Tổ chức kiểm tra

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua các bài kiểm tra định kỳ môn ngữ văn 12 THPT (Trang 59 - 63)

. Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ

2. Tổ chức kiểm tra

Việc tổ chức kiểm tra trước hết được tuân thủ chặt chẽ theo quy trình xây dựng đề kiểm tra đã được ban hành, trong đó nâng cao vai trò của tổ chuyên môn trong việc xác định mục tiêu, hình thức kiểm tra, thiết lập ma trận đề kiểm tra với sự thống nhất cao của mọi thành viên trong tổ. Từ đó, giáo viên căn cứ ma trận của tổ nhóm chuyên môn để biên soạn đề kiếm tra cho các lớp.

Dựa theo quy định và quy trình xây dựng đề kiểm tra trên, tôi tiến hành tổ chức kiểm tra theo phân phối chương trình cụ thể. Đối với học sinh trường tôi đang công tác, đề kiểm tra được biên soạn với những dạng câu hỏi bài tập với mức độ đơn giản hơn, đáp ứng yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng, năng lực.

Để bài kiểm tra đánh giá được thực chất học sinh, giáo viên căn dặn trước học sinh ôn tập kĩ theo chủ đề quy định, trong quá trình kiểm tra đảm bảo nghiêm túc, tự lực cũng như phát huy tối đa khả năng vận dụng kiến thức kỹ năng vào yêu cầu bài tập.

3. ĐáÁ́nh giáÁ́ kết quảẢ̉ kiểm tra3.1. Nhậộ̣n thức đề 3.1. Nhậộ̣n thức đề

Làm văn từ xưa đến nay vốn là một phân môn khó học, khó yêu thích và ngại tiếp cận đối với học sinh. Điều đó tạo cho giáo viên tâm lí chán nản, thái độ thờ ơ, chiếu lệ trong việc thực hiện giảng dạy phân môn này. Đề kiểm tra theo lối cũ thường áp đặt nội dung, kiến thức, tư tưởng, điều đó dẫn tới thực trạng học sinh hầu như chưa thực sự làm bài, non kém về nhiều kỹ năng trong đó nhận thức đề là kỹ năng non kém dễ nhận thấy đầu tiên qua các bài làm của học sinh. Qua thực trạng chấm bài, chúng ta dễ dàng nhận thấy thói quen làm bài của học sinh là tái hiện kiến thức, làm theo khuôn mẫu. Thói quen đó đã tạo ra những bài văn khô cứng, thiếu tư duy, thiếu cảm xúc, thiếu chân thực. Thao tác tìm hiểu đề, tìm ý dường như ít khi tồn tại trong các bước làm bài. Bên cạnh đó, tài liệu tham khảo, bài văn mẫu tràn lan, càng tạo điều kiện cho các em thói quen ỷ lại, không có ý thức tìm hiểu đề, nhận thức yêu cầu đề ra.

Đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực đã hình thành trong hệ thống câu hỏi bài tập những yêu cầu không dễ tìm từ các nguồn tư liệu sẵn có. Đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực không yêu cầu sự tái hiện kiến thức bài học một cách máy móc mà yêu cầu vận dụng sự hiểu biết, sự lĩnh hội kiến thức của bản thân vào những ngữ cảnh có vấn đề, điều đó sẽ thôi thúc các em phải tìm ra yêu cầu cụ thể, tiếp đó sẽ tìm cách giải quyết yêu cầu đặt ra. Đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lựa cũng đưa ra cho học sinh những yêu cầu gắn liền với thực tế đời sống hằng ngày, với thực tế học tập, sinh hoạt, thậm chí ngay cả

46download by : skknchat@gmail.com download by : skknchat@gmail.com

trong suy nghĩ, tình cảm...điều đó sẽ tạo ra cho các em hứng thú tìm hiểu, hứng thú thể hiện những suy nghĩ của bản thân mình.

Với những đổi mới trong hướng ra đề đó, đòi hỏi học sinh sự cần thiết của việc nhận thức vấn đề trong quá trình nghị luận. Hầu hết các em đã nắm được yêu cầu của đề ra, đưa được vấn đề cần nghị luận vào phần đặt vấn đề, đã xác định được hướng giải quyết vấn đề đó một cách phù hợp. Khi đã đặt ra cho mình những câu hỏi cần tìm hiểu nghĩa là các em đã bắt đầu suy nghĩ, từ đó có thể hi vọng vào những cách giải quyết vấn đề sẽ được đặt ra trong phần sau. Đó là cả một bước tiến đáng ghi nhận.

