1.4.1. Hình thức quảng cáo
Cùng với sự phát triển và xu hướng chuyên môn hóa của nền kinh tế và của toàn xã hội hiện nay lĩnh vực quảng cáo cũng không có ngoại lệ. Trước sức ép cạnh tranh và hiệu quả của quảng cáo đối với một doanh nghiệp để có bộ máy chuyên môn chuyên biệt về lĩnh vực quảng cáo thì thật khó khăn do đó trong xã hội đã có một bộ phận doanh nghiệp tách ra chuyên làm quảng cáo thuê cho các doanh nghiệp khác. Họ Giúp các doanh nghiệp khác làm nhiệm vụ thiết kế xây dựng lên khung chương trình quảng cáo hoàn chỉnh và nhận thù lao.
Ở mỗi doanh nghiệp khác nhau đều có có sự khác biệt về điều kiện nhân sự, tài chính, chủ trương, mục đích của doanh nghiệp mà họ lựa chọn làm quảng cáo phù hợp nhất hoặc tự làm quảng cáo hoặc thuê quảng cáo.
Hai hình thức quảng cáo hiện nay:
Tự làm quảng cáo: có nghĩa là doanh nghiệp tự tìm hiểu nghiên cứu và
thiết kế lấy một chương trình quảng cáo riêng cho doanh nghiệp mình hình thức này có những ưu và nhược điểm sau đây:
o Ưu điểm: tiết kiệm chi phí, vì doanh nghiệp tự quảng cáo nên có thể hiểu rõ hơn về thế mạnh của doanh nghiệp Từ đó có thể xây dựng được một chương trình quảng cáo hiệu quả nhất.
o Nhược điểm để thiết kế một chương trình quảng cáo đòi hỏi sự phức tạp và những kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, nếu như trong doanh nghiệp có những nhân viên được đào tạo sâu về quảng cáo sẽ làm giảm đi hiệu quả và thậm chí còn làm ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.
Thuê quảng cáo : Là hình thức doanh nghiệp không tự mình làm, mà thêm
một doanh nghiệp khác chuyên môn về thiết kế xây dựng quảng cáo về làm thuê và họ trả thù lao. Hình thức này có ưu nhược điểm như sau:
o Ưu điểm: doanh nghiệp sẽ không mất thời gian và công sức để nghiên cứu tìm hiểu thiết kế một chương trình quảng cáo. Mặt khác khi chúng ta tổ chức thuê, doanh nghiệp được thuê có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn sâu hơn nên chúng ta có thể có một chương trình quảng cáo hiệu quả và tối ưu nhất.
o Nhược điểm khi đi thuê chúng ta sẽ phải mất một khoản phí thuê không nhỏ và gặp phải một vài vấn đề: Nếu cung cấp nhiều thông tin cho doanh nghiệp quảng cáo thì chúng ta sẽ có nguy cơ bị lộ bí quyết kinh doanh Còn nếu không cung cấp thông tin cho họ thì rất khó có một chương trình hiệu quả.
1.4.2. Phương tiện quảng cáo
Phương tiện quảng cáo là công cụ mà doanh nghiệp lựa chọn dể truyền tải thông tin đến các đối tượng công chúng.
Để có được một chương trình quảng cáo thành công chúng ta cần phải kết hợp các phương tiện quảng cáo lại với nhau tạo ra kết quả.
Dưới đây là một trong những phương tiện quảng cáo được cho là hiệu quả nhất trong kinh doanh lữ hành hiện nay:
Đây hiện nay là một xu thế mà các công ty lớn đang quan tâm và đầu tư rất nhiều chi phí qua kênh quảng cáo này. Họ tạo nên các clip và các video nói về các chuyến đi có thể là của gia đình, một nhóm bạn, hoặc những chuyến đi độc hành … Thông qua đó giúp doanh nghiệp tạo các hiệu ứng Viral khi đó người xem sẽ học theo
Ưu điểm: gây được sự chú ý cao, bát mắt, hấp dẫn lôi cuốn người xem. Nội dung video sẽ được kết hợp bởi các yếu tố nội dung bao gồm : nghe, nhìn, từ ngữ, hành động mà đặc biệt là quảng cáo hình ảnh địa điểm hấp dẫn. Thích hợp đối với mọi đối tượng khách hàng.
Quảng cáo trên báo, tạp chí, ấn phẩm du lịch:
Các doanh nghiệp chú trọng vào việc phát hành các ấn phẩm, tạp chí du lịch riêng của mình. Vì như thế họ sẽ có đủ điều kiện để có thể quảng cáo về doanh nghiệp một cách tốt nhất. Nội dung xuyên suốt quảng cáo sẽ như sau : tự giới thiệu về doanh nghiệp mình một cách chi tiết nhất, nói về các tour và thế mạnh của mình, nói về những dịch vụ họ có một cách tốt nhất.
Đối với các công ty quy mô nhỏ họ sẽ lựa chọn quảng cáo về doanh nghiệp mình trên các tờ báo có nhiều người đọc, nhưng lại tiết kiệm chi phí hơn: báo tiền phong, tạp chí phụ nữ, gia đình…
Quảng cáo trên internet:
Đây được xem như là kênh quảng cáo hiệu quả và nhanh nhất không chỉ riêng đối với nghành dịch vụ du lịch. Với những lợi thế ưu biệt như : khả năng truyền tin nhanh, tính cập nhập cao và được xã hội hóa rất nhanh, nó đang được các doanh nghiệp chọn là sự lựa chọn hàng đầu.
Đối với những doanh nghiệp thông thường đều có riêng cho mình một website riêng phục vụ hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp có thể tự làm hoặc thuê đơn vị từ bên ngoài về làm. Khi đó doanh nghiệp sẽ liên tục cập nhập các thông tin lên đó để thuận tiện hơn cho sự tìm kiếm của khách hàng.
Quảng cáo thông qua đối thoại trực tiếp :
Doanh nghiệp tự mình đi tìm thông tin về khách hàng sau đó tìm cách liên hệ với họ. Họ có thể trực tiếp gọi điện hoặc gặp khách hàng giới thiệu về tour của mình
viên của doanh nghiệp có thể sẽ tác động đến nhu cầu, sự lựa chọn nhà cung cấp của khách hàng đó. Do vậy đây được xem là phương thức đánh giá khá hiệu quả.
Ngoài những phương tiện quảng cáo phổ biến trên thì hiện nay cũng có thêm một số phương tiện quảng cáo được các doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng như:
o Quảng cáo ngoài trời và di động: tại một số địa điểm Pa-nô, áp-phích, xe buýt, xe lửa, tàu, phà…
o Thư trực tiếp.
o Niên giám điện thoại và các loại niêm giám khác: cho phép bạn đưa những liên kết hoặc quảng cáo doanh nghiệp của bạn vào những mục lựa chọn trong danh bạ điện thoại, trên cơ sở lý thuyết là mỗi khi mọi người cần sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn họ sẽ tìm kiếm trong phần lĩnh vực tương ứng trong danh bạ và liên hệ với công ty bạn.
o Các phương tiện khác: thư trực tiếp, E-mail, Web site…
1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến quảng cáo1.5.1. Yếu tố văn hóa - xã hội1.5.1. Yếu tố văn hóa - xã hội 1.5.1. Yếu tố văn hóa - xã hội
Văn hóa phong tục tập quán bao gồm tất cả những gì thuộc về truyền thống, lịch sử, thói quen…Với những người dân và một số tín ngưỡng họ không cho phép chấp nhận bất cứ thứ gì xâm phạm, làm tổn hại tới điều đó. Chính vì thế nó là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới nội dung quảng cáo. Một chương trình quảng cáo khi muốn có được sự chấp nhận của mọi người, đòi hỏi phải có nội dung phù hợp với văn hóa và phong tục tập quán.
Trước khi xây dựng một chương trình quảng cáo về du lịch chúng ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề này. Đầu tiên cần phải biết những gì được và không được chấp nhận có trong nội dung quảng cáo: thông điệp, hình ảnh. Khi chúng ta có sự am hiểu về bản sắc văn hóa phong tục tập quán thì chúng ta có thể tận dụng nó một cách linh hoạt để mang lại hiệu quả cao nhất.
