uy tín và thương hiệu của công ty tăng đáng kể. Bên cạnh đó, cũng nhờ các chương trình xúc tiến này mà mặt hàng cà phê Việt Nam được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, kích thích nhu cầu tiêu dùng cà phê Việt Nam, thúc đẩy là tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam vào thị trường EU.

Xây dựng, thực hiện chương trình xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu sang thị trường EU cho mặt hàng cà phê

Chương trình XTTM định hướng xuất khẩu do Cục Xúc tiến thương mại chủ trì thực hiện phối hợp cùng với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan; Hiệp hội ngành hàng; Sở Công thương các địa phương; Trung tâm Xúc tiến thương mại thực hiện.

Với mục đích hỗ trợ thông tin thương mại, tư vấn, đào tạo tập huấn ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng cà phê, chương trình có nội dung như sau: Thông tin

28

thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường EU cho xuất khẩu cà phê. Tuyên truyền xuất khẩu: Quảng bá hình ảnh mặt hàng cà phê. Mời đại diện cơ quan truyền thông nước ngoài đến Việt Nam để viết bài, làm phóng sự trên báo, tạp chí, truyền thanh, Internet,… nhằm quảng bá cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Thuê chuyên gia trong và ngoài nước để tư vấn phát triển các sản phẩm cà phê, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển xuất khẩu, thâm nhập thị trường.

Với mục đích tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm, hội nghị quốc tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may trong và ngoài nước, chương trình này có nội dung như sau: Tổ chức tham gia hội chợ triển lãm tại các nước trong Liên minh Châu Âu trong các hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê được tổ chức tại Eu như hội chợ Apparel Sourcing tại Pháp,… Tổ chức hội chợ XTXK mặt hàng cà phê tại Việt Nam (gồm chi phí cấu thành gian hàng, chi phí thuê mặt bằng, thiết kế, dàn dựng, dịch vụ điện nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ, khai mạc, bế mạc, hội thảo, quản lý,…). Tuyên truyền, quảng bá và mời khách đến tham gia giao dịch tại hội chợ triển lãm. Tổ chức hội nghị quốc tế xuất khẩu mặt hàng cà phê tại Việt Nam (gồm chi phí thuê và trang trí hội trường, trang thiết bị, phiên dịch, biên dịch, in ấn tài liệu và tuyên truyền quảng bá).

Nhìn chung, các chương trình đều đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn có những chương trình được tổ chức mang nặng tính hình thức như các khóa đào tạo, tập huấn cho cán bộ tại nước ngoài. Sau mỗi chuyến đào tạo, gần như các cán bộ không có đóng góp đáng kể nào vận dụng từ khóa tập huấn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam. Do đó, chương trình này gây lãng phí rất nhiều về thời gian, nhân lực, vật lực cho cơ quan tổ chức và các đơn vị cán bộ đi tập huấn.

b.Tổ chức các chương trình xúc tiến xuất khẩu.

Tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm thương mại

- Tổ chức và hỗ trợ các doanh nghiệp trong và nước ngoài tham gia hội chợ triển lãm triển lãm tổ chức trong nước:

Công tác tổ chức hội chợ triển lãm cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lã do Cục Xúc tiến thương mại đứng ra tiếp nhận hồ sơ đăng ký, giải quyết việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương và phối hợp với các cơ quan ban ngành kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật của cá nhân, tổ chức hoạt động có liên quan. Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại và các cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việc thực hiện của cá nhân, tổ chức

29

và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật.

Các hội chợ, triển lãm liên quan đến mặt hàng cà phê luôn nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các cơ quan ban ngành, các đơn vị tài trợ tổ chức như Cục Xúc tiến thương mại, Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam, Trung tâm xúc tiến thương mại địa phương,… đã hỗ trợ về mọi mặt để hội chợ, triển lãm diễn ra thành công tốt đẹp, thực hiện mục tiêu đã đề ra. Ví dụ, với triển lãm The Coffee Expo Vietnam 2020, Coex Vietnam phối hợp cùng Công ty Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Quốc gia Việt Nam (Vinexad), Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa) tổ chức, với sự bảo trợ truyền thông của Coffee T&I Magazine. Triển lãm này là nơi quy tụ các sản phẩm nguyên liệu, máy móc, cà phê tốt nhất trong ngành, đồng thời cũng là nơi hoàn hảo để các doanh nghiệp trong ngành cà phê giao lưu mở rộng quy mô ra quốc tế. Triển lãm này cũng được kỳ vọng sẽ mang đến cơ hội quý giá cho các chủ doanh nghiệp, chủ cửa hàng cà phê tìm được các mặt hàng chất lượng cao; nghiên cứu thị trường và đầu tư vào những doanh nghiệp đi đầu trong ngành; gặp gỡ và hợp tác với các đối tác tiềm năng trong nước và quốc tế.

Số lượng hội chợ, triển lãm ngành cà phê được tổ chức tạo Việt Nam thời gian qua tăng đều qua mỗi năm về cả số lượng và quy mô, cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5. Tổng hợp số lượng các hội chợ, triển lãm ngành cà phê ở Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Số lượng hội chợ 94 99 105 108 112

Tổng gian hàng 9.630 9.690 9.780 9.830 9.900 Số lượng doanh nghiệp tham gia 6.900 6.950 7.040 7.185 7.210

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)

- Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế ở EU.

Cục Xúc tiến thương mại sẽ thường xuyên cập nhật và công bố danh mục các hội chợ, triển lãm liên quan đến mặt hàng cà phê được tổ chức tại các nước thuộc EU, đồng thời Cục sẽ phối hợp với Thương vụ Việt Nam ở Châu Âu để hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê về thủ tục đăng ký tham gia và đưa ra mức hỗ trợ chi phí cho các doanh nghiệp khi tham gia hội chợ.