3.2. Triển khai, vậộ̣n dụng kiến thức và kĩ năng lậộ̣p luậộ̣n

Với những hạn chế trong việc nhận tức đề, ắt hẳn bài làm của các em học sinh sẽ không tránh khỏi việc yếu kém trong cách triển khai, vận dụng kiến thức kỹ năng lập luận để giải quyết yêu cầu của đề ra. Thói quen làm văn theo lối mòn, theo tài liệu đã dẫn tới sự xói mòn tư duy sáng tạo ở mỗi đối tượng học tập. Đâu đó sau mỗi kỳ thi, ta dễ dàng bắt gặp hiện tượng cười ra nước mắt ở những bài làm của học sinh. Các bài văn “đầu Ngô mình Sở”, “râu ông nọ chắp cằm bà kia” cứ hồn nhiên tồn tại mà ngay cả tác giả cũng chẳng biết bản thân nhầm lẫn ở chỗ nào. Hiện tượng đó đã tồn tại khá lâu, khá dài trong thực tế dạy học đến nỗi dường như giáo viên mặc nhiên thừa nhận và không có cách gì hoặc không muốn thay đổi nữa.

Sau khi áp dụng đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực học sinh, tôi đã nhận thấy nhiều tín hiệu đáng mừng. Song song với những tiến bộ của khả năng nhận thức đề thì cách triển khai, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết vấn đề cũng có những chuyển biến tích cực. Hầu hết các em trong bài kiểm tra đã biết cách triển khai vấn đề. Các em đã biết vận dụng những kiến thức trong và ngoài tác phẩm để tập trung làm rõ yêu cầu của đề ra. Những kiến thức được vận dụng là những kiến thức cơ bản đã được chắt lọc trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, cho thấy khả năng tiếp thu bài học rất hiệu quả của các em. Ngoài vận dụng kiến thức, về mặt kĩ năng các em đã biết sử dụng những thao tác lập luận chủ yếu như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận để trình bày suy nghĩ, tình cảm của cá nhân về vấn đề cần nghị luận. Tuy còn vụng về trong diễn đạt, còn tràn lan trong nêu dẫn chứng, còn phần này đoạn kia chưa được chặt chẽ trong lập luận, song cách bám đề “non nớt” đó phần nào gieo vào giáo viên những niềm tin vào sự “trưởng thành” trong một tương lai gần sắp tới.

3.3. Kĩ năng vậộ̣n dụng kiến thức để giảẢ̉i quyết vấn đề thựộ̣c tiễn

Quan điểm kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng có ngữ cảnh đánh giá thường gắn với nội dung học tập, đó là những kiến thức, kỹ năng, thái độ được học trong nhà trường. Quan điểm này dễ dàng khuôn yêu cầu các bài làm của học sinh vào trong những khuôn mẫu xơ cứng, khiến học sinh máy móc tái hiện lại kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập.

Quan điểm đổi mới về kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh đã đặt ra mục tiêu dạy học giao tiếp, dạy học vận dụng kiến thức kỹ

47download by : skknchat@gmail.com download by : skknchat@gmail.com

năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đây quả là một quan điểm mới mẻ, hợp lí, thiết thực với mục tiêu, nội dung đổi mới dạy học.

Lĩnh hội quan điểm đó, thông qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập gắn với yêu cầu thực tiễn trong các đề kiểm tra đã tạo ra những bước tiến vượt bậc trong suy nghĩ và hành động của các em học sinh. Từ các vấn đề thực tiễn được yêu cầu vận dụng quen thuộc, gần gũi, bình dị trong cuộc sống, trong học tập, trong tâm tư tình cảm của các em học sinh đã tạo ra nét chân thực, ngây thơ, trong sáng từ những cách thể hiện trong bài làm. Do đó hầu hết các bài làm đã có ý thức vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn một cách tích cực. Đã có không ít bài văn gây xúc động bởi đó là những cảm xúc chân thực của các em về cuộc sống xung quanh mình, là tư tưởng sống động không cần phải “nhờ vả” tài liệu nào nói hộ, là những nhận thức, đánh giá về mọi lĩnh vực cuộc sống mà đôi khi người lớn chắc gì đã nghĩ ra. Điểm còn hạn chế của phần này đó là các bài viết chưa biết cách trình bày vấn đề thực tiễn một cách hợp lí theo bố cục một bài văn nghị luận xã hội mà còn chủ yếu sa vào trình bày phần liên hệ bản thân của vấn đề.

3.5. KhảẢ̉ năng trìÀ̀nh bày mộộ̣t vấn đề có tính sáÁ́ng tạộ̣o của nhiều học sinh Lốilàm văn cũ tồn tại lâu nay vô hình chung đã trở thành lối mòn khó bỏ của các em làm văn cũ tồn tại lâu nay vô hình chung đã trở thành lối mòn khó bỏ của các em học sinh trong bài làm. Tư duy tái hiện kiến thức, sao chép tài liệu, máy móc trong bài làm đã hạn chế rất lớn khả năng suy nghĩ và trình bày vấn đề có tính sáng tạo của các em học sinh.Chúng ta dễ dàng nhận ra trong các bài làm học sinh cách trình bày dài dòng, không có chủ đích, không lập luận, không làm nổi bật yêu cầu đặt ra trong bài làm. Ở một số bài có suy nghĩ, có lập luận thì vấn đề đưa ra làm sáng tỏ lại thiếu tính thuyết phục do hạn chế trong trình bày dẫn chứng và lập luận.

