Một số lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu CẠNH TRANH KINH tế mỹ TRUNG QUỐC GIAI đoạn 2017 2020 (Trang 31 - 33)

Sau hàng loạt trả đũa về thuế quan chuyển sang tấn cơng trong lĩnh vực cơng nghệ. Ở Mỹ có một nơi được mệnh danh là cái nôi sản sinh ra những công nghệ dẫn đầu và đây là cục nam châm hút tiền của Trung Quốc đầu tư vào công nghệ của Mỹ, đó là thung lũng Silicon. Và giờ khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc đánh cắp cơng nghệ của Mỹ, thì Silicon là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên. Cơng nghệ được xem là vũ khí để Trung Quốc giúp tăng khả năng tồn cầu, thế nên các nhà đầu tư khơng ngại đổ tiền tấn vào đây. Baidu, Alibaba hay Tencent là những cái tên đứng đầu trong việc rót vốn vào Silicon valley. Tuy nhiên kể từ cuối năm 2018, dịng vốn hàng tỷ đơ này dần bị thắt chặt, khi chính quyền Tổng thống Trump tăng quyền hạn cho ủy ban đầu tư nước ngoài trong việc tiếp cịi các thương vụ M&A có yếu tố nước ngồi, đặc biệt là trong lĩnh vực cơng nghệ. Tính tốn cho thấy 75% các thương vụ có nhà đầu tư Trung Quốc đã bị rơi vào tầm ngắm. Theo số liệu của Mỹ, tính đến tháng

10/2018, 15% vốn đầu tư mạo hiểm chảy vào các startup của Mỹ là từ Trung Quốc. Các startup tại thung lũng Silicon như đang ngồi trên đống lửa.

TikTok và WeChat là hai ứng dụng truyền thông xã hội cực kỳ thành công của Trung Quốc và đang sử dụng khá phổ biến trên toàn cầu. TikTok thuộc sở hữu của ByteDance - công ty công nghệ Internet đa quốc gia của Trung Quốc, có trụ sở tại Bắc Kinh, được thành lập vào năm 2012. Tính đến tháng 5/2020, ByteDance được báo cáo là có trị giá hơn 100 tỷ USD. Trong khi đó, phần mềm WeChat thuộc cơng ty cổ phần đầu tư Tencent Holdings Limited, có một mạng lưới các cơng ty con cung cấp dịch vụ truyền thơng, giải trí, Internet, dịch vụ giá trị gia tăng điện thoại di động, và các dịch vụ quảng cáo trực tuyến tại Trung Quốc. Tập đoàn này sở hữu mạng xã hội WeChat với hơn 1 tỷ người sử dụng.[11] Cả TikTok và WeChat đều đang đạt được số lượng người sử dụng lớn, làm lu mờ đi thị trường cơng nghệ Mỹ. Chính quyền Tổng thống Donald Trump khẳng định, ứng dụng TikTok được sử dụng cho các chiến dịch thơng tin sai lệch có lợi cho Trung Quốc và Mỹ phải có hành động để chống lại cơng ty sở hữu TikTok để bảo vệ an ninh quốc gia. Ông Trump đã ra thời hạn 45 ngày cho Tập đoàn Microsoft phải hoàn tất việc tiếp quản hoạt động của TikTok tại Mỹ. Động thái này làm gia tăng áp lực buộc ByteDance phải ký một thỏa thuận bán toàn bộ hoặc một phần TikTok cho Mỹ, để xoa dịu những lo ngại về an ninh của Mỹ. Một thỏa thuận tiềm năng sẽ cho phép gã khổng lồ ở Thung lũng Silicon Oracle trở thành đối tác công nghệ của TikTok. Đối với WeChat, ông Donald Trump rằng ứng dụng này đánh cắp một lượng lớn thông tin của người dùng và cho phép Trung Quốc tiếp cận thông tin cá nhân của người Mỹ. Điều này sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ, vì vậy, Tencent - chủ sở hữu của WeChat bị cấm khỏi hầu hết các hoạt động của nó tại Mỹ. Động thái này làm leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Trung về ngành cơng nghệ tồn cầu. Một số nhà phân tích cho rằng, các động thái của chính quyền Mỹ sẽ vơ hiệu hóa hiệu quả việc sử dụng WeChat và TikTok khỏi các thị trường trực tuyến do Apple và Google điều hành

Ngày 16/04/2018, Mỹ trừng phạt cơng ty ZTE của Trung Quốc vì đã vi phạm các thỏa thuận về việc cấm giao thương với Iran và Bắc Triều Tiên, qua đó cơng ty này bị cấm không được mua các sản phẩm công nghệ của Mỹ trong 7 năm. ZTE phụ thuộc vào nguồn chip cấp cao của Mỹ, đơn cử trong một chiếc điện thoại di động của ZTE, chíp Mỹ chiếm 60% vật liệu làm chíp xử lý và chưa đầy một tháng sau ZTE dừng mọi hoạt động tại Mỹ. Khi Mỹ yêu Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu giám đốc tài chính của cơng ty Huawei. Những địn tấn cơng vào ZTE và Huawei của Mỹ chỉ nhằm đánh động để gây áp lực trên bàn đàm phán và yêu cầu Trung Quốc phần mở rộng thị trường đối với các doanh nghiệp Mỹ.

Năm 2018, Mỹ khởi động chiến dịch nhằm loại các công ty Trung Quốc thực hiện mạng 5G và loại thiết bị 5G Trung Quốc khỏi cơ sở hạ tầng viễn thông của Mỹ và các nước đồng minh với lý do nguy cơ mất an ninh. Có một số nước loại hẳn 5G Trung Quốc, tiên phong là Australia, rồi Nhật Bản, Anh và New Zealand. Mỹ cho các nước đang phát triển vay tiền để mua thiết bị 5G của Ericsson, Nokia và Samsung Electronics, cung cấp các khóa đào tạo, làm cuốn cẩm nang giúp các nhà hoạch định chính sách ở Trung Âu, Đơng Âu và các nước đang phát triển xây dựng mạng 5G không dùng thiết bị 5G Trung Quốc. Tăng cường kiểm sốt việc Trung Quốc mua lại doanh nghiệp cơng nghệ mũi nhọn của Mỹ, hạn chế doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, vận động đồng minh và đối tác không sử dụng sản phẩm công nghệ 5G của Trung Quốc.[2]

Một phần của tài liệu CẠNH TRANH KINH tế mỹ TRUNG QUỐC GIAI đoạn 2017 2020 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w