của công ty
Giải pháp 1: Thu thập thông tin khách hàng
Về hoàn thiện việc thu thập thông tin khách hàng, đây là yếu tố quan trọng mà kiểm toán viên cần nắm bắt và hiểu rõ trước khi bắt đầu cuộc kiểm toán. Vì vậy, công ty nên chú trọng giành nhiều thời gian cho công việc này để có được những thông tin hữu ích phục vụ cho giai đoạn kiểm toán tiếp theo, yêu cầu KTV phải thực hiện các điều sau: Đối với khách hàng cũ, ngoài việc xem xét lại hồ sơ của năm trước, KTV cần cập nhật thêm thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của khách hàng,… Còn đối với khách hàng mới, KTV nên tìm hiểu kỹ thông tin về thị trường, đặc điểm của doanh nghiệp. Từ đó đánh giá tình hình tài chính cũng như vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Mặc dù được cho là bước công việc nhỏ nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của cuộc kiểm toán.
Giải pháp 2: Về gửi thư xác nhận
Gửi thư xác nhận số dư các khoản phải thu là một trong những thủ tục quan trọng trong kiểm toán Nợ phải thu khách hàng. Mục đích chủ yếu của quá trình là kiểm tra tính có thật, đầy đủ và quyền sở hữu cũng như dựa vào thủ tục gửi thư xác
nhận để ước tính mức sai lệch của số dư nợ phải thu nhằm thỏa mãn các số dư có căn cứ hợp lý, đánh giá và thời hạn tính.
Ngoài chọn mẫu theo chương trình CMA để gửi thư xác nhận. Kiểm toán viên có thể sử dụng kỹ thuật phân tổ để gửi thư. Kỹ thuật phân tổ là kỹ thuật phân chia tổng thể thành các phân nhóm tương đối đồng nhất (gọi là tổ) trước khi tiến hành chọn mẫu. Vì tính chất nợ phải thu khách hàng có độ phân tán cao nên việc áp dụng kỹ thuật này là thích hợp.
Với kỹ thuật phân tổ, các số dư có giá trị rất lớn hoặc rất nhỏ sẽ được tách thành các tổng thể con riêng biệt, mỗi tổng thể mới tạo thành sẽ trở nên đồng nhất hơn tổng thể cũ. Điều này giúp cho việc gửi thư xác nhận dễ dàng hơn.
Một ưu điểm khác của kỹ thuật phân tổ là giúp cho kiểm toán viên gắn chọn mẫu với việc vận dụng khái niệm trọng yếu, đồng thời áp dụng các thủ tục kiểm toán thích hợp cho mỗi tổ. Thông thường kiểm toán viên thường kiểm tra 100% các tổ chứa các phần tử trọng yếu, các tổ còn lại sẽ được áp dụng tỷ lệ chọn mẫu thích hợp.
Minh hoạ tại công ty XYZ:
Kiểm toán viên kiểm tra các số dư cuối kỳ của bảng tổng hợp công nợ 131 để có căn cứ cho việc phân tổ
Mức tiền Số khách hàng
Dưới 5 triệu 87
Từ 5 đến dưới 500 triệu 18
Trên 500 triệu 21
Tổng 126
Nhờ vào bảng trên, kiểm toán viên sẽ xác định mẫu và loại thư yêu cầu.
Tổ Thành phần của tổ Loại thư xác nhận Phương pháp kiểm tra
1 Các khoản từ 500 triệu trở lên Thư xác nhận dạng mở (dạng khẳng định) Xác nhận 100% 2 Các khoản từ 5 triệu đến 500 triệu Thư xác nhận đóng (dạng phủ định) Chọn mẫu xác nhận 50 %
3 Dưới 5 triệu KTV sẽ nhờ vào kinh nghiệm của mình để kiểm tra, nếu cho rằng khoản thu đó có sai sót thì sẽ phỏng vấn trực tiếp BGĐ và nhân viên kế toán.
Nếu phỏng vấn không mang lại kết quả cao, KTV có thể chọn và gửi thư cho đối tượng thứ 3
Sau khi chọn xong đối tượng cần gởi thư, KTV nên nhanh chóng tiến hành gửi thư xác nhận theo mẫu của AAC trước mỗi cuộc kiểm toán. Điều này làm cho cuộc kiểm toán diễn ra thuận lợi và suôn sẽ hơn.
