Dự báo cạnh tranh kinh tế Mỹ-Trung Quốc

Một phần của tài liệu CẠNH TRANH KINH tế mỹ TRUNG QUỐC GIAI đoạn 2017 2020 (Trang 52 - 57)

Dự báo, phán đoán xu thế tương lai của cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung Quốc là vấn đề đáng thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo các chuyên gia, học giả trên thế giới. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đều nhận định, thế giới đang trải qua những thay đổi sâu sắc, chưa từng thấy trong một thế kỷ, có thể coi là bước ngoặt lịch sử. Tuy nhiên, nội hàm của “bước ngoặt lịch sử”

này theo quan niệm của hai nước lại hoàn toàn khác. Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trương xây dựng một trật tự thế giới mà trong đó các quốc gia có thể cùng nhau xây dựng một “cộng đồng cùng chung vận mệnh” và tự tin tuyên bố rằng, thời gian và động lực đều đứng về phía Trung Quốc, thì Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trương duy trì trật tự thế giới do Mỹ kiểm soát và khẳng định, nền dân chủ sẽ và phải thắng thế. Trong diễn văn về chính sách đối ngoại tại Bộ Ngoại giao Mỹ, ngày 04/02/2021, Tổng thống Joe Biden cho rằng: “Mỹ phải sẵn sàng nắm lấy vai trò lãnh đạo thế giới trong kỷ nguyên mới, khi chế độ độc tài đang trỗi dậy, bao gồm cả tham vọng ngày càng tăng của Trung Quốc để cạnh tranh với Mỹ”. Chính quyền của Tổng thống Joe Biden khơng có ý định hủy bỏ cuộc chiến cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc đã được khởi động dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump mà thậm chí cịn xây dựng một chiến lược tồn diện và có hệ thống hơn để đối phó với các hành vi kinh tế, thương mại mà theo Mỹ là mang tính cưỡng bức và khơng cơng bằng của Trung Quốc. Đầu tháng 3/2021, Văn phịng đại diện thương mại Mỹ cơng bố Chương trình nghị sự thương mại năm 2021, trong đó xác định: Trung Quốc gây tổn hại cho người lao động Mỹ, đe dọa ưu thế công nghệ, làm suy yếu khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng trong nước và phá hoại lợi ích quốc gia của Mỹ, ép buộc chuyển giao công nghệ, xâm phạm bất hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, hạn chế và kiểm duyệt nền kinh tế kỹ thuật số trên internet... Mỹ cũng chỉ trích kế hoạch “Made in China 2025” của Trung Quốc và cho rằng, kế hoạch này rất nguy hiểm đối với Mỹ và thế giới vì mục tiêu chính của Trung Quốc là giành quyền kiểm sốt thị phần tồn cầu lớn hơn trong 10 lĩnh vực chiến lược. Đáp lại, Trung Quốc vẫn giữ thái độ bình tĩnh, khi tiếp tục cuộc chiến với Mỹ. Bởi, hiện nay Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới và sở hữu một sức hút khổng lồ trong hợp tác kinh tế. Đồng thời, đang muốn tăng trưởng kinh tế, giảm lệ thuộc vào thị trường bên ngoài và sử dụng thị trường nội địa như “thỏi nam châm” để hút các nhà đầu tư quốc tế, song phải đi kèm với việc chuyển giao cơng nghệ. Với sức mạnh của mình, Trung Quốc hồn tồn tự tin khi đối đầu lâu dài với Mỹ trong cuộc chiến cạnh tranh kinh tế.

Cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc dưới thời Tổng thống Joe Biden cũng phát triển theo chiều hướng mới. Ngoài những nỗ lực đơn phương, Mỹ đang xây dựng liên minh gồm các quốc gia dân chủ có cơng nghệ phát triển hàng đầu thế giới để ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy về phát triển công nghệ; tập trung kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc trong các lĩnh vực như: chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, mạng viễn thơng 5G và cơng nghệ mạng 6G trong tương lai. Đồng thời, tìm cách kết hợp cạnh tranh chặt chẽ giữa ý thức hệ và khoa học cơng nghệ, tạo dựng vai trị chủ đạo của Mỹ về “dân chủ khoa học công nghệ”.

