I. HƯỚNG DẪN HS TỰ ĐỌC: Bài 5, 6 trang 83 và bài 4 trang 91 1 Mục tiêu
b. Tự luận (2.0 điểm)
7.3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
SKKN áp dụng cho việc dạy và học phần văn học dân gian của giáo viên và học sinh lớp 10, học kì I.
Ngoài ra, SKKN này cũng có thể dùng để so sánh khi giảng dạy phần văn học dân gian ở thể loại khác (Tục ngữ, câu đố, hò, vè...) cùng chương trình cũng như ở cấp trung học cơ sở.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Phía giáo viên cần thu thập và tích lũy đầy đủ kiến thức và kĩ năng phân tích truyện dân gian nói chung và truyện cười nói riêng theo đặc trưng thi pháp của thể loại này. Mỗi giáo viên cần mạnh dạn kết hợp những phương pháp giảng dạy mới khi dạy học những tác phẩm cũ để khơi dậy cho học sinh sự hứng thú, lòng say mê, cuốn hút vào tác phẩm văn học dân gian Việt Nam. Từ đó, hình thành ở các em kiến thức đặc trưng của môn học nói chung và phần văn học dân gian nói riêng, bồi dưỡng kì năng cảm thụ tác phẩm cùng thái độ yêu mến, ý thức giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc.
Phía học sinh phải nắm chắc kiến thức và kĩ năng mà giáo viên đã cung cấp, có tinh thần học hỏi hăng say, làm bài nghiêm túc cả trên lớp lẫn ở nhà. Khi được thầy, cô hướng dẫn và truyền đạt phương pháp, cách thức tiếp cận bài mới, các em cần chủ động học hỏi, chủ động tìm kiếm kiến thức và khai phá chúng, chinh phục chúng. Qua đó, hình thành cho các em kĩ năng sống hòa đồng, chủ động trong học tập, làm việc.
Phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phòng học có máy chiếu, các thiết bị cần thiết phục vụ cho việc học.
Các giáo viên cùng bộ môn có thể áp dụng SKKN này với chính lớp mình đang giảng dạy để bổ sung cách tiếp cận, tìm hiểu đầy đủ về tác phẩm cho các em.
29download by : skknchat@gmail.com download by : skknchat@gmail.com
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử.