I. HƯỚNG DẪN HS TỰ ĐỌC: Bài 5, 6 trang 83 và bài 4 trang 91 1 Mục tiêu
a. Trắc nghiệm (8.0 điểm)
Câu 1: Câu nào dưới đây không nói đúng nội dung ca dao?
A. Ca dao là những tiếng hát tình nghĩa, thể hiện đời sống tình cảm đẹp đẽ của người lao động
B. Ca dao là những tiếng hát than thân, nói lên nỗi nhọc nhằn, tủi nhục của người bình dân trong cuộc đời vất vả
C. Ca dao đúc kết kinh nghiệm sống của người lao động
D. Ca dao hài hước thể hiện tâm hồn lạc quan của người lao động
Câu 2: Đặc điểm nghệ thuật nào sau đây nói lên sự khác nhau giữa ca dao hài hước và ca dao yêu thương tình nghĩa?
A. Dùng nhiều ẩn dụ, so sánh C. Dùng nhiều so sánh, hoán dụ B. Dùng nhiều cường điệu, phóng đại D. Dùng nhiều ẩn dụ, hoán dụ
Câu 3: Bài ca dao sau được viết theo thể thơ nào?
Cây đa cũ, bến đò xưa,
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.
A. Lục bát C. Tự do
B. Song thất lục bát D. Lục bát biến thể
Câu 4: Dòng nào sau đây không nói đúng tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca Trèo lên cây khế nửa ngày ...?
24download by : skknchat@gmail.com download by : skknchat@gmail.com
A. Chua xót C. Tin tưởng
B. Nhớ thương D. Tủi buồn
Câu 5: Bài ca dao Bướm vàng đậu đọt mù u/ Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn phê phán hủ tục nào trong xã hội xưa?
A. Bói toán C. Cờ bạc
B. Tảo hôn D. Ăn quà vặt
Câu 6: Hình ảnh cây đa, con đò trong câu ca dao sau biểu tượng cho ai?
Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.
A. Người con gái và người con trai C. Người hàng xóm láng giềng B. Người anh và người em D. Người phụ nữ
Câu 7: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu ca dao sau: Bao giờ cho đến tháng ba/ Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.
A. Nhân hóa C. Điệp từ
B. Hoán dụ D. Nói ngược
Câu 8: Cụm từ Thân em trong bài ca dao Thân em như củ ấu gai… thuộc đặc trưng nào trong ca dao?
A. Ngôn ngữ C. Hình ảnh
B. Cấu trúc D. Mô típ