Tổ chức các hoạt động nghiên cứu và khảo sát thị trường EU

30

Việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu, khảo sát thị trường tại EU nói riêng và các thị trường nước ngoài nước ngoài nói chung chủ yếu do Thương vụ Việt Nam phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam tổ chức cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xuất khẩu mặt hàng cà phê đi nghiên cứu khảo sát thị trường EU. Thương vụ tổ chức cho đoàn gặp gỡ với các cơ quan đại diện thương mại EU, các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nhập khẩu, phân phối cà phê.

Công tác tổ chức được thực hiện hàng năm. Trước khi hoạt động nghiên cứu, khảo sát diễn ra, Cục Xúc tiến thương mại sẽ thông báo cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan trước từ 01 đến 03 tháng để các đối tượng có liên quan chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký tham gia. Sau đó, Cục Xúc tiến thương mại sẽ thông báo các thông tin cụ thể về hội chợ như quy mô hội chợ, thời gian tổ chức, địa điểm, định mức hỗ trợ của Nhà nước, yêu cầu về nội dung báo cáo khi kết thúc hoạt động nghiên cứu thị trường.

- Hỗ trợ các đoàn từ EU nghiên cứu khảo sát thị trường Việt Nam

Trong những năm qua, Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những đối tác xuất khẩu quan trọng của EU, đặc biệt đối với mặt hàng cà phê. Để tiếp tục mở rộng và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, hợp tác với Việt Nam, Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam cùng Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam là những đơn vị đầu mối phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, các tổ chức thương mại và các doanh nghiệp để thực hiện việc hỗ trợ các đoàn doanh nghiệp của EU đi nghiên cứu, khảo sát thị trường trong nước.

Từ năm 2018 trở lại đây, số lượng đoàn khảo sát từ EU tới Việt Nam ngày càng tăng, nếu năm 2018 chỉ có 6 đoàn thì đến năm 2020 đã có 15 đoàn tới tìm hiểu và khai thác thị trường Việt Nam. Các đoàn nghiên cứu này chủ yếu đến từ các quốc gia như như Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp, Ba Lan, Bồ Đào Nha,… cụ thể ở bảng sau:

Bảng 2.6. Số đoàn khảo sát EU tới Việt Nam

Năm 2018 2019 2020

Số đoàn nghiên cứu 6 9 15

Số nước tham gia 6 9 9

(Nguồn: Cục Xúc tiến thương mại) Cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài

31

Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các tổ chức XTXK thuộc các Bộ, ngành và các tổ chức hỗ trợ thương mại của Nhà nước, các phòng quản lý thương mại, phòng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, cũng như Hiệp hội Cà phê – Cacao, Thương vụ của Việt Nam tại EU sẽ tiến hành thu thập, tìm kiếm các thông tin cần thiết về thị trường EU, các nhà nhập khẩu EU. Tiến hành xử lý các thông tin sau đó cung cấp cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân quan tâm.

Các thông tin được cung cấp sẽ là các thông tin về cơ hội kinh doanh, về sự biến động giá cả, tình hình cung – cầu trên thị trường, về khách hàng tiềm năng, các thông tin về văn hóa – xã hội, chính trị, pháp luật của EU. Bên cạnh các thông tin về thị trường, pháp luật, văn hóa – xã hội, các tổ chức XTXK của Chính phủ còn có nhiệm vụ cung cấp các thông tin về cam kết giữa EU và Việt Nam, lộ trình hội nhập, xu hướng tự do hóa cũng như các thông tin về chiến lược XTXK mặt hàng cà phê của quốc gia đến các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.

Việc cung cấp thông tin đã góp phần tích cực cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường EU thời gian qua, hiệu quả của việc nắm bắt nhanh thông tin thị trường đã giúp Chính phủ cũng như doanh nghiệp có được những thành công nhất định trong việc đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian qua.

- Đối với các doanh nghiệp nước ngoài:

Các cơ quan có thẩm quyền như Cục Xúc tiến thương mại, các thương vụ ở nước ngoài, các trung tâm thông tin thương mại, các trung tâm xúc tiến xuất khẩu địa phương, các hiệp hội ngành hàng… sẽ đóng vai trò cung cấp các thông tin tổng hợp cho các doanh nghiệp EU nói riêng và doanh nghiệp nước ngoài nói chung. Các thông tin được cung cấp là thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình văn hóa – xã hội, chính trị, luật pháp, tình hình cung – cầu, biến động giá cả, xu hướng tiêu dùng, thị hiếu, thông tin sản phẩm, về doanh nghiệp xuất khẩu, thông tin về hoạt động xúc tiến xuất khẩu, các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế được tổ chức trong nước. Tất cả các thông tin này sẽ được cung cấp cho các doanh nghiệp thông qua các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước.

Việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp nước ngoài đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện các hoạt động XTXK. Các doanh nghiệp khi đã nắm bắt được các thông tin về hoạt động xúc tiến, họ sẽ tích cực tham gia tìm hiểu bởi đây là cơ hội để gặp gỡ, giao lưu và ký kết những hợp đồng làm ăn lâu dài. Hiệu quả của công tác xúc tiến vì thế cũng được nâng cao. Khi các doanh nghiệp có được các thông tin cần thiết, họ sẽ đưa ra được đánh giá khách quan về tình hình kinh tế xã hội cũng như tiềm năng của ngành cà phê nói

32

riêng và ngành kinh tế nói chung. Thông qua đó, thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần không nhỏ và việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho mặt hàng cà phê.

Một phần của tài liệu XÚC TIẾN XUẤT KHẨU mặt HÀNG cà PHÊ của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 32 - 38)