Trong bối cảnh sức mạnh tổng hợp quốc gia của Mỹ đang có chiều hướng suy giảm, chính quyền Tổng thống Joe Biden gấp rút thực hiện chủ nghĩa đa phương - liên kết chặt chẽ với các đồng minh, gây sức ép toàn diện hơn với Trung Quốc. Tính đến tháng 4 năm 2021, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã có ba động thái để cạnh tranh với Trung Quốc. Một là, tái khởi động Đối thoại an ninh bốn bên (Bộ Tứ), gồm: Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia nhằm vào các nước Đông Nam Á để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Hai là, lôi kéo các nước đồng minh thành lập liên minh các quốc gia dân chủ và công nghệ, nhằm gây áp lực mạnh hơn với Trung Quốc. Ba là, đề xuất xây dựng các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng với đông đảo các nước phương Tây để cạnh tranh trực tiếp với Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Theo nhận định của nhiều chính trị gia, Mỹ dường như đang thiếu khả năng ứng phó trước ảnh hưởng địa chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc. Trong báo cáo công bố ngày 23/03/2021, cựu quan chức thương mại Mỹ Jennifer Hillman xác nhận, Trung Quốc đang thông qua Sáng kiến “Vành đai và Con đường” để mở rộng quyền lực trên tồn cầu, thậm chí có phần vượt Mỹ tại châu Phi và châu Á. Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ từng thông qua các biện pháp chiến lược, kinh tế và chính trị, như: xây dựng cơ chế, ký thỏa thuận đối tác, định hướng tài chính, triển khai các dự án hợp tác xây dựng và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư cơ sở hạ tầng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhằm đối phó tồn diện với “Vành đai và Con đường”. Tháng 07/2018, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đưa ra “Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ Dương -

Thái Bình Dương” với khn khổ đầu tư chiến lược cho khu vực này là 113 triệu USD. Tháng 08/2018, Mỹ công bố dành khoản ngân sách 290 triệu USD để hỗ trợ bảo đảm an ninh xuyên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.[5, tr.124] Đặc biệt là, ngày 01/06/2019, Mỹ tiếp tục công bố “Báo cáo chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Bộ Quốc phịng Mỹ: Tăng cường quân bị, quan hệ đối tác và thúc đẩy kết nối khu vực”. Như vậy, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương từ một khái niệm đã nhanh chóng được chuyển thành một chiến lược mới của Mỹ với một số bước triển khai ban đầu. Tiếp nối chủ trương trên, chính quyền Tổng thống Joe Biden tăng cường liên kết thương mại tự do giữa các quốc gia đồng minh và đối tác, đặc biệt là cộng đồng nước nhỏ dễ chịu sức ép từ Trung Quốc. Ngày 22/03/2021, Nhà Trắng đã công bố Sáng kiến Các nền kinh tế đảo nhỏ và ít dân cư (SALPIE) để điều phối tiến trình hợp tác với các quốc đảo và vùng lãnh thổ ở khu vực Caribe, Bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, nhằm giải quyết hậu quả khủng hoảng nhân đạo, phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường hợp tác trong hệ thống tổ chức quốc tế và chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Có thể thấy rõ tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khí hậu diễn ra đúng vào Ngày Trái đất (ngày 22/4/2021), Mỹ cam kết giảm 50% - 52% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 so với mức năm 2005; chủ động phối hợp với các nước châu Âu trong quyết tâm hướng tới xây dựng nền kinh tế bền vững, năng lượng sạch, giảm thiểu khí thải vào năm 2050; tăng cường tài trợ cho các nước khác giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.Về phịng, chống sự bùng phát và lây lan của dịch bệnh COVID- 19, chính quyền của Tổng thống J. Biden bước đầu rút lại quyết định từ bỏ tư cách thành viên WHO của Mỹ dưới thời kỳ của chính quyền tiền nhiệm, tham gia tích cực và cam kết đóng góp 4 tỷ USD cho “Cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu” (COVAX), từ bỏ tạm thời quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine phịng, ngừa dịch bệnh COVID-19... Tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G7 được tổ chức tại Anh, Tổng thống J. Biden cũng cam kết tặng 500 triệu liều vaccine cho 92 quốc gia có mức thu nhập từ nghèo đến trung bình thấp.[6]

