Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán cho công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện đối với khách hàng ABC (Trang 28 - 54)

Chương trình kiểm toán mẫu gồm nhiều thủ tục, tuy nhiên tuỳ theo từng khách hàng với những đặc điểm cụ thể, KTV sẽ lựa chọn những thủ tục cần thiết. Đồng thời

KTV cũng có thể sửa đổi hay bổ sung nếu theo xét đoán của KTV các thủ tục được mô tả chưa đủ để phát hiện các rủi ro liên quan hoặc chưa đưa ra các chỉ dẫn đầy đủ để thực hiện kiểm tra số dư và kiểm tra nghiệp vụ đối với từng khoản mục trong từng trường hợp cụ thể.

2.2.2.1. Kế hoạch kiểm toán

a. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng ( GLV A120)

Theo yêu cầu của Chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán” quốc tế (ISQC1) và chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC” (VSA 220), các Công ty kiểm toán cần thực hiện công việc chấp nhận khách hàng mới hoặc xem xét, chấp nhận duy trì khách hàng cũ theo Mẫu A110 hoặc A120.

Dựa trên đặc điểm kinh doanh, uy tín của khách hàng cũng như tính chính trực, tuân thủ các quy định của Ban giám đốc, KTV sẽ đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng có thể gặp phải khi tiến hành kiểm toán chu trình nợ phải trả nhà cung cấp của doanh nghiệp là cao, trung bình hay thấp, sau đó kết hợp với việc đánh giá các chu trình khác từ đó xem xét liệu có thể chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng hay không. Công ty ABC là khách hàng cũ, KTV sẽ thực hiện công việc chấp nhận khách hàng trên mẫu GLV A120 – Phụ lục A01.

b. Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán ( GLV A200)

Chuẩn mực kiểm toán “Hợp đồng kiểm toán” (VSA 210) yêu cầu Công ty kiểm toán phải cùng đơn vị được kiểm toán giao kết hợp đồng kinh tế trước khi thực hiện dịch vụ. Sau khi xem xét và quyết định đã chấp nhận khách hàng công ty kiểm toán sẽ lập hợp đồng kiểm toán (GLV A210 - Phụ lục A02) và gửi cho khách hàng, đồng thời gửi đến khách hàng thư hẹn kiểm toán (GLV A212), thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán ( GLV A230 - Phụ lục A03) và danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp (GLV A240 - Phụ lục A04). Theo đó, công ty kiểm toán sẽ phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán phù hợp để thực hiện công việc tại đơn vị khách hàng GLV A250.

Thể hiện sự cam kết về tính độc lập của mình trước khi tham gia vào nhóm kiểm toán KTV hoàn thành GLV A260 - Phụ lục A05, GLV A270 - Phụ lục A06 dùng để kiểm tra tính độc lập của các thành viên nhóm kiểm toán. GLV A280 - Phụ

lục A07 để khẳng định các yếu tố có thể làm suy yếu tính độc lập đã được loại trừ một cách phù hợp chưa. Các mẫu GLV A260, A270, A280 cần được hoàn thành trước khi bắt đầu cuộc kiểm toán và cần cập nhật trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành cuộc kiểm toán nếu có sự thay đổi có thể làm ảnh hưởng trọng yếu đến những đánh giá ban đầu về tính độc lập của KTV và công ty kiểm toán.

Các trao đổi cũng sẽ giúp KTV nâng cao hiệu quả của công tác lập kế hoạch, giúp Ban Giám đốc đơn vị có sự chuẩn bị cần thiết để hợp tác với KTV trong quá trình kiểm toán. Hoàn thành việc trao đổi với Ban giám đốc đơn vị về kế hoạch kiểm toán, KTV thực hiện theo mẫu GLV A290 - Phụ lục A08.

c. Tìm hiểu hoạt động và môi trường kinh doanh của khách hàng ( GLV A310)

Tìm hiểu những thông tin chung về công ty ABC, thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. Phương pháp kỹ thuật chủ yếu AAC sử dụng là phỏng vấn và thu thập tài liệu. Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung KTV cần tìm hiểu là:

+ Hiểu biết về môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN + Hiểu biết về đặc điểm của DN

+ Hiểu biết về các chính sách kế toán áp dụng

+ Mục tiêu, chiến lược và những rủi ro kinh doanh có liên quan + Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động

Sau khi tìm hiểu khách hàng và môi trường kinh doanh công ty ABC, KTV sẽ xác định sơ bộ các rủi ro, tài khoản ảnh hưởng, thủ tục kiểm toán đối với rủi ro đó. Những thông tin này của phần này được trình bày trên GLV A310 - Phụ lục A9.

d. Tìm hiểu về chu trình mua hàng, phải trả, trả tiền ( GLV A420)

Sau khi tìm hiểu các thông tin về khách hàng và môi trường hoạt động, KTV tìm hiểu chính sách kế toán và các chu trình kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp để xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình và thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả. Liên quan tới khoản mục nợ phải trả thì nội dung thông tin được thể hiện trong GLV A420 – Phụ lục A10.

e. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ báo cáo tài chính ( GLV A510)

Kiểm toán viên phân tích biến động số liệu năm kiểm toán với số liệu sau kiểm toán năm trước của các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tiếp theo, lập bảng tổng hợp phân tích hệ số.

- Phân tích biến động của BCĐKT và Báo cáo KQHĐKD: KTV thực hiện so sánh năm nay với năm trước kể cả về số tuyệt đối và tương đối cho các khoản mục chủ yếu là các khoản mục có số dư lớn, biến động lớn hoặc chỉ tiêu nhạy cảm (các khoản vay, nợ phải thu, lãi, lỗ...). Đối với các khoản mục có biến động lớn hơn mức trọng yếu chi tiết, KTV thực hiện việc tìm hiểu và phỏng vấn các nhân viên của khách hàng để đánh giá tính hợp lý của biến động. Nếu có biến động mà KTV chưa thể giải thích được, có thể coi là một rủi ro trọng yếu cần quan tâm khi thực hiện kiểm toán chi tiết.

- Phân tích hệ số: Khi phân tích hệ số KTV thường tập trung vào 04 nhóm hệ số phố biến như sau: (1) Hệ số thanh toán; (2) Hệ số đo lường hiệu quả hoạt động; (3) Khả năng sinh lời; (4) Hệ số nợ. Phân tích hệ số giúp KTV phát hiện ra các rủi ro, từ đó đưa ra thủ tục kiểm toán phù hợp cho các rủi ro đó. Dựa vào những phân tích này, KTV ghi nhận lại những biến đổi cần chú ý và giải thích (phần Tickmarks). Các số liệu này được trình bày cụ thể ở GLV A510 – Phụ lục A12.

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 31/12/2019 Trước KT 31/12/2018 Sau KT Biến động % Biến động (Giá trị) Ghi chú A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 49,306,916,760 50,938,628,452 -3.2% (1,631,711,692) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 26,044,847,626 18,283,043,015 42.5% 7,761,804,611 1. Tiền 786,100,012 524,985,746 49.7% 261,114,266

2. Các khoản tương đương tiền 25,258,747,614 17,758,057,269 42.2% 7,500,690,345 {a} II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - 10,325,955,556 -100.0% (10,325,955,556)

2. Dự phòng giảm giá CKKD - - - -

3.

Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn - 10,325,955,556 -100.0% (10,325,955,556) III . Các khoản phải thu ngắn hạn 6,602,832,305 846,069,105 680.4% 5,756,763,200

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 100,850,000 70,230,000 43.6% 30,620,000 {b}

2.

Trả trước cho người bán ngắn hạn

6,411,399,305 378,334,105 1,594.6% 6,033,065,200

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn - - - -

4. Phải thu theo tiến độKH HĐXD - - - -

5. Phải thu về cho vay ngắn hạn - - - -

6. Phải thu ngắn hạn khác 90,583,000 397,505,000 -77.2% (306,922,000) 7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi - - - - IV. Hàng tồn kho 16,596,832,352 21,355,996,535 -22.3% (4,759,164,183) 1. Hàng tồn kho 16,596,832,352 21,355,996,535 -22.3% (4,759,164,183)

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - -

V. Tài sản ngắn hạn khác 62,404,477 127,564,241 -51.1% (65,159,764)

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 62,404,477 127,564,241 -51.1% (65,159,764)

f. Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận ( GLV A600)

Việc kiểm soát nội bộ ở cấp độ doanh nghiệp phải được thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán. Hiểu biết tốt về KSNB ở cấp độ doanh nghiệp sẽ cung cấp cho KTV và công ty kiểm toán cái nhìn tổng quát về quá trình vận hành và hoạt động

của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá KSNB ở cấp độ doanh nghiệp bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu, thể hiện thông qua GLV A610 - Phụ lục A13.

