Tác động đến Việt Nam

Một phần của tài liệu CẠNH TRANH KINH tế mỹ TRUNG QUỐC GIAI đoạn 2017 2020 (Trang 40 - 46)

Việt Nam tuy không phải là đối tác hàng đầu của cả Mỹ và Trung Quốc nhưng lại có vị trí chiến lược vơ cùng quan trọng trong chiến lược của các nước tại Đông Nam Á. Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á, là cầu nối giữa Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa, thuộc phạm vi giao thoa lợi ích của cả hai cường quốc. Hơn thế, hai quốc gia này lại là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam trên trường quốc tế, vì vậy những tác động của cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung Quốc cần nhìn nhận sâu sắc và tồn diện cả mặt tích và tiêu cực.

Tác động tích cực

Việt Nam được hưởng lợi từ cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung Quốc qua các lĩnh vực xuất - nhập khẩu và đầu tư nước ngoài. Cạnh tranh kinh tế giữa Mỹ và

Trung Quốc tạo điều kiện cho chúng ta chuyển dịch cơ cấu thị trường, có thêm động lực để đa dạng kinh tế, giảm sự thuộc vào thị trường Trung Quốc. Có thể thấy, vào tháng 05/2018, Mỹ đã áp hơn 450% mức thuế đối với thép chống gỉ và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam vì cho rằng Trung Quốc đang sử dụng Việt Nam để tránh các biện pháp chống bán phá giá do Mỹ áp đặt đối với thép Trung Quốc.[23] Đây chính là một trong những điểm yếu của Việt Nam giữa cuộc cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung Quốc, đồng thời cũng là cơ hội của Việt Nam giảm ảnh hưởng của Trung Quốc mà không phải hạn chế đầu tư của Trung Quốc. Tính từ thời điểm việt nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 tới năm 2021, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Theo thống kê có 16 FTA, có 13 FTA đã ký kết và có hiệu lực, 1 FTA đã kết thúc đàm phán và rà soát pháp lý đê được phê chuẩn: RCEP (ASEAN+6 - Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Ôxtraylia và New Zealand), và 2 FTA đang trong quá trình đàm phán gồm: Việt Nam - EFTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein) và Việt Nam - Israel.

Cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung Quốc cũng tạo ra cơ hội để Việt Nam gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào thị trường hai nước. Theo dữ liệu của Cục Thống kê Mỹ, nhập khẩu vào Mỹ từ Việt Nam tăng 40,2% trong quý I năm 2019 với với cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong quý I năm 2019, xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong thị trường chủ lực của Việt Nam (tăng 28,8% so với cùng kỳ năm 2018). Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều nhất các mặt hàng của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là 13,4 tỷ USD, chiếm 22,78% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Một số ngành nổi bật như: dệt may với giá trị xuất khẩu 4,42 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm trước; giày dép (2 tỷ USD), tăng 13,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng hơn 54% (1,3 tỷ USD); gỗ và các sản phẩm gỗ (1,42 tỷ USD), tăng 34,7%; hàng điện thoại và các loại linh kiện (2,65 tỷ USD), tăng 87,2 %.[27]

Về phía Trung Quốc, theo số liệu thống kê từ Hải quan Việt Nam cho thấy, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc năm 2020 đạt 133,09 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam tới Trung Quốc đạt 48,9 tỷ USD, tăng 17,9%; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 84,1 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ. Nhập siêu từ thị trường Trung Quốc có giá trị 35,2 tỷ USD, tăng 3,74% so với năm 2019. Trung Quốc là đối tác thương mại đầu tiên của Việt Nam lập được kỷ lục thương mại với con số hơn 133 tỷ USD. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ). Động lực tăng trưởng chính của thương mại Việt Nam - Trung Quốc năm 2020 chủ yếu đến từ nhóm hàng chế biến chế tạo và vật liệu xây dựng…[31] Việt Nam đã vượt qua Malaysia trở thành đối tác số một của Trung Quốc trong ASEAN và vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Trung Quốc, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 và thị trường cung cấp hàng hóa lớn thứ 9 cho Trung Quốc trên thế giới. Ngoài việc tăng cường xuất khẩu, Việt Nam cịn có thêm cơ hội mua nguyên vật liệu, phụ kiện từ Trung Quốc.

Cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung Quốc còn mở ra cơ hội để Việt Nam đón dịng chuyển dịch đầu tư từ nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc. Dòng chảy đầu tư trực tiếp từ nước ngồi (FDI) sẽ có xu hưởng chảy ra khỏi Trung Quốc về phía các nước Đơng Nam Á khi quan hệ hai nước Mỹ và Trung Quốc trở nên căng thẳng, bởi vì các nhà đầu tư luôn cần một môi trường ổn định. Việt Nam đang nằm ở vị trí hết sức thuận lợi so với nhiều quốc gia khác, là điểm đến quan trọng của dịng FDI dịch chuyển khỏi Trung Quốc nhờ có vị trí chiến lược, chi phí nhân cơng thấp, có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến, chế tạo; tăng trưởng kinh tế khá cao, chính trị ổn định và việc mới tham gia vào Hiệp định Thương mại Tự do (CPTPP và EVFTA) đã giúp cho các nhà sản xuất tiếp cận tốt hơn với các thị trường xuất khẩu chính; chi phí và kỹ năng lao động cạnh tranh; môi trường đầu tư ngày càng mở rộng; c rẽ hơn cả Trung Quốc và chính sách thu hút đầu tư mạnh mẽ. Việc chi phí sản xuất ở Trung Quốc ngày càng tăng cao cũng khiến cho các nhà đầu tư

chuyển hướng sang những địa điểm đầu tư tiết kiệm chi phí hơn, và Việt Nam được xem là một lựa chọn thay thế. Hơn thế, Việt Nam đang tiến dần lên nấc thang cơng nghệ mới, đó cũng là lý do để kỳ vọng dịng vốn FDI trong lĩnh vực cơng nghệ cao có thể tìm đến Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết trong 4 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc đã vượt qua cả Hàn Quốc, Singapore vươn lên trở thành nhà đầu tư có dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 1,31 tỷ USD (tăng gần 5,6 lần so cùng kỳ năm ngoái) với gần 190 dự án chiếm gần một phần tư vốn đầu tư mới và 116 triệu USD vốn điều chỉnh tăng thêm. Nếu tính cả lượng vốn góp, mua cổ phần, có tới khoảng 6,44 tỷ USD đã được các nhà đầu tư Trung Quốc đăng ký vào Việt Nam. Nếu đà tăng này tiếp tục được duy trì, Trung Quốc có thể lần đầu tiên trở thành nước dẫn đầu dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam tính theo số liệu cả năm. [1, tr.118]

Tác động tiêu cực

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất - nhập khẩu, khi quan hệ của hai nền kinh tế lớn Mỹ và Trung Quốc bị đứt gãy thì cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Việc Mỹ áp thuế 25% với 250 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, GDP của Việt Nam vào năm 2020 là 271.16 tỷ USD theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới. Theo đó tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 2,91% trong năm 2020, giảm 4,11 điểm so với mức tăng 7,02 % của năm 2019 và 7,08% vào năm 2018. Cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung Quốc sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, và sẽ kéo theo sự suy giảm về hàng xuất khẩu của Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu của NCIF, xuất nhập khẩu chịu tác động mạnh, với mức tác động tăng dần đến đỉnh điểm là giai đoạn 2020 - 2022, sau đó giảm dần. Xuất khẩu có thể giảm 0,45% vào năm 2019 và 0,74% vào năm 2020, trong khi đó nhập khẩu có thể giảm 0,4% vào năm 2019, 0,74% vào năm 2020 và gần 1% vào giai đoạn 2021 - 2022. Mức độ ảnh hưởng tiêu cực của chiến tranh thương mại tới kinh tế Việt Nam sẽ còn lớn hơn trong kịch bản Mỹ đánh thuế đối với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.[15] Đối với ngành dệt may của Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với các nước như Bangladesh, là

xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai thế giới với khoản 6,4% tổng sản lượng, trong khi đó Việt Nam chỉ với 5,8%; Các doanh nghiệp của Việt Nam thuộc chuỗi mắc xích của các doanh nghiệp thuộc Mỹ hoặc Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng từ cuộc cạnh tranh kinh tế này; Vấn đề truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa giữa Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc; Với việc hàng hóa của Trung Quốc gặp khó khăn về vấn đề tiêu thụ hàng hóa ở Mỹ, khi Mỹ đánh thuế vào hơn 350 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc cần phải có thị trường tiêu thụ và Việt Nam là nước gần kề nhất; Dưới ảnh hưởng của cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung Quốc, nguy cơ lạm phát của Việt Nam có thể tăng cao; Về dòng vốn FDI từ Trung Quốc chảy quá nhanh vào thị trường Việt Nam cũng là điều đáng lo ngại, việc chuyển giao công nghệ lạc hậu tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường, tạo áp lực cho hạ tầng kinh tế - xã hội ở một số địa phương. Ngồi ra, cịn có những lo ngại về việc Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam nhằm đạt được xuất xứ “Made in Việt Nam”, tận dụng FDI mới của Việt Nam để hưởng lợi về thuế và áp thuế từ Mỹ. Nếu Việt Nam khơng kiểm sốt chặt chẽ vấn đề này thì có thể Mỹ sẽ áp dụng những biện pháp trừng phạt lên nền kinh tế Việt Nam như đối với Trung Quốc. Với những tác động tích cực và tiêu cực từ cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung Quốc, Việt Nam sẽ có được một số cơ hội nếu biết nắm bắt thời cơ. nhưng những rủi ro, thách thức tác động đến Việt Nam là rất khó đốn định được.

Tiểu kết Chương 2

Cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung Quốc vẫn chưa hạ nhiệt với những diễn biến căng thẳng khi cả hai đều có những biện pháp trả đũa lẫn nhau dưới các chiêu bài kinh tế. Tổng thống Donald Trump ln giữ vững thái độ cứng rắn, dứt khốt bằng các hoạt động như: liên tiếp áp thuế trừng phạt lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, phạt cơng ty ZTE và tập đồn cơng nghệ Huawei vì tình trạng vi phạm bản quyền… Ngược lại, trước một nước Mỹ vô cùng cứng rắn trong cuộc cạnh tranh kinh tế về phía Trung Quốc có phần nhẫn nại như: chia sẻ thâm hụt thương mại với Mỹ bằng cách mua hàng hóa của Mỹ, hứa sẽ mở cửa thị trường tài chính,... Nhưng sẵn sàng trả đũa nếu cần thiết như việc khiếu nại WTO về việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa của mình, đưa ra các chính sách và áp thuế lên các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ. Trước tình hình đó, buộc cả hai bên phải ngồi xuống đàm phán và đối thoại để giải quyết căng thẳng, nhưng những cuộc đối thoại và đàm phán không đi đến kết quả như mong đợi. Dưới tác động từ cuộc cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung Quốc, Việt Nam vừa có những lợi thế nhưng đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, tác động của canh tranh kinh tế này đặt ra những thách thức lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, đối ngoại trên thế giới cũng như đối với cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung Quốc. Cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung Quốc làm ảnh hưởng đến thương mại, đầu tư của hai nước, không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói riêng mà cịn ảnh đến nền kinh tế của cả thế giới nói chung.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu CẠNH TRANH KINH tế mỹ TRUNG QUỐC GIAI đoạn 2017 2020 (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w