Trong lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu CẠNH TRANH KINH tế mỹ TRUNG QUỐC GIAI đoạn 2017 2020 (Trang 29 - 31)

Về hoạt động đầu tư, xu hướng đầu tư ở cả 2 quốc gia đã có những bước phát triển vượt bậc. Mặc dù Trung Quốc vẫn là nước nhận được FDI ròng lớn hơn trong

quan hệ với Mỹ nhưng FDI của Trung Quốc rót vào Mỹ cũng tăng mạnh kể từ năm 2016 nhờ các thương vụ M&A lớn với các công ty của Mỹ trước khi chứng kiến sự sụt giảm do các tác động tiêu cực đến từ cuộc chiến thương mại. Theo số liệu tổng hợp từ Satista, FDI của Trung Quốc vào Mỹ đạt 3,3 tỷ USD và tiếp tục tăng đều qua các năm, đạt kỷ lục 46,5 tỷ USD vào năm 2016, cao hơn gấp ba kỷ lục ghi nhận năm 2015.[19] Tuy nhiên, dòng vốn FDI từ Trung Quốc bắt đầu sụt giảm từ năm 2017 xuống còn 29 tỷ USD và chỉ còn 5,4 tỷ USD trong năm 2019.[18] Lý giải cho sự sụt giảm này đến từ sự lo ngại của chính quyền Tổng thống Donald Trump về vấn đề an ninh nên đã có những quy định khắt khe hơn đối với các doanh nghiệp Trung Quốc muốn đầu tư vào Mỹ. Ngồi những bất ổn trong mơi trường kinh doanh trong bối cảnh của chiến tranh thương mại cũng là một trong những nguyên nhân khiến dòng vốn FDI từ Trung Quốc vào Mỹ sụt giảm mạnh.

Ở chiều ngược lại, FDI từ Mỹ vào Trung Quốc vẫn giữ mức tăng trưởng ngay cả trong xung đột thương mại. Với lợi thế về cơ sở hạ tầng, nguồn lao động dồi dào và thị trường đông dân, Trung Quốc luôn là thị trường thu hút các doanh nghiệp FDI Mỹ. Theo Bộ thương mại Trung Quốc, trong bối cảnh chiến tranh thương mại, FDI của Mỹ vào Trung Quốc vẫn giữ mức tăng trưởng 7,5% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2019 nhưng lại giảm 24,3% so với giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4/2019. Theo báo cáo công bố ngày 24/01 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), FDI đổ về Trung Quốc đã tăng 4% trong năm 2020 lên mức 163 tỷ USD. Trong khi đó, Mỹ chỉ thu hút được 139 tỷ USD từ khối FDI, giảm gần 49% so với năm 2019.[30] Có thể thấy, mặc dù những tác động từ xung đột thương mại đến hoạt động đầu tư là không thể tránh khỏi, tuy nhiên với tiềm năng về nguồn lực, thị trường và nền kinh tế phát triển mạnh mẽ thì Trung Quốc vẫn là thị trường khó có thể bỏ qua đối với các doanh nghiệp FDI.

Về đầu tư nắm giữ trái phiếu Chính phủ, Trung Quốc là một trong hai quốc gia nắm giữ hơn 1/3 tổng số lượng trái phiếu chính phủ Mỹ do nước ngồi sở hữu. Tính đến tháng 3 năm 2019, trong bối cảnh xung đột giữa Mỹ- Trung Quốc leo thang, Trung Quốc vẫn là nước nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ nhiều nhất tại mức 1,12

nghìn tỷ USD dựa trên dữ liệu từ Bộ Tài chính Mỹ cơng bố ngày 15 tháng 5 năm 2019. Tuy nhiên, đến tháng 5 năm 2019, với hành động mua thêm 21,9 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ, Nhật Bản vượt Trung Quốc trở thành quốc gia nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ nhiều nhất và đưa Trung Quốc trở thành trái chủ lớn thứ 2 của Mỹ. Trong tâm điểm cuộc cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung leo thang, Trung Quốc đã có hành động giảm lượng mua trái phiếu chính phủ Mỹ. Đây được xem là hành động đáp trả của Trung Quốc sau các quyết định áp thuế lên hàng nhập khẩu Trung Quốc từ chính phủ Mỹ. Cụ thể, theo dữ liệu từ Bộ Tài chính Mỹ, lượng trái phiếu chính phủ mà Trung Quốc nắm giữ trong tháng 3/2019 đã giảm 10,4 tỷ USD xuống còn 1,12 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2017. Đây cũng là lần đầu tiên lượng trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ giảm kể từ tháng 11/2018. Tuy nhiên, có thể thấy rằng hiện tại để đáp trả lại các hành động của Mỹ, Trung Quốc mới chỉ dừng lại ở việc giảm lượng mua trái phiếu chính phủ Mỹ mà khơng bán tháo lượng lớn trái phiếu mà mình đang nắm giữ vì động thái này sẽ dẫn đến sự tăng lãi suất và gây thiệt hại cho Mỹ, nhưng đồng thời sẽ gây tổn hại nặng nề cho giá trị số trái phiếu Trung Quốc nắm giữ.[28]

Một phần của tài liệu CẠNH TRANH KINH tế mỹ TRUNG QUỐC GIAI đoạn 2017 2020 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w