Rào cản kỹ thuật

Một phần của tài liệu Rào cản phi thuế quan của hoa kỳ đối với xuất khẩu hàng dệt may việt nam 70 (Trang 61 - 70)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.2.1. Rào cản kỹ thuật

3.2.1.1. Quy định về an toàn sản phẩm dệt may

Ngành Dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều rào cản kỹ thuật như đạo luật về tính cháy của vải may mặc, đạo luật cải thiện tính an toàn của hàng tiêu dùng CPSIA của Hoa Kỳ, gồm các tiêu chuẩn tính cháy của quần áo, tiêu chuẩn tính cháy quần áo ngủ của trẻ em, quy định về hàm lượng các chất hóa học, các amin thơm gây ung thư, thuốc nhuộm phát tán gây dị ứng. Theo đạo luật này, các lô hàng xuất khẩu vào Mỹ phải có giấy kiểm nghiệm của bên thứ 3 xác nhận sản phẩm sử dụng nguyên liệu đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng. Nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào gây ra cho người tiêu dùng. Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu

dùng Mỹ (CPSC) có chức năng đưa ra những quy định an toàn sản phẩm và các quy định bảo vệ người tiêu dùng tránh khỏi những sản phẩm không an toàn và đặt trách nhiệm lên các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhập khẩu và bán lẻ đối với các sản phẩm được liệt kê. CPSC sẽ phạt nặng đối với các nhà sản xuất có hành vi vi phạm.

Theo rào cản kỹ thuật này, Việt Nam phải có 1 phòng thí nghiệm hiện đại đủ tiêu chuẩn để được phía Mỹ công nhận và cấp giấy chứng nhận. Bên cạnh đó phải tiếp tục tăng tỷ lệ sản xuất nguyên vật liệu trong nước, giảm nhập siêu. Nhà sản xuất Việt Nam phải tìm hiểu kỹ các quy định về hàm lượng chì trong sơn, chất dễ bắt cháy trên vải… Theo Viện Kinh tế Kỹ thuật Dệt May thống kê, phần lớn các thiết bị nghiên cứu, thử nghiệm chất lượng hàng dệt may được đầu tư từ những năm 90, nay đã cũ và lạc hậu.

Hiện tại, sản phẩm sợi của Việt Nam sản xuất vẫn chưa đa dạng về chủng loại. Ngành sợi chủ yếu sản xuất các loại sợi Pes, Pe/Co, Pe/Vi và bông với dãy chi số từ Ne10 đến Ne50 [2]. Ngoài ra cũng có một tỷ lệ nhỏ các mặt hàng len, visco, acylic,... Chất lượng mặt hàng sợi chủ yếu tập trung ở phân khúc mức trung bình. Tỷ lệ sợi chỉ số cao và chất lượng đáp ứng yêu cầu cho vải dệt thoi đạt tiêu chuẩn chất lượng cho may xuất khẩu còn thấp. Trong lĩnh vực dệt thoi, hầu hết các doanh nghiệp có thiết bị dệt thoi ở trình độ công nghệ trung bình khá, do vậy mặt hàng này có năng suất và chất lượng trung bình, dẫn đến hầu hết vài dệt thoi trong nước chưa đáp ứng làm hàng xuất khẩu. Về trình độ công nghệ dệt nhuộm, theo đánh giá của nhiều chuyên gia và qua số liệu khảo sát của những năm gần đây cho thấy, trình độ công nghệ trong ngành dệt nhuộm nói chung được đánh giá là chậm hơn các nước trong khu vực xung quanh khoảng (15 -20) năm. Nếu xếp theo thang điểm 10 thì trình độ công nghệ dệt nhuộm Việt Nam chỉ đạt khoảng (5 - 6) điểm, đạt mức trung bình của thế giới [1].

3.2.1.2. Tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội

Hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đều phải tuân theo các nguyên tắc và quy định của Hoa Kỳ liên quan tới vấn đề lao động: tiêu chuẩn SA800 và các quy định trách nhiệm toàn cầu về hàng may mặc WRAP. Bộ Lao động Mỹ thêm hàng may mặc Việt Nam vào danh sách các nước có sản phẩm được sản xuất bởi lao động cưỡng ép và lao động trẻ em, khiến Việt Nam trở thành một trong bảy quốc gia trên thế giới có ngành may mặc bị liệt vào danh sách này. Dệt may Việt Nam nằm trong danh sách liệt kê trong đạo luật Executive Order 13126 về “Cấm mua sản phẩm được sản xuất bằng lao động cưỡng bức hoạt lao động trẻ em”, HR 1682 (ngày 23 tháng 4 năm 2013, Lofgren) về quy đinh điều kiện được hưởng Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) liên quan đến vấn đề lao động.

Tính đến tháng 3 năm 2013, Việt Nam đứng thứ hai chỉ sau Trung Quốc về số lượng các nhà máy (185 nhà máy) [55] đã công bố với Hiệp hội Quyền công nhân (Worker Rights Consortiumm – WRC) giấy phép về địa điểm sản xuất của các sản phẩm bên ngoài Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, trong giai đoạn 12 tháng trước đó, Việt Nam cũng là nguồn lớn thứ hai về may mặc và dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ tính theo giá trị đồng đô la, ước tính tổng cộng 7,9 tỉ USD và chiếm 7,8% tổng thị trường may mặc và dệt may nhập khẩu [40]. Ngành công nghiệp dệt may là nguồn cung lớn nhất về lao động chính quy trong khu vực tư nhân với lực lượng lao động trực tiếp hơn hai triệu công nhân [16]. So sánh với lắp ráp điện tử, một trong những ngành sản xuất xuất khẩu hàng đầu khác của Việt Nam chỉ có khoảng 120.000 công nhân. Những hành vi vi phạm của Việt Nam gồm trì hoãn hoặc không trả lương, sa thải phi pháp, không trả phí bảo hiểm y tế, lương dưới mức hợp pháp tối thiểu,… không trả lương làm thêm giờ, và bắt ép làm quá giờ. Nguyên nhân phổ biến nhất được biết đến là cách đối xử ngược đãi của các quản lý nhà máy – đặc biệt là ở khu

vực may mặc khi những chủ nhà máy tại Việt Nam do người Hàn Quốc và Đài Loan điều hành đã áp dụng các biện pháp độc tài và đôi khi cả bạo lực thể chất đối với người lao động – vi phạm quyền lợi của công nhân theo luật lao động, và không trả đủ số lương tối thiểu để họ đảm bảo cuộc sống. Liên quan tới các quy định về tiêu chuẩn lao động và trách nhiệm xã hội, phía Hoa Kỳ đã đưa ra các báo cáo như sau đối với Việt Nam:

- Lao động cưỡng bức: Bộ Lao động Mỹ đã bổ sung thêm hàng may mặc Việt Nam vào danh sách hàng năm về các sản phẩm sản xuất bởi lao động cưỡng bức và lao động trẻ em. Các cơ quan nhân quyền quốc tế hàng đầu đã báo cáo về thực trạng giam giữ người sử dụng ma túy bất hợp pháp trong các trung tâm cải tạo nhà nước có chức năng như các nhà cung cấp lao động cưỡng bức cho nhiều ngành công nghiệp, bao gồm cả dệt may. Các nhãn hiệu may mặc quốc tế, bao gồm Columbia Sportswear, trước đây có liên quan đến hàng may mặc được sản xuất tại các trung tâm trên thông qua những người cung cấp đã cắt đứt một số mối quan hệ kinh doanh. Tuy nhiên, những trung tâm này bị cáo buộc rằng vẫn tiếp tục sử dụng lao động là những người bị giam giữ, bao gồm cả hoạt động sản xuất may mặc. Ngoài những việc sử dụng thường xuyên lao động chưa thành niên trong các nhà máy may mặc lớn một cách bất hợp pháp, lao động trẻ em, bao gồm cả lao động cưỡng ép liên quan đến việc buôn bán trẻ em từ nông thôn ra thành thị, vẫn còn là một vấn đề đáng chú ý. Chương trình ILO Better work và Bộ Lao động Mỹ cũng đã báo cáo một vài trường hợp sử dụng lao động trẻ em gần đây tại Việt Nam trong ngành công nghiệp dệt may [16]. Trong báo cáo công khai gần đây nhất, chương trình quản lý nhà máy may mặc của ILO cho biết điều tra viên của họ đã tìm thấy những trẻ em 14 tuổi lao động tại ba trong số 132 nhà máy mà tổ chức này quản lý ở Việt Nam [16].