1.5.2. Yếu tố chính trị - pháp luật
Yếu tố chính trị- pháp luật nó bao gồm những nguyên tắc, quy định có tính chất bắt buộc về mặt pháp lý đối với một chương trình quảng cáo do những người đứng đầu nhà nước ban hành. Nếu một khi vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật. Mức độ can thiệp của pháp luật sẽ nói lên mức độ phát triển của quảng cáo. Quảng cáo càng phát triển thì đòi hỏi sự can thiệp của pháp luật càng sâu. Pháp luật sẽ đảm bảo
tính cạnh tranh lành mạnh, công bằng chung cho các chủ thể tham gia vào lĩnh vực quảng cáo.
Một quốc gia có một chế độ chính trị ổn định việc đó sẽ đồng nghĩa với việc thái độ quan điểm của họ đối với một vấn đề sẽ ít có sự thay đổi hơn. Do vậy những thể chế, quy định pháp luật về quảng cáo mà họ đưa ra sẽ ít có sự xáo trộn. Mặt khác chính trị xã hội ổn định sẽ kích thích sự phát triển về kinh tế, thúc đẩy du lịch phát triển và thúc đẩy quảng cáo phát triển.
1.5.3. Yếu tố kinh tế
Một đất nước với nền kinh tế phát triển, sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của tất cả các nghành nghề xã hội.
Kinh tế phát triển đồng nghĩa với tính cạnh tranh cao trong các nhành nghề có lợi nhuận cao càng trở nên khốc liệt hơn. Mà quảng cáo đứng trên phương diện của nghành du lịch lại càng khốc liệt là phương tiện để cạnh tranh một cách hiệu quả nhất. Cạnh tranh ở đây là động lực của mọi sự phát triển. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp, muốn đứng vững trên thị trường phải không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung chương trình quảng cáo của mình để có thể thắng được đối thủ cạnh tranh, thu hút được sự chú ý của khách hàng. Cạnh tranh càng lớn thì yêu cầu về nội dung quảng cáo sẽ càng cao. Tính cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp giảm thiểu tối đa chi phí có quảng cáo nhằm đạt hiểu quả kinh tế cao.
1.5.4. Yếu tố khoa học kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật phát triển giúp nền kinh tế phát triển đồng nghĩa với sự phát triển của các công cụ, công nghệ, phương tiện quảng cáo, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của du lịch nói chung và quảng cáo nói riêng.
Thực tế đã chứng minh khi công nghệ truyền thông phát triển nó đã tạo điều kiện cho loại hình quảng cáo phát triển . Với sự phát triển vượt trội của Internet như hiện nay, một đứa trẻ cũng có thể tìm thấy mọi thứ mà mình cần ở đó. Internet phát triển tạo cho các doanh nghiệp một kênh quảng cáo mới vô cùng hiệu quả, kênh này có thể khắc phục được mọi điểm yếu, phát huy đến mức tối đa nhất ưu điểm của các kênh khác.
Khoa học kỹ thuật phát triển giúp nền kinh tế phát triển đồng nghĩa với sự phát triển của các công cụ, công nghệ, phương tiện quảng cáo, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của du lịch nói chung và quảng cáo nói riêng. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh khốc iệt giữa những hạng mục, ngành, phương diện với nhau.
1.5.6. Yếu tố khác
Yếu tố tổ chức quản lý của doanh nghiệp trong hoạt động quảng cáo:
Được đánh giá thông qua sự nhận thức của doanh nghiệp về vai trò tác động của quảng cáo nói chung và quảng cáo trong kinh doanh dịch vụ lữ hành nói riêng của nhân viên và cán bộ công ty. Lãnh đạo công ty cần nhận được và làm cho nhân viên trong doanh nghiệp phải luôn hiểu rõ được rằng : “ Quảng cáo không phải là nhiệm vụ trách nhiệm của một người một bộ phận . Không chỉ là những hoạt động thông thường như : hoạt động giới thiệu về doanh nghiệp, về tour qua lời nói hay tở rơi… Mà quảng cáo chính là trách nhiệm cũng như nhiệm vụ của tất cả các cán bộ nhân viên trong công ty, nó là chuỗi các hoạt động không ngừng. Nó bao gồm tất cả các hoạt động nhằm tạo dựng danh tiếng hình ảnh tốt đẹp về công ty trong tâm trí khách hàng .
Chất lượng quản lý được thể hiện rõ nhất thông qua việc tuân thủ chặt chẽ những nội dung của chương trình quảng cáo mà công ty đã đang và sẽ thực hiện. Ví dụ như việc mặc đồng phục của công ty, qua thái độ văn phong giao tiếp với khách hàng.