Một động thái đáng chú ý nữa là, ngày 20/04/2021, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua Đạo luật Cạnh tranh Chiến lược năm 2021 với số phiếu áp đảo, nhằm đương đầu với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực. Đạo luật dài gần 300 trang, gồm nhiều vấn đề, từ chiến lược ngoại giao, triển khai quân sự, cạnh tranh các giá trị đến kiềm chế “hành vi kinh tế quốc tế mang tính săn mồi” của Trung Quốc và tăng cường khả năng cạnh tranh của Mỹ. Đây là lần đầu tiên các nghị sĩ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa cùng nhau thúc đẩy một dự luật chống Trung Quốc sau khi Tổng thống Joe Biden tuyên bố cạnh tranh toàn diện với nước này. Sau khi được Tổng thống Joe Biden ký thơng qua, Đạo luật này có thể được coi là “văn kiện mang tính cương lĩnh” để Mỹ đối đầu tồn diện với Trung Quốc trong những thập kỷ tới.

Ở chiều ngược lại, Trung Quốc xác định trạng thái căng thẳng với Mỹ sẽ là trạng thái “bình thường mới” tồn tại lâu dài. Để cạnh tranh, Trung Quốc thúc đẩy mơ hình phát triển tuần hồn kép, nhằm duy trì tăng trưởng trong những năm tới, tăng cường nhu cầu nội địa và ngoại thương, đáp ứng những thách thức trong giai đoạn phát triển mới. Mơ hình phát triển tuần hồn kép với thị trường nội địa và thị trường nước ngoài củng cố lẫn nhau, trong đó thị trường nội địa là trụ cột. Theo đó, Trung Quốc chú trọng đến các liên kết bên ngồi, đặc biệt là Sáng kiến “Vành đai và Con đường”; đồng thời, khuyến khích và bảo hộ đặc biệt đối với hệ thống kinh tế trong nước, tạo sự cân bằng giữa phát triển nội địa và ngoại thương.

Theo các chuyên gia, bao trùm sự cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung Quốc là cuộc đối đầu khơng khoan nhượng giữa mơ hình kinh tế thị trường tự do của Mỹ với mơ hình kinh tế do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc dẫn tới cuộc khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có trên thế giới trong vòng 100 năm qua, Mỹ và Trung Quốc đều cáo buộc lẫn nhau đã gây ra đại dịch này, đẩy sự cạnh tranh giữa hai nước leo thang, rất có thể trở thành “chiến tranh lạnh 2.0”, tiềm ẩn hiểm họa lớn hơn rất nhiều so với chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô trước đây. Mặc dù, hiện nay Mỹ và Trung Quốc vẫn đang hợp tác trong việc đối phó với các thách thức tồn cầu, từ biến đổi

khí hậu tới việc phịng, chống sự bùng phát là lây lan của đại dịch Covid-19, nhưng nhìn chung quan hệ hai nước đang diễn tiến theo chiều hướng leo thang mâu thuẫn, cạnh tranh và có thể dẫn đến một cuộc “chiến tranh lạnh mới”.

Tóm lại, mức độ của cuộc cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung Quốc trong thời gian tới khó có thể đốn định trước được. Khả năng cạnh tranh kinh tế tiếp tục leo thang hay giảm xuống đều có thể xảy ra, hơn nữa cịn có thể mở rộng ra các lĩnh vực khác, địi hỏi tâm thế sẵn sàng ứng phó của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do đó, cộng đồng quốc tế kỳ vọng, hai bên cần sớm tìm ra giải pháp để nhượng bộ lẫn nhau, xoa dịu căng thẳng, vượt qua khác biệt, tăng cường hợp tác để duy trì một thế giới hịa bình, ổn định và phát triển.

Một phần của tài liệu CẠNH TRANH KINH tế mỹ TRUNG QUỐC GIAI đoạn 2017 2020 (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w