- Bất bình đẳng giới: Nữ công nhân Việt Nam phải đối mặt với vấn đề phân biệt đối xử xuất phát từ việc mang thai, từ bị đuổi việc đến bị từ chối trợ cấp thai sản theo luật định. Phụ nữ trẻ chiếm phần đông công nhân trong các nhà máy sản xuất xuất khẩu của Việt Nam, theo báo cáo là chiếm lần lượt khoảng 80% và 75% lực lượng lao động trong ngành may mặc và điện tử [56]. Do hầu hết mọi nữ lao động đều đang ở độ tuổi sinh con, rất đáng chú ý rằng luật lao động Việt Nam đưa ra trợ cấp thai sản tương đối rộng rãi, bao gồm một quy định rằng người sử dụng lao động phải cho nữ lao động nghỉ đẻ bốn tháng sau khi sinh - quyền lợi này đã được tăng lên thành sáu tháng nghỉ đẻ theo luật lao động sửa đổi mới đây. Tuy nhiên để tránh việc phải thực hiện những điều trên theo luật, những người sử dụng lao động đã viện đến hàng loạt hình thức phân biệt đối xử xâm phạm chuẩn lao động quốc tế. Một hình thức phân biệt đối xử khác liên quan đến việc không cung cấp trợ cấp thai sản là thuê lao động nữ theo những hợp đồng ngắn hạn hơn lao động nam. Pháp luật Việt Nam quy định một năm làm việc cho chủ lao động, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thai sản, vì vậy thuê lao động nữ theo hợp đồng sáu tháng cho phép các công ty sa thải một nhân viên khi lao động nữ có thai, đơn giản là bằng việc từ chối gia hạn hợp đồng, trước khi họ có đủ điều kiện để được trợ cấp thai sản.

- Rủi ro sức khỏe và an toàn: Công nhân nhà máy thường gặp phải những nguy cơ như bị khóa lối thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn và không được cung cấp các thiết bị bảo hộ. Trong vòng hai năm qua đã xảy ra những vụ cháy nhà máy chết người ở cả nhà máy may mặc xuất khẩu và các nhà máy điện tử tiêu dùng. Công nhân Việt Nam phải đối mặt với những rủi ro về mặt an toàn và sức khỏe, nhiều người trong số đó đang làm việc trong chuỗi hoạt động và cung ứng cho người mua và nhà sản xuất nước ngoài. Bộ Lao động và Thương binh Xã hội đã tiết lộ rằng trong năm 2011 số tai nạn tại nơi làm

việc tăng 15% trong năm [57]. Nguyên nhân phổ biến nhất của những sự cố này là hoặc do các thiết bị bảo hộ tại nơi làm việc thiếu chất lượng. Cuộc điều tra năm 2011 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho biết hơn 90% các thiết bị bảo hộ lao động được cung cấp cho người lao động không đạt chuẩn áp dụng trong công nghiệp [57]. Thái độ chung của chủ lao động đối với an toàn nơi làm việc được phản ánh trên kết quả thanh tra của Chương trình ILO Better work Việt Nam đối với từng nhà máy trong ngành công nghiệp dệt may xuất khẩu. Better work Việt Nam là một phần của chương trình hợp tác toàn cầu giữa Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) giúp cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành dệt may; tăng cường đối thoại và cải thiện quan hệ lao động, thúc đẩy cộng tác giữa nhà máy, khách hàng, Công đoàn và Chính phủ.

Báo cáo công khai gần đây nhất của sáng kiến giám sát các nhà máy cho thấy việc không tuân thủ các chuẩn an toàn cơ bản diễn ra phổ biến:

✦35 trong số 132 nhà máy bị kiểm tra (chiếm 27%) có lối thoát hiểm khẩn cấp bị khóa, bị che khuất hoặc không thể đi lại trong khi công nhân ở bên trong.

✦Tại 42 trong số 132 nhà máy (chiếm 32%), công nhân không sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân cần thiết.

✦30 trong số 132 nhà máy (chiếm 23%) không kiểm soát đầy đủ hoặc còn hạn chế trong việc kiểm soát công nhân bị phơi nhiễm với các hóa chất nguy hiểm [16]. Kết quả giám sát đối với các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Lao động Bình đẳng (FLA) cho thấy rằng trong giai đoạn 2009- 2011, 80% các nhà máy vi phạm các quy định cơ bản liên quan đến sơ tán khẩn cấp, với những vi phạm phổ biến như chắn đường đi và khóa lối thoát hiểm, thiếu thiết bị báo cháy và phát hiện khói, không cung cấp thiết bị bảo hộ

cá nhân cho công nhân, và 52% không lắp đặt những thiết bị giám sát cần thiết trên máy móc [58].