Kết hợp với việc KTV đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị là việc KTV trao đổi với Ban Giám đốc và các cá nhân liên quan về gian lận (GLV A620 - Phụ lục A14).

g. Xác định mức trọng yếu

Kiểm toán viên đánh giá mức trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của báo cáo tài chính có thể chấp nhận được, qua đó cũng xác định được phạm vi của cuộc kiểm toán, xác định bản chất, phạm vi các thử nghiệm kiểm toán.

Khi kết thúc quá trình kiểm toán, nếu tiêu chí được lựa chọn để xác định mức trọng yếu biến động quá lớn thì KTV phải xác định lại mức trọng yếu, giải thích lý do và cân nhắc xem có cần thực hiện bổ sung thêm thủ tục kiểm toán hay không. Có 3 cách sửa đổi mức trọng yếu:

- Cập nhật lại giá trị của tiêu chí xác định mức trọng yếu (benchmark); - Sửa đổi tiêu chí xác định mức trọng yếu;

- Sửa đổi tỷ lệ % tính mức trọng yếu.

Đối với công ty ABC, KTV lựa chọn chỉ tiêu doanh thu thuần để làm chỉ tiêu xác định mức trọng yếu do chỉ tiêu này phản ánh được quy mô hoạt động của đơn vị. KTV ước lượng mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC của công ty ABC 339,149,916 VNĐ. Kết quả này được thể hiện qua GLV A710 dưới đây:

Chỉ tiêu lựa chọn

Kế hoạch Thực tế

Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu

(LNTT/DT/VCSH/Tổng TS) (a) DTT DTT

Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức trọng yếu

Doanh thu là tiêu chí được ban giám đốc đơn vị quan tâm

Giá trị tiêu chí được lựa chọn 33,914,991,648 33,914,991,648 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu - LNTT: 5%-10% - DT: 0,5%-3% - Tổng TS hoặc VCSH: 2% (b) 2.0% 2.0% Lý do lựa chọn tỷ lệ này để xác định mức

trọng yếu Rủi ro kiểm soát ở mức trung bình

Mức trọng yếu tổng thể (PM) (c) =(a)*(b) 678,299,833 678,299,833

Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu

thực hiện (50%-75%) (d) 50% 50%

Lý do lựa chọn tỷ lệ này để xác định mức trọng yếu

Hệ thống KSNB của đơn vị được đánh giá ở mức trung bình

Mức trọng yếu thực hiện: MP= (50%-

75%)*PM (e) =(c)*(d) 339,149,916 339,149,916

Tỷ lệ sử dụng để ngưỡng sai sót không đáng

kể (0%-4%) (f) 4% 4%

Ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể

bỏ qua (g) =(e)*(f) 13,565,997 13,565,997

Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán

Chỉ tiêu lựa chon Năm nay Năm trước

Mức trọng yếu tổng thể 678,299,833 756,658,920

Mức trọng yếu thực hiện 339,149,916 378,329,460

Ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể bỏ qua 13,565,997 15,133,178

h. Xác định cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (GLV A810)

Trưởng nhóm kiểm toán phải xác định rõ ngay từ giai đoạn lập kế hoạch cách lựa chọn các phần tử thử nghiệm để thu thập bằng chứng kiểm toán khi tiến hành thử nghiệm cơ bản đối với từng khoản mục lớn trên BCTC thông qua lựa chọn một trong 3 phương pháp:

- Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%); - Lựa chọn các phần tử đặc biệt; - Lấy mẫu kiểm toán.

