Tác động đến Trung Quốc

Một phần của tài liệu CẠNH TRANH KINH tế mỹ TRUNG QUỐC GIAI đoạn 2017 2020 (Trang 38 - 40)

Đối với nền kinh tế

Những tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại với Mỹ khiến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đi xuống. Theo tờ South China Morning Post cho biết mức tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc năm 2019 đã chạm đáy trong vòng 29 năm qua. Theo số liệu cục thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), nhìn chung các chỉ số phát triển kinh tế của Trung Quốc năm 2019 đều giảm so với năm 2018. Tăng trưởng GDP quý IV của trung quốc là 6%, tăng trưởng cả năm 2019 là 6,1% chậm nhất kể từ năm 1990, thấp hơn so với 6,6% năm 2018 và 6,9% năm 2017. Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch thực hiện các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong năm 2019, thông báo cắt giảm thuế với quy mơ lớn có giá trị lên tới gần 2.000 tỷ Nhân dân tệ (291 tỷ USD) và hạn ngạch 2.150 tỷ Nhân dân tệ trái phiếu đặc biệt do chính quyền các địa phương phát hành nhằm thúc đẩy hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy vậy, các biện pháp này vẫn chưa phát huy tác dụng giúp thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh của cuộc cạnh tranh kinh tế với Mỹ. Tỷ lệ tăng trưởng sản xuất công nghiệp năm 2019 cũng giảm so với năm 2018 từ 6,2% xuống còn 5,6%. Doanh số bán lẻ chỉ số quan trọng trong đánh giá chi tiêu của người tiêu dùng giảm từ 9% năm 2018 xuống còn 8% vào năm 2019. Theo Cục Thống kê quốc gia (NBS) Trung Quốc, sản lượng công nghiệp trong

tháng 08/2019 chỉ tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm xuống mức thấp nhất từ năm 2012 và thấp hơn 0,4% so với mức được công bố vào tháng 07/2019. Xu hướng sụt giảm này chỉ được cải thiện vào những tháng cuối năm khi cuộc thương chiến với Mỹ có những dấu hiệu chuyển biến đi lên khi hai bên đi đến ký kết thỏa thuận giai đoạn 1. Theo số liệu từ Cục thống kê quốc gia Trung Quốc sản lượng công nghiệp Trung Quốc trong tháng 11/2019 tăng 6,2% so với tháng 11/2018 và tiếp tục đạt mức tăng trưởng 6,9% trong tháng 12/2019. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất so với năm trước trong vòng 6 tháng.[14] Cuộc thương chiến kéo dài với Mỹ dẫn đến tỷ lệ gia tăng thất nghiệp tại Trung Quốc do dân số đơng nhưng nền kinh tế lại đang có dấu hiệu phát triển chậm lại. Theo thống kê của chính quyền Trung Quốc, kể từ thời điểm Mỹ và Trung Quốc bắt đầu đánh thuế trừng phạt lên hàng hóa hai bên vào tháng 04/2018, tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc đã tăng lên từ mức 2,9% trong 07/2101 lên 3,1% vào tháng 10/2019. Áp lực việc làm gia tăng trong chiến tranh thương mại địi hỏi Chính phủ Trung Quốc cần thúc đẩy hơn nữa các nỗ lực tạo cơng ăn việc làm do tình trạng thất nghiệp tăng cao sẽ kéo theo những tác động tiêu cực đến an ninh, xã hội.[26]

Tổng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Trung Quốc vào năm 2020, giảm 35% xuống còn 8,69 tỷ USD so với năm trước. Trên thực tế, khi chiến tranh thương mại kéo dài Bắc Kinh đã giảm thuế quan đối với các đối tác thương mại khác khi nước này giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Thỏa thuận cuối cùng mà Mỹ - Trung Quốc ký kết vào tháng 01 năm 2020, đưa ra các điều khoản về tăng cường mua hàng hóa, cộng với các cam kết về cái thiện bảo vệ sở hữu trí tuệ, tiền tệ và chuyển giao cơng nghệ bắt buộc.Tăng trưởng của Trung Quốc cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Sau khi tăng trưởng gần 7% trong năm 2017, nền kinh tế Trung Quốc được dự báo bởi Ngân hàng thế giới sẽ tăng trưởng dưới 6% trong năm 2020, mức thấp nhất trong vòng 3 thập kỷ.[5, tr.226]

Đối với doanh nghiệp

Khi tranh cạnh tranh kinh tế xảy ra, hệ quả nhìn thấy rõ nhất là thị phần hàng hóa xuất khẩu của nước này tại Mỹ sụt giảm khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu

hàng hóa của Trung Quốc lâm vào tình trạng khó khăn. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất vào Mỹ tuy nhiên thị phần may mặc của Trung Quốc tại thị trường này bắt đầu có dấu hiệu giảm sút từ khi chiến tranh thương mại bùng nổ.

Theo số liệu từ Phòng Thương mại Mỹ, năm 2019, thị phần hàng may mặc của Trung Quốc tại Mỹ chỉ giữ ở mức 39,93%, giảm 1.99% so với năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác của Trung Quốc bị Mỹ áp thuế như điện thoại di động, máy tính cá nhân, đồ nội thất, …. cũng chứng kiến sự sụt giảm đáng kể. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, giá trị xuất khẩu tính bằng USD của Trung Quốc sang Mỹ giảm 12,5% trong năm 2019 và là mức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1984. Đứng trước xu hướng này, đòi hỏi các doanh nghiệp Trung Quốc phải nỗ lực tìm thị trường thay thế để bù đắp cho thị phần giảm sút tại Mỹ thể hiện qua số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc trong năm 2019 khi xuất khẩu của nước này sang Việt Nam tăng 16,7% sang Philippines, Malaysia và Singapore tăng tương ứng 16,3%; 14,9%, và 11,6%. [2, tr.106] Có thể nói, Trung Quốc là nước phụ thuộc vào xuất khẩu lớn nên sẽ không tránh khỏi những tác động tiêu cực mà cuộc chiến kinh tế Mỹ đem lại. Những tác động bất lợi này sẽ có xu hướng kéo dài nếu cuộc thương chiến vẫn tiếp tục leo thang.

Một phần của tài liệu CẠNH TRANH KINH tế mỹ TRUNG QUỐC GIAI đoạn 2017 2020 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w