Giải pháp 3: Xác định mức trọng yếu
Một trong những giới hạn của việc đưa ra quyết định là việc xác định thông tin như thế nào thì được trình bày trên BCTC. Nếu tất cả các thông tin tài chính, sự kiện kinh tế đều được đưa vào BCTC thì BCTC sẽ chứa đựng rất nhiều thông tin, bao gồm những thông tin không cần thiết hay những hành vi che dấu thông tin trọng yếu thì người sử dụng BCTC cũng không thể nào phát hiện ra được. Điều này, quả thật sẽ quá khó khăn cho người sử dụng BCTC. Người sử dụng BCTC có thể tin tưởng vào chất lượng cuộc kiểm toán do các công ty kiểm toán thực hiện. Tuy nhiên, chất lượng kiểm toán lại là thông tin không lượng hóa được nên việc xét đoán xem đơn vị có trình bày đầy đủ các thông tin trọng yếu trên BCTC hay không lại là điều huyền bí hơn đối với người sử dụng BCTC.
Xác định mức trọng yếu giúp cho KTV xác định nội dung, phạm vi, thời gian của các thủ tục kiểm toán, giúp KTV xác định thông tin trên báo cáo tài chính có trung thực, chính xác và hợp lí hay không. Bên cạnh đó, cho phép KTV có định hướng và lập kế hoạch tốt hơn bằng cách tập trung vào các tài khoản và các chu trình quan trọng, các thủ tục kiểm toán sẽ được thiết kế và thực hiện phù hợp với chi phí cũng như thời gian thực hiện cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là KTV bỏ qua các tài khoản hay chu trình khác, mà KTV sẽ tập trung thời gian ít hơn, giảm bớt các công việc không cần thiết đối với các tài khoản và chu trình không quan trọng. Do đó, việc xác định một mức trọng yếu trên BCTC là rất cần thiết.
Tại AAC, công ty chưa quy định rõ về việc xác định tỷ lệ xác lập mức trọng yếu. Dưới đây, em xin đưa ra giải pháp bằng cách xem xét và cho điểm các yếu tố ảnh hưởng đến mức trọng yếu từ đó đưa ra tỷ lệ xác lập mức trọng yếu. Mức trọng yếu được xác định bị ảnh hưởng của hai nhân tố: mức độ người sử dụng tin tưởng vào BCTC và khả năng khách hàng gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố. Do đó, ta xem xét ảnh hưởng của hai yếu tố này và tiến hành cho điểm số như sau:
Tiêu chí đánh giá Điểm số Mức độ người sử dụng tin tưởng vào BCTC:
Quy mô công ty của khách hàng
- Lớn - Vừa - Nhỏ 20 15 10 Sự phân phối quyền sở hữu
- Rộng - Trung bình - Hẹp 20 15 10 Bản chất và quy mô của công nợ
- Lớn
- Nhỏ
20 10
Khả năng khách hàng gặp khó khăn về tài chính:
Khả năng hoán chuyển thành tiền của tài sản
- Cao - Trung bình - Thấp 20 15 10 Kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước
- Tốt
- Xấu
20 10
Sau khi tiến hành cho điểm các yếu tố trên, ta tiến hành xác định tỷ lệ xác lập mức trọng yếu như sau:
Điểm số Tỷ lệ xác lập mức trọng yếu tính trên
Doanh thu Lợi nhuận trước thuế
<=50 0,5% 5,0% 50-60 1,0% 6,0% 60-70 1,5% 7,0% 70-80 2,0% 8,0% 80-90 2,5% 9,0% 90-100 3,0% 10,0%
Giải pháp 4: Phương pháp chọn mẫu
Ở AAC, chọn mẫu kiểm toán cũng được áp dụng thông qua chương trình chọn mẫu CMA và sự xét đoán của KTV. Tuy nhiên, ở các cuộc kiểm toán KTV thường chọn mẫu phi xác suất theo giá trị. Tức là những nghiệp vụ nào có giá trị lớn hoặc đặc biệt theo nhận định của KTV thì sẽ được chọn để kiểm tra. Cách chọn mẫu này chủ yếu dựa theo kinh nghiệm, phán đoán và cảm tính của KTV. Tuy rằng những nghiệp vụ có giá trị lớn thường chứa đựng rủi ro cao, nhưng nếu sai phạm rơi vào những nghiệp vụ có giá trị nhỏ với tần suất lớn thì vẫn có khả năng trở thành sai phạm trọng yếu.