Thông tin chi tiết của phương pháp chọn mẫu được trình bày ở GLV A810:

1. Phương pháp chọn mẫu Thống kê

2. Các khoản mục không áp dụng kiểm tra chọn mẫu Thống kê:

- Tiền và các khoản tương đương tiền: Áp dụng PP Phi thống kê dựa trên các xét đoán của KTV

3. Xác định khoảng cách mẫu (KCM) áp dụng cho các khoản mục kiểm tra chọn mẫu Khoản mục Mức độ đảm bảo cần thiết từ mẫu R Mức trọng yếu thực hiện Khoảng cách mẫu (KCM) (Hệ số rủi ro) (1) (2) (3) (4) (5) = (4)/(3) Hàng tồn kho TB 1.5 339,149,916 226,099,944 Phải trả người bán TB 1.5 339,149,916 226,099,944 Chi phí quản lý doanh nghiệp PL 0.5 339,149,916 678,299,833

i. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán (GLV A910)

Cuối cùng của việc lập kế hoạch kiểm toán, KTV sẽ tổng hợp nội dung chính của kế hoạch kiểm toán: Phạm vi công việc và yêu cầu dịch vụ khách hàng. Thông tin của phần này được trình bày tại giấy làm việc A910 - Phụ lục A15.

2.2.2.2. Thực hiện kiểm toán

Sau khi kết thúc giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV tiến hành thực hiện kiểm toán cho khoản mục thuế và các khoản phải nộp nhà nước như sau:

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Thế 09/01/19 Khách hàng: Công ty ABC Soát xét 1: T. Hà 09/01/2019

Kỳ kế thúc: 31/12/2018 Soát xét 2:

Nội dung: Chỉ mục Soát xét 3:

Index

Nội dung Thựchiện

E230 Chương trình kiểm toán

E210 Tổng hợp số liệu, phân tích

E220 Thuyết minh BCTC

E240 Chính sách kế toán

E241 Thu thập bảng tổng hợp công nợ theo từng nhà cung cấp

E242 Nội dung bất thường, giao dịch với các bên liên quan

E243 Đối chiếu, xác nhận công nợ

E244_2 Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ

E245 Các khoản ứng trước nhà cung cấp

E246 Cutoff

Hiện nay tại ở AAC, KTV sẽ bỏ qua thực hiện thử nghiệm kiểm soát và đi thẳng vào thực kiểm tra cơ bản. Tất cả những công việc của kiểm toán khoản mục Nợ phải trả sẽ được trình bày tại giấy làm việc E200 – Phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu của toàn bộ những GLV này hướng tới là đảm bảo các khoản phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn là có thực, thuộc nghĩa vụ thanh toán của DN, đã được ghi nhận chính xác, đầy đủ, được đánh giá và trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.

Bắt đầu, KTV chính sẽ thiết lập GLV E230 - Chương trình Kiểm toán phải trả nhà cung cấp. Chức năng của giấy làm việc này là phân công công việc cho từng kiểm toán viên. Các công việc sẽ được phân thành:

- Thực hiện thủ tục chung - Thực hiện thủ tục phân tích - Thực hiện kiểm tra chi tiết - Thủ tục kiểm toán khác

Mỗi thủ tục sẽ được mô tả, phân công cho kiểm toán viên phụ trách và tham chiếu đến những giấy làm việc sau thể hiện thủ tục đó.

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: V.Thế 09/01/19

Khách hàng: Công ty ABC Soát xét 1: T. Hà 09/01/19

Kỳ kế thúc: 31/12/2018 Soát xét 2:

Nội dung: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN PHẢI TRẢ NCC Soát xét 3:

E230 A. MỤC TIÊU

Đảm bảo các khoản phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn là có thực, thuộc nghĩa vụ thanh toán của DN; đã được ghi nhận chính xác, đầy đủ; được đánh giá và trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.

B. RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU CỦA KHOẢN MỤC

Các rủi ro trọng yếu Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Tham chiếu

C. THỦ TỤC KIỂM TOÁN STT Thủ tục Người thực hiện Tham chiếu I. Thủ tục chung

1. Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.

Thế E240

2. Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện đối với khách hàng ABC (Trang 28 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w