Với đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực như hiện nay, học sinh đã có nhiều sáng tạo trong trình bày. Nhiều bài làm đã biết cách nêu bật vấn đề cần nghị luận ngay trong việc nêu luận điểm. Các đẫn chứng và lí lẽ phục vụ cho luận điểm đã có sự chọn lọc, đã biết phân tích làm nổi bật, đã lồng vào quá trình phân tích những cảm xúc, nhận định thể hiện màu sắc cá nhân một cách phù hợp. Một số bài làm khác đã biết cách bàn luận vấn đề trong tương quan so sánh, bác bỏ. Các yếu tố so sánh đã có sự hợp lí trong lựa chọn đối tượng, đã biết làm nổi bật mục đích cũng như đối tượng so sánh. Một số khác đã biết soi chiếu vấn đề trong phạm vi rộng lớn với mối liên hệ hợp lí, chặt chẽ. Đó quả là những thành công đáng mừng cho các giáo viên Ngữ văn trong xu thế toàn cầu - xu thế của công nghệ số, và các môn xã hội nhân văn đang bị coi nhẹ.

3.6. Kỹ năng vậộ̣n dụng đa dạộ̣ng cáÁ́c phương thức biểu đạộ̣t

Việc học tủ, làm bài theo văn mẫu đã tồn tại khá dài trong học tập và thi cử

ở các trường phổ thông. Hậu quả của cách học đó là sự yếu kém trong phần lớn học sinh về kĩ năng làm bài. Những năm gần đây, với sự đổi mới mạnh mẽ của cách dạy cách học, cách ra đề thi, kĩ năng làm văn của học sinh ít nhiều đã được giáo viên chú trọng rèn luyện qua quá trình dạy học. Phát huy những thuận lợi

48download by : skknchat@gmail.com download by : skknchat@gmail.com

đó, đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực học sinh đã giúp các em rất nhiều trong việc chống học tủ, làm bài theo văn mẫu. Qua chấm trả bài, người đọc dễ dàng nhận ra sự mạch lạc, rõ ràng trong bố cục, sự tiếp nối hợp lí trong chuyển tiếp từ nội dung này sang nội dung khác.

Bên cạnh đó, kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn cũng thật đa dạng. Ngoài phương thức nghị luận được sử dụng một cách trọng tâm thì miêu tả, biểu cảm, thuyết minh cũng được các em sử dụng một cách khá hợp lí và không kém phần nhuần nhuyễn. Nhờ thế, vấn đề cần nghị luận đã được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc mà cũng không kém phần hấp dẫn, cảm xúc.

Một trong những thành công nữa của hướng ra đề mới là khả năng hành văn có nhiều sáng tạo của các bài làm. Khi chấm bài, chúng tôi thực sự nhận ra được cảm xúc của người viết với một giọng văn trong sáng, chân thật, còn hơi hướng của sự non trẻ trong suy nghĩ nhưng thật truyền cảm với người đọc. Đó là sự chân thực và mạch lạc của tư duy và tình cảm học sinh qua bài làm mà không phải lúc nào người chấm cũng may mắn gặp được.

Những kết quả nêu trên trong quá trình chấm trả bài ít nhiều đã để lại trong lòng người chấm niềm lạc quan về một tương lai tươi sáng hơn cho chất lượng môn Ngữ văn ở trường phổ thông.

PHẦÀ̀N BA:

HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI, SÁÁ́NG KIẾÁ́N, GIẢẢ̉I PHÁÁ́P1. Về phía giáÁ́o viên: 1. Về phía giáÁ́o viên:

Nhìn chung, sau khi ứng dụng đề tài, các giáo viên đều nhận thấy tính hiệu quả khá cao trong áp dụng. Họ thấy được sự hợp lí trong cấu trúc đề thi trong

49download by : skknchat@gmail.com download by : skknchat@gmail.com

tương quan thời gian và đối tượng. Những người dạy công nhận sự vừa sức trong yêu cầu so với nhận thức của học trò đồng thời cũng nhận ra tính thiết thực trong các câu hỏi mang tính thực tiễn. Từ đó, họ cho tôi thấy hiệu quả từ các bài làm của học sinh, từ những điểm số vượt trội cũng như sự tiến bộ trong việc làm bài của mỗi đối tượng học tập.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua các bài kiểm tra định kỳ môn ngữ văn 12 THPT (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w