Tại công ty XYZ khi thực hiện kiểm toán, KTV đã chọn mẫu theo phương pháp thống kê, là chọn mẫu theo chương trình chọn mẫu CMA. Đây là một trong kỹ
thuật chọn mẫu phổ biến trong thử nghiệm chi tiết. Ưu điểm của phương pháp này có thể thấy rõ đó là được rủi ro chọn mẫu, từ đó có thể đánh giá kết quả mẫu và suy rộng tổng thể. Nhưng ở phương pháp này vẫn có một số hạn chế như các giá trị âm và phần tử nhỏ sẽ không được chọn. Chính vì điều này, KTV nên kết hợp thêm phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo khoảng cách (chọn mẫu hệ thống).
Chọn mẫu hệ thống là cách chọn để sao cho chọn được các phần tử trong tổng thể có khoảng cách đều nhau. Nguyên tắc của phương pháp này là kể từ một điểm xuất phát ngẫu nhiên được chọn, sẽ lựa chọn các phần tử cách nhau một khoảng cố định (khoảng cách đều nhau). Khoảng cách này được tính bằng cách chia số phần tử của tổng thể cho số phần tử của mẫu.
Công thức tính:
Minh họa tại công ty XYZ:
Có tổng thể là 100 mẫu phiếu thu cần chọn một mẫu gồm 20 mẫu phiếu thu bằng cách chọn mẫu có hệ thống.
Ta tính được khoảng cách cố định = 100/20 = 5 như vậy có nghĩa là cứ cách 5 mẫu thì ta chọn được một mẫu.
Để chọn đơn vị mẫu kế tiếp khi ta biết đơn vị mẫu đầu tiên, ta chọn mẫu như sau: Gọi khoảng cách mẫu là k
Đơn vị mẫu đầu tiên là m1 (hay là điểm xuất phát) Đơn vị chọn mẫu nhỏ nhất x1
Như vậy đơn vị mẫu đầu tiên là m1 nằm trong khoảng từ: 1 ≤ m1 ≤ x1 + k Theo ví dụ trên đơn vị mẫu đầu tiên hay điểm xuất phát nằm trong khoảng từ:
1 ≤ m1 ≤ 1 + 5 với (k =5) 1 ≤ m1 ≤ 6
Giả sử ta chọn điểm xuất phát m1 =2
Thì xác định theo đơn vị mẫu tiếp theo, ta tính theo công thức sau: Mi = mi-1 + k
Tương tự ví dụ trên ta có:
Phần tử 2: m2 = m1 + k = 2 + 5 = 7
Khoảng cách cố định = số phần tử của tổng thể số phần tử của mẫu
Tiếp theo phần tử 3: m3 = m2 + k = 7 + 5 = 12 Phần tử 4: m4 = m3 + k = 12 + 5 = 17
Cuối cùng phần tử 20: m20 = m19 + k = m19 + 5 = m1 + 19k = 2 + 19*5 = 97 Nhận xét: Ưu điểm của phương pháp chọn mẫu có hệ thống sẽ giúp cho KTV thiết lập được mẫu nhanh chóng dễ dàng, dễ thực hiện, mẫu được phân bổ đều trong khung mẫu nên các đơn vị mẫu được đánh số một cách chính xác.
Giải pháp 5: Hoàn thiện thủ tục tìm hiểu và đánh giá HTKSNB
Khi thu thập thông tin khách hàng, KTV nên phỏng vấn nhân viên lẫn BGĐ của công ty, tránh tình trạng lấy ý kiến chủ quan từ một phía về sự thay đổi trong công ty. Từ đó, giúp cho việc cập nhật sự thay đổi về thông tin khách hàng được chính xác và khách quan hơn.
Mặc dù, trong quy trình kiểm toán của Công ty có mục tìm hiểu và đánh giá HTKSNB của khách hàng nhưng trong thực tế công việc này ít được KTV quan tâm. Việc xây dựng Bảng câu hỏi để đánh giá hệ thống KSNB có ưu điểm đó là nhờ chuẩn bị trước nên kiểm toán viên có thể tiến hành nhanh chóng, không bỏ sót những vấn đề quan trọng. Do đó, việc tiến hành đánh giá HTKSNB nói chung và kiểm soát với phải thu khách hàng nói riêng tại công ty khách hàng cần được tiến hành chặt chẽ hơn. KTV cần thiết lập bảng những câu hỏi liên quan đến khoản phải thu và yêu cầu những người có trách nhiệm trả lời. Sự chính xác của câu trả lời phụ thuộc vào sự trung thực và lòng nhiệt tình của người được phỏng vấn.