- Làm việc quá giờ: Công nhân nhà máy may mặc đã tố cáo rằng họ bị yêu cầu phải làm việc nhiều hơn nhiều so với giới hạn của pháp luật về giờ làm việc mà không được nghỉ một ngày nào trong tuần. Các nhà máy thường cố gắng che đậy thực trạng này bằng những báo cáo giả. Theo luật Việt Nam, chủ doanh nghiệp không thể có một công nhân thực hiện làm thêm giờ vượt quá bốn giờ mỗi ngày, ba mươi giờ mỗi tháng, hoặc 200 giờ mỗi năm. Tuy nhiên, các nhà máy trong lĩnh vực sản xuất khẩu như may mặc, lắp ráp điện tử thường vượt quá những giới hạn cũng như các cơ sở trong chuỗi cung ứng của các công ty đa quốc gia khác. Chương trình của ILO Better Work Việt Nam báo cáo tóm tắt gần đây đưa ra kết quả thanh tra là 93% các nhà máy được kiểm toán đã vi phạm các giới hạn pháp lý hàng năm về làm thêm giờ [16]. Theo báo cáo giám sát của FLA tại Việt Nam trong những năm qua cho thấy rằng 90% các nhà máy vi phạm được kiểm tra đã vi phạm pháp luật Việt Nam và hoặc theo luật của FLA trong lĩnh vực này [58]. Hơn nữa, ILO báo cáo rằng gần 60% nhà máy đã không đảm bảo cho công nhân với mức tối thiểu theo pháp luật bốn ngày nghỉ mỗi tháng. Nói cách khác, đa số các nhà máy có các nhân viên phải làm việc bảy ngày mỗi tuần mà không có một ngày nghỉ ngơi. Theo một cuộc khảo sát bởi Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh đối với 36 nhà máy diễn ra các cuộc đình công, có mức lương trung bình ở mức trên 100 USD mỗi tháng (2,2 triệu USD), người lao động phàn nàn rằng trong suốt 26 ngày một tháng họ đều phải làm thêm giờ, thậm chí không có một ngày nghỉ vì ốm đau. Nhiều công ty đưa ra mức trợ cấp 200 – 500 nghìn đồng (khoảng 24 USD) cho người lao động để làm vượt chỉ tiêu cho kịp thời gian giao hàng [14].

- Mức lương không thỏa đáng: Dù mức lương tối thiểu hợp pháp đã tăng đáng kể, lương của công nhân vẫn có thể chi trả một phần cho chi phí cuộc sống. Một nghiên cứu bởi FLA từ 2010-2011 theo dõi việc trả lương tại 15 nhà máy may tại Việt Nam thấy rằng 75% các nhà máy được khảo sát chỉ được trả mức lương tối thiểu quy phạm pháp luật và còn lại 25% thực tế phải trả ít hơn mức lương tối thiểu [36]. Tuy nhiên, như các chuyên gia về lương của Bộ Lao đông Thương Binh và Xã Hội (LĐTB & XH) đã thừa nhận, mức lương tối thiểu quy phạm pháp luật không cung cấp cho các nhu cầu cơ bản của người lao động [59].

- Công việc bấp bênh: Công nhân chỉ được làm việc theo hợp đồng ngắn hạn hoặc qua bên thứ ba. Điều này khiến công nhân dễ gặp phải tình trạng bị bóc lột lao động và đối xử không công bằng, thường thấy ở các ngành sản xuất xuất khẩu.

- Không tuân thủ Luật lao động và “Trộm lương”: Các chủ doanh nghiệp sản xuất dệt may không tuân thủ luật lao đông khiến công nhân dễ bị trả thiếu lương và không được hưởng phúc lợi bảo hiểm xã hội. Phủ nhận tiền lương và lợi ích hợp pháp của người lao động là vi phạm phổ biến trong lĩnh vực dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Thanh tra nhà máy theo chương trình của ILO Better Work Việt Nam cho thấy rằng 19% các nhà máy không thể trả mức lương tối thiểu quy phạm pháp luật cho người lao động theo giờ bình thường, và khoảng 30% không cung cấp bồi thường cho công nhân mức tối thiểu đối với làm thêm giờ theo quy định [16]. Tương tự như vậy, nghiên cứu lương năm 2010-2011 của FLA cho thấy rằng một phần lớn (53%) các nhà máy được khảo sát tại Việt Nam không trả lương công nhân phù hợp với yêu cầu pháp lý và 25% các nhà máy được khảo sát trả người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu quy phạm pháp luật. [36]

Với những biểu hiện trên, điều kiện lao động ở Việt Nam trong những nhà máy may mặc xuất khẩu nói chung không tương thích với chuẩn lao động

Một phần của tài liệu Rào cản phi thuế quan của hoa kỳ đối với xuất khẩu hàng dệt may việt nam 70 (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w