III.1. Ý NGHĨA, PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP GIẢI PHÁP
1. Ý nghĩa
50download by : skknchat@gmail.com download by : skknchat@gmail.com
Đề tài được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động kiểm tra đánh giá của giáo viên và học sinh. Nó đáp ứng một phần yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn THPT hiện nay. Đặc biệt đề tài phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong việc vận dụng kiến thức, kĩ năng để trình bày suy nghĩ, quan điểm cá nhân theo một yêu cầu cụ thể. Từ đó giúp các em hứng thú hơn trong hoạt động kiểm tra đánh giá cũng như tăng thêm niềm yêu thích với môn học. Điều quan trọng hơn nữa đề tài đã có đóng góp đáng kể vào việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn lớp 12 nói riêng và môn Ngữ văn THPT nói chung.
2. KhảẢ̉ năng ứng dụng
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã ứng dụng tại trường THPT nơi tôi đang công tác ở các lớp khối 12 trong năm học 2016 – 2017, 2017 – 2018 và tiếp tục áp dụng ở năm học 2018 - 2019. Các đề kiểm tra đó kiểm tra kiến thức kỹ năng và năng lực vận dụng một cách đa dạng nhằm đánh giá thực chất năng lực các em đồng thời kịp thời phát hiện, bồi dưỡng niềm say mê văn học cũng như định hướng chuyên sâu cho các em trên con đường thi cử và đại học, cao đẳng.
Đề tài có thể áp dụng cho khối 12 của các trường THPT trong tỉnh Quảng Bình và các tỉnh khác trong cả nước.
Đề tài có thể áp dụng trong việc xây dựng đề kiểm tra đánh giá cho lớp 10 và lớp 11 môn Ngữ văn.
Đề tài cũng có thể áp dụng trong việc xây dựng đề thi cho học sinh giỏi, hoặc trong việc ôn tập thi THPT Quốc Gia.
III.2. NHƯNG KIẾN NGHI, ĐỀ XUẤT 1. Với cáÁ́c cấp quảẢ̉n lí giáÁ́o dục XUẤT 1. Với cáÁ́c cấp quảẢ̉n lí giáÁ́o dục
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn đòi hỏi sự thay đổi nhận thức của cả người dạy và người học. Các cấp quản lí cần có những giải pháp phù hợp sao cho người dạy ý thức được sâu sắc vai trò quan trọng của mình trong việc đổi mới. Hãy tìm cách thay đổi nhận thức của họ, lay chuyển sức ì của họ trong việc thờ ơ với những chuyển biến của ngành. Chuyển biến được tư tưởng, cách thức của người dạy ắt hẳn sẽ kéo theo sự chuyển biến đáng mừng ở đối tượng học sinh. Đây cũng là một vấn đề cần chú ý khi thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015.
2. Đối với giáÁ́o viên
Trong xu thế hội nhập và phát triển của xã hội, yêu cầu đổi mới mạnh mẽ và toàn diện của ngành giáo dục, người giáo viên cần nhận thức sâu sắc vấn đề đổi mới dạy học môn văn theo đúng đặc trưng bộ môn và theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đây không chỉ là yêu cầu bức thiết mà còn là trách nhiệm của mỗi giáo viên trong công việc giảng dạy của mình. Cần thiết của sự chuyển biến trong nhận thức đổi mới cũng đồng nghĩa với cần thiết trong việc chuyển biến nhận thức về kiểm tra đánh giá theo xu hướng đổi mới. Chịu khó đầu tư hơn nữa vào việc xây dựng đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực học sinh, cập nhật tư liệu đời sống thực tiễn thường xuyên để gắn văn với đời, kiến thức với thực tiễn là những việc cần làm thường xuyên trong quá trình dạy
51download by : skknchat@gmail.com download by : skknchat@gmail.com
học. Bên cạnh đó, người giáo viên còn cần chú trọng, nghiêm túc, kịp tiến độ trong việc chấm trả bài kiểm tra để nhận ra được sự tiến bộ của từng đối tượng học sinh từ đó điều chỉnh hợp lí quá trình dạy học của mình.
3. Đối với học sinh
Qua học tập, KTĐG môn ngữ văn, các em cần rút ra được cho bản thân phương pháp học tập bộ môn, từ đó mà hình thành các năng lực như năng lực đọc hiểu, năng lực tự học, năng lực lập luận, năng lực trình bày một vấn đề và quan trọng hơn là biết vận dụng kiến thức bài học để giải quyết một vấn đề thực tiễn.
Sau quá trình học tập và các bài KTĐG học sinh cần được hình thành những năng lực cần thiết qua các thao tác giải thích, phân tích, bình luận, chứng minh, bác bỏ... để từ đó mà tập suy nghĩ, tập hành động, tập thể hiện bản thân với các vấn đề đa dạng trong cuộc sống.
Song song với những yêu cầu đó, người học cũng cần được tháo gỡ những vướng mắc, cần được khắc phục những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình học tập. Cần chỉ ra cho các em thấy đơn vị kiến thức nào còn khuyết thiếu, kỹ năng làm bài nào còn chưa hoàn thiện hay cách thức vận dụng nào thiếu thực tế, chưa thuyết phục và thiếu tính sáng tạo.
Các em cũng cần tự mình nhìn nhận đúng đắn khả năng của bản thân sau các bài kiểm tra, từ đó bổ sung hợp lí những thiếu sót, phát huy tối đa những điểm mạnh. Chú trọng hơn nữa trong việc rèn luyện kĩ năng làm bài, cách học, cách thể hiện, cách liên hệ thực tiễn trong mỗi bài làm của mình. Có vậy những bài làm văn của các em mới đủ sức thuyết phục, đủ sức lôi cuốn người đọc.
Đề tài được hội đồng khoa học Trường THPT nơi tôi đang công tac đánh giá cao, có khả năng vận dụng hiệu quả trong kiểm tra đánh giá học sinh khối
12.Tuy vậy, không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong bạn bè, đồng nghiệp và Hội đồng khoa học cấp tỉnh góp ý, bổ sung, phản biện để bản thân tôi tiếp tục hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Môc lôc
§Ò môc Tran
g
52download by : skknchat@gmail.com download by : skknchat@gmail.com