Mục đính chính trong quảng cáo của doanh nghiệp chính là nhằm thể hiện cho khách hàng cho khách hàng biết. Yếu tố thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng nhắm tới của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung quảng cáo của doanh nghiệp. Để xây dựng được nội dung chương trình , nội dung, phương tiện quảng cáo doanh nghiệp thường nghiên cứu rất kỹ về đặc điêm của thị trường và thói quen của khách hàng. Doanh nghiệp thường phân đoạn thị trường thành những nhóm khách hàng có đặc điểm giống nhau lại sau đó sẽ xây dựng lên một khung chương trình cho từng nhóm khách hàng ở những đoạn thị trường khác nhau.
Ví dụ : nếu đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến là những người có thói quen thừng xuyên xem tivi thì họ sẽ chọn phương tiện quảng cáo là truyền hình..
Nó sẽ được thể hiện qua sự đo lường về hiệu quả của chương trình quảng cáo. Nếu một nhà quản lý tốt và có tầm nhìn họ sẽ biết được rằng nhân viên của mình làm như thế nào và am hiểu như thế nào thông qua các chương trình quảng cáo . Nếu quản lý tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một nguồn chi phí lớn trong hoạt động quảng cáo, tối ưu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
Yếu tố trình độ nghiệp vụ chuyên môn quảng cáo của nhân viên công ty:
Trình độ thể hiện thông qua tính chuyên nghiệp của các chương trình quảng cáo tại công ty. Nếu nhân viên trong doanh nghiệp có trình độ chuyên môn cao thì chắc chắn họ sẽ có những chiến thuật, có sự hiểu biết rõ ràng về ưu nhược điểm, và thế mạnh của các công cụ và phương tiện quảng cáo. Từ đó đưa ra được phương án phù hợp nhất. Họ sẽ sắp xếp được các chương trình sao cho hiệu quả và phù hợp nhất.
Yếu tố tài chính của doanh nghiệp:
Để xây dựng được một chương trình quảng cáo đòi hỏi sự phức tạp và tính chuyên môn cao. Thông qua phải có một nguồn chi phí khá tốn kém cho việc quảng cáo.
Nó bao gồm một khoản kinh phí không hề nhỏ như : tiền trả lương nhân viên, tiền thuê các thiết bị và phương tiện phục vụ ngoài ra nếu đối với các doanh nghiệp không trực tiếp thực hiện các chương trình quảng cáo mà đi thuê từ bên ngoài khi đó sẽ mất thêm một khoản chi phí được xem là phần trăm hoa hồng dịch vụ dựa vào ngân sách quàng cáo. Đôi khi có những chương trình quang cáo đưa ra thật sự chất lượng và hứa hẹn sẽ mang lại một hiệu quả cao cho doanh nghiệp nhưng nó có thể không được thực hiện được bởi vì nguồn kinh phí về tài chính ngân sách của doanh nghiệp còn hạn hẹp nên chương trình bị hủy bỏ.
Do vậy khi xây dựng một chương trình quang cáo thì yếu tố tài chính luôn được đưa các khoản giới hạn vè chi phí lên hàng đầu. Chi phí quảng cáo luôn luôn được đưa ra, làm cán cân để cân đối với quy mô và khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Yếu tố đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp:
doah nghiệp là rất lớn, điều đó trực tiếp tạo áp lực lớn đến doanh nghiệp đòi hỏi phải không ngừng đổi mới và nâng cấp nội dung các chương trình quảng cáo của mình để thu hút được nhiều khách hàng hơn so với đối thủ.
Khi tiến hành cạnh tranh với đối thủ trên phương diện quảng cáo doanh nghiệp cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:
o Về mặt pháp lý: doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định của pháp luật về cạnh tranh lành mạnh . Không được có những hành động làm tổn hại về mặt uy tín của đối thủ. Không được sử dụng những hình ảnh và âm thanh mà đối thủ đã sử dụng trước.
o Về mặt nội dung: đảm bảo thu hút được sự thu hút khách hàng hơn đối thủ của mình. Nội dung quảng cáo của doanh nghiệp phải sôi động mới lạ hơn đối thủ.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢNG CÁO CỦA CÔNG TY TNHH DU