Với khoản mục phải thu khách hàng, bảng câu hỏi được thiết kế như sau:
Có Không Ý kiến
Số dư của khoản mục này có trọng yếu (Giá trị khoản mục lớn hơn mức trọng yếu thực hiện) hoặc dự kiến là trọng yếu tại ngày kết thúc kỳ kế toán không?
Có bất kỳ số dư với bên liên quan nào trọng yếu không?
Có bất kỳ sự tập trung nào các khoản nợ vào một đơn vị riêng lẻ cụ thể hoặc nhóm các đơn vị không ?
Có bất kỳ sai sót nào được điều chỉnh hoặc không được điều chỉnh trong kỳ trước không?
Có bất kỳ khoản ứng trước hoặc thanh toán một lần nào từ khách hàng không?
Có các khoản hàng bán bị trả lại dự kiến là trọng yếu không? Trích lập dự phòng phải thu khó đòi các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn, dài hạn có bị ghi quá hoặc ghi thiếu theo kinh nghiệm trước đây của KTV không?
Có các số dư phải thu khách hàng quá hạn lớn không?
dự kiến là trọng yếu không?
Có số dư các khoản phải thu khách hàng bằng ngoại tệ trọng yếu không?
Có bất kỳ sự không tuân thủ nào khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng trong các kỳ trước không?
Có bất kỳ thay đổi nào trong các chính sách kế toán trong kỳ không?
Có bất kỳ sự tập trung nào các khoản nợ vào một đơn vị riêng lẻ cụ thể hoặc nhóm các đơn vị không?
Các nghiệp vụ ghi tăng, giảm khoản phải thu khách hàng có được ghi sổ đầy đủ không?
Các khoản phải thu khách hàng ghi sổ đều thuộc quyền sở hữu của đơn vị không?
Các hóa đơn có được đánh số thứ tự trước khi sử dụng không? Có sự tách biệt giữa trách nhiệm xét duyệt và trách nhiệm ghi sổ không?
Giải pháp 6: Hoàn thiện chương trình kiểm toán
Hiện nay, công ty đang sử dụng chương trình kiểm toán cũ do VACPA ban hành đối với khoản mục phải thu khách hàng nói riêng và các khoản mục khác nói chung, nhằm mục đích đảm bảo, nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán thông qua việc tăng cường áp dụng phương pháp kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro, tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán, VACPA đã cập nhật chương trình kiểm toán mẫu lần 3. Việc cập nhật lần này khiến cho quy trình kiểm toán khoản mục phải thu có đã có những thay đổi khác biệt so với chương trình kiểm toán cũ. Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp mà KTV tự thiết kế cho phù hợp. Việc áp dụng chương trình kiểm toán mẫu đã giúp KTV thực hiện nhanh nhóng các giấy tờ làm việc, tiết kiệm được thời gian, nâng cao chất lượng kiểm toán.
Cụ thể, khi thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, KTV dựa trên chương trình kiểm toán để thực hiện các thủ tục kiểm toán. Vì đối với chương trình kiểm toán việc thực hiện các thủ tục kiểm toán là vô cùng quan trọng, giúp KTV nhận ra các rủi ro, sai sót một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, nếu kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả, rủi ro thấp thì KTV có thể thu hẹp phạm vi, khối lượng công việc trong thủ tục kiểm toán chi tiết. Qua quá trình thực tập tại công ty, em thấy rằng kiểm việc cập nhật là cần thiết cho mỗi cuộc kiểm toán, do đó khi so sánh giữa giấy làm việc D330 của chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng với chương trình mới nhất năm 2019, em xin đưa ra một vài thủ tục như sau:
STT Thủ tục Người
thực hiện Thamchiếu Thủ tục chung
1 Thu thập bảng kê chi tiết về tuổi nợ các khoản phải thu khách hàng (theo đối tượng khách hàng) và tuổi nợ tương ứng. Các số dư của các bên liên quan và/hoặc các bên thứ ba khác, trong đó có chỉ ra tính chất của các số dư này. Đối chiếu tổng số dư các khoản phải thu với bảng tổng hợp số liệu nêu trên.
2 Khi thích hợp, thu thập danh sách các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa thu tiền và ghi thông tin chi tiết về các hóa đơn đó gồm: Số tiền, ngày phát hành, và ngày phải thanh toán. Thập bản đối chiếu của danh sách các hóa đơn chi tiết các xác nhận với bảng tổng hợp số liệu.
Thủ tục phân tích
1 So sánh các khách hàng chính của kỳ hiện tại với kỳ trước;
Soát xét các khoản mục trên mức trọng yếu thực hiện, hoặc khoản mục bất thường, tìm hiểu